Album V | E

ĐIÊU KHẮC GỖ NỘI THẤT CHÙA VIỆT NAM | 9 Ảnh

Tham khảo các mẫu điêu khắc gỗ hoa văn trên liễn, trướng, hoành phi, nghi... trong nội thất chùa VN.

[BTH: Thiết Kế Chùa, Đền | Pagoda, Temple Design]

Liễn đối (hay đối liễn) là cách gọi chệch của từ “Liên đối”, là hai câu đối (chữ đối chữ, nghĩa đối nghĩa) thường được treo trang trọng nơi hai vị trí đối xứng trong nhà, trong các đền thờ, hay nơi cổng tam quan. Liễn đối có thể viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hay Quốc ngữ, được thể hiện trên chất liệu gỗ, giấy, hoặc vóc, lụa dài có nẹp tròn để cuộn lại.

Trướng là một tấm vải hoặc tấm lụa lớn chỉ viết ba hoặc bốn chữ theo chiều dọc. Theo tác giả Lê Đức Lợi trong “Đối liễn Hán, Nôm” (NXB Thuận Hóa - 2005), thường thì trướng (và liễn đối) cho việc khánh hỉ thì nền đỏ viết chữ đen hoặc nền vàng viết chữ đỏ (gọi là “bức trâm” thay vì gọi là “bức trướng”). Còn trướng (hoặc liễn đối) dùng trong điếu tang thì dùng màu toàn trắng viết chữ đen hay màu xanh nước biển, do con cháu thân tộc phúng tang. Nếu là người quen kẻ thuộc thường dùng màu xanh, màu vàng viết chữ đen, chữ trắng.

Hoành phi còn gọi là “biển”, “bức hoành”, vốn là một bức thư họa, không viết dọc (như liễn, trướng) mà viết ngang; thường treo ở phòng khách, phòng đọc sách, nhà thờ, phòng ở…

Nghi là cách gọi tắt của từ “nghi môn” - Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng là “cửa chính lần thứ hai trong quan thự”. Nghi môn được làm bằng gỗ, vải ghép lại thành hình chữ U để ngược, phía giữa như bức hoành, hai bên là hai vế của câu đối, treo ở điện thờ.

Sưu tầm & biên tập: Fudozon.com

385

Bình luận từ người dùng

...
Link đã được copy