Truyền Thống Kiến Trúc – truyền thống của sáng tạo, tình thầy trò, nghĩa đồng môn

05/10/2016 Trần Quang Minh
1032
0

Định nghĩa Truyền Thống Kiến Trúc 

Trường Kiến Trúc, có rất nhiều sinh hoạt rất đặc thù:

  • Tình thầy trò (luôn xưng hô Thầy và xưng Con).

  • Nghĩa đồng môn (Nègre và Patron).

  • Luôn luôn gắn bó như anh em ruột thịt trong gia đình.

  • Có những từ ngữ rất riêng như: Charrette, Ăn bài (đậu), Vớt, Vớt vớt, Thua bài (rớt)…

Những đặc thù đó, được sinh viên chấp nhận, lưu truyền và phát triển, lập tức, nó trở thành truyền thống.

Truyền thống & rửa tội

Lịch sử Lễ hội Truyền Thống Kiến Trúc  

+ Lễ Hội Truyền Thống Kiến Trúc, có thể bắt đầu có từ năm 1958, vì trường Cao Đẳng Kiến trúc Saigon, thành lập từ 1954 (do các thầy học ở Beaux Art, Pháp) đem về, và hướng dẫn sinh viên làm.

Đầu tiên chỉ có lễ rửa tội, vài tiết mục văn nghệ, rồi thì nhảy đầm (mà bây giờ ta gọi là khiêu vũ).

Lễ rửa tội

Do đó trang trí và triển lãm hết sức là quan trọng, và trưởng ban trang trí, để hết tâm trí làm sao cho độc đáo.

+ Đến năm 1966, bắt đầu thêm vô tiết mục: “lột áo tân Kiến Trúc Sư”.

+ Năm 1969 sinh viên Mai Thế Sơn K67 sáng kiến trò “đọc sớ” theo điệu vè sớ Táo Quân, kể lể nỗi khổ của sinh viên. Được anh em hoan nghinh, và thích thú.

Và mỗi Lễ Hội sau đó, đều “năn nỉ” anh Sơn đọc sớ, Mai Thế Sơn vì vậy có biệt danh là Sơn thầy cúng!

Vai trò thầy cúng, trở thành không thể thiếu trong Lễ Hội Kiến Trúc.

+ Năm 1973, ban tổ chức Truyền Thống sáng kiến có “người Trời giáng thế” sau bài sớ. Sinh viên Võ Thành Chung K71 làm người trời, từ sân thượng của sảnh trường, đi vận thăng (hay còn gọi là tời dùng để tải ciment xây cất) giáng trần, chạy lên sân khấu, chào quan khách, rồi chạy về vận thăng kéo lên sân thượng. Một hình nộm giống anh Chung được ném xuống đất, kèm theo tiếng la hãi hùng.

Quan khách được một phen hốt hoảng.

Các sinh viên lại hoan nghinh và thích thú.

Thầy cúng” Mai Thế Sơn

Huynh đệ Kiến Trúc

+ Năm 1975, sinh viên Phan Lạc Việt (quá cố) K70 sáng kiến thêm vô “Thần Kiến Trúc” với hình tượng là Rùa biểu tượng cho Charrette.

Anh em lại hoan nghinh và thích thú.

+ Năm 1979, Lễ Hội Truyền Thống được Minh Bò K65 và các ban tổ chức Truyền Thống hàng năm, lặp lại với một sườn bài khá chỉnh chu (kịch bản).

Minh SV với cây đàn


 

Kịch bản Truyền Thống Kiến Trúc

Truyền Thống phải có chủ đề (lấy từ sự kiện nổi bật trong năm). Và chia làm 2 phần:

1. Phần Lễ:

  • Sau hồi trống khai hội.

  • Pháp sư “không giống ai”, có 1 đội vệ sỹ hóa trang “cũng không giống ai”.

  • Pháp sư cầu Thần Kiến Trúc giáng lâm, và sai Táo Kiến Trúc báo cáo tình hình của trường (mâu thuẫn giữa sinh viên và phòng Giáo vụ).

  • Thần khuyên can, và ra lịnh cho vệ sỹ lùa sinh viên năm 1 lên rửa tội.

  • Mời sinh viên năm cuối lên lột áo.

  • Bàn giao Truyền Thống cho năm sau.

  • Thần thăng.

Pháp sư – Vệ sĩ và Thần Kiến Trúc. Tất cả đều… không giống ai!

2. Phần Hội:

  • Các tiết mục ca múa nhạc kịch, của các năm tham gia, phải nằm trong 4 tiêu chuẩn: Hay - Vui - Lạ - Đẹp. 

Hậu Truyền Thống

  • Ban Tổ chức họp lại ăn uống và rút kinh nghiệm.

    Les Bunren

Điều đáng nói nhứt là:

Cách cầu thần.

Hình tượng Thần.

Cách rửa tội, cách lột áo…

Mỗi năm mỗi sáng kiến, và tất cả đều độc đáo.

Chứng tỏ rằng óc sáng tạo của sinh viên Kiến Trúc là vô bờ.

Xứng đáng với khẩu hiệu: “Thế giới trong lòng bàn tay Kiến Trúc Sư”. 

Minh Bò (tháng 11-2010) 

 

Xem thêm:

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1503
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy