KTS. Nguyễn Quang Nhạc: sáng tác và giảng dạy là 2 việc song hành

27/09/2016 Lê Cẩm Thùy
8325
0

Với giáo sư - kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, sáng tác kiến trúc và giảng dạy là hai việc song song đồng hành, ông nhận ra hai lĩnh vực này luôn hỗ trợ cho nhau ngày một thêm hoàn thiện. Để có một vị trí sáng tác đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đẹp như cái tâm trong sáng của người thầy mẫu mực, hết lòng với sinh viên ông đã lao tâm khổ tứ tự rèn luyện cả một đời người.

Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sinh ngày 7-6-1924.

Nguyên Quán: Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1943-1948).

Năm 1950-1955: Tiếp tục học kiến trúc sư tại Trường Mỹ thuật Quốc gia Paris, sau khi tốt nghiệp hành nghề tại Pháp.

Năm 1958: Về nước mở văn phòng kiến trúc sư tư vụ cùng các kiến trúc sư Nguyễn Văn Hoa - Phạm Văn Thâng và giảng dạy tại trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn.

Năm 1967-1975: Trưởng khoa kiến trúc Viện Đại học Sài Gòn.

Đoàn trưởng-Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Kiến trúc sư Đoàn.

Năm 1975-1990: Chủ nhiệm bộ môn Kiến trúc Dân dụng - trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Được phong hàm Giáo sư bậc II.

Phó tổng thư ký Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh 3 khóa (1981-1987, 1987 -1994, 1994-1999).

Ủy viên ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa 3, 4, 5.

Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc từ trần năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà nước tặng: Huân chương lao động Hạng 3 (1997).

Năm 2001: Chủ tịch nước tặng Qiải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật, đợt 1

Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sáng tác nhiều tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, là người thầy học rộng biết nhiều, thông tuệ, suốt đời tận tụy, gương mẫu với công việc, một trí thức toàn diện.

Ông sinh tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1943 cùng Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Vương Quốc Mỹ ra Hà Nội học ở L'escole supérieure des Beaux-Arts de L'Indochine(1), học đến năm thứ hai thì Nhật đảo chính Pháp, trường chuyển vào Đà Lạt rồi giải thể. Đang vui bỗng dưng bị hẫng hụt, đành ở nhà ra thư viện tìm sách kiến trúc xem cho đỡ nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn và chờ thời.

Năm 1950 ông sang Pháp học và hành nghề Kiến trúc sư, tám năm sau trở về nước mở văn phòng và giảng dạy tại trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn. Mái trường gắn bó cả đời ông từ khi còn trai trẻ đến khi nghỉ hưu.

Việc đầu tiên sau khi về nước ông đã cùng các kiến trúc sư Phạm Văn Thâng, Nguyễn Văn Hoa khai trương Văn phòng kiến trúc sư Tư Vụ Hoa-Thâng - Nhạc ở Sài Gòn. Nhóm tác giả ba thành viên này sáng tác thiên về phong cách kiến trúc hiện đại, thông thạo nhiều lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc dân dụng.

Viện Văn hóa Pháp, Hòn Đất (Sài Gòn trước 1975), mặt ngoài

 Viện Văn hóa Pháp, sân trong

Trong mỗi lĩnh vực các ông thực hiện đều xuất sắc nhiều thể loại.

Quy hoạch:

Khu Đại học Viện Đại học Cần Thơ; khu Đại học Cộng đồng Duyên Hải, Nha Trang; Khu Đại học Cộng đồng Tiền Giang, Mỹ Tho.

Kiến trúc Công nghiệp:

Nhà máy Nhuộm và hoàn tất VINATEFINCO, Gò Vấp: Nhà máy len Vĩnh Thịnh, Thủ Đức; Nhà máy giấy Đồng Nai COGIDO và khũ kỹ nghệ Biên Hòa; Nhà máy giấy Tân Mai, Biên Hòa; Nhà máy thủy tinh Khánh Hội; Viện bào chế Mỹ Châu, Đường Trương Minh Giảng; Viện bào chế " La Thành Trung" đường Duy Tân; Viện bào chế ROUSSEI - Đại lộ Nguyễn Huệ. Đặc biệt nhà máy Dệt VINATEXCO (Thắng Lợi) Gò Vấp là công trình công nghiệp hiện đại, ra đời sớm nhất nước ta vào thập niên 50 thế kỷ XX, giải pháp kết cấu vòm bê tông cốt thép, tổ chức dây chuyền hợp lý, quy trình kỹ thuật cao.

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, trước năm 1975, Văn phòng Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc.

 

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, trước năm 1975.

Cao ốc văn phòng:

VINATEXCO đường Công Lý cũ ( Nguyễn Thị Minh Khai), Sài Gòn; Trụ sở Sài Gòn thủy cục, đường Hồng Thập Tự cũ, Sài Gòn; Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, Đại lộ Hàm Nghi, Sài Gòn.

Chung cư là thể loại được văn phòng thiết kế nhiều ở Sài Gòn:

Chung cư SIFO 1, đường Đoàn Tòng Bửu, Yên Đổ cũ; chung cư SIFO 2, số 22 đường Gia Long cũ; chung cư COGISA 1, đường Bà Huyện Thanh Quan; chung cư COGISA 2, đường Phan Văn Đạt; chung cư BGI đường Thi Sách, chung cư BGI đường Hưng Long, Chợ Lớn;chung cư AD, DAVID đường Trương Minh Giảng và chung cư Giáo sư, viện Đại học Cần Thơ.

Biệt thự:

Các biệt thự của Tổng Giám đốc SHELL đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Tổng Giám đốc CHARTERED bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; giám đốc CHARTERED bank, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn: Tổng Giám đốc Việt Nam Thương Tín Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn; Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ; Biệt thự SHELL, Đà Lạt.

Cư xá (Gồm biệt tự song lập, tứ lập, nhà liên kế lầu):

Cư xá Ngân hang Quốc gia, Tân Thuận Đông, Sài Gòn; Cư xá Việt Nam Thương Tín, Thị Nghè, Sài Gòn. Khách sạn Caravelle nay là độc lập (Văn phòng hợp tác với kiến trúc sư người Pháp Masso), nhà hàng khách sạn ARCENCIEL đường Tản Đà, Chợ Lớn.

Văn hóa - giáo dục:

(Hình ảnh)

Văn phòng Thượng viện đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Sài Gòn trước 1975, VP Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc.

Trường Trung học Sư phạm Quy Nhơn; Trường Trung học Kỹ thuật Quy Nhơn; Trường Trung học kỹ thuật Đà Nẵng. Đặc biệt Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc chủ trì thiết kế công trình Viện văn hóa Pháp, nay là trung tâm văn hóa Pháp, 31 đường Đồn Đất, Sài Gòn là một quần thể kiến trúc hài hòa, đẹp, hình khối kiến trúc mới, được đánh giá cao nên đã được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật.

Giáo sư-kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990. Ông có công đào tạo hàng trăm kiến trúc sư, học trò của ông đang đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

(Hình ảnh)

Trường dạy tiếng Anh Hội Việt Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn trước 1975 - VP Kiến trúc Hoa - Thâng - Nhạc.

KTS. Đoàn Đức Thành

Trích từ cuốn "Thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên"

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1231
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy