Các giải pháp thoát nước cho rễ cây trong đô thị và trong vườn nhà, vùng đất trũng tụ nước...
Cây bị oi nước do tình trạng nước đọng lại quanh rễ cây không thoát ra ngoài được. Điều không may là cây có thể bị ngập úng và chết do nước ngập quá nhiều và lâu, nhưng điều may mắn là bạn có thể cứu được cây bị úng trước khi quá muộn bằng cách làm khô rễ cây.
Cây trồng bị ngập úng là do bạn tưới nước quá nhiều, do trời mưa lâu… Ngoài ra còn do các yếu tố thiên tai như: lụt lội, triều cường, hoặc úng cục bộ do vỡ đê, đập…
Ngập nước dẫn đến nhiễm độc cây
Khi bị ngập nước, lớp đất mặt bị oi nước nhiều ngày khiến hàm lượng oxy trong đất bị khuếch tán hầu hết vào nước, lượng oxy lúc này giảm hơn 10.000 lần so với bình thường nên gây ra hiện tượng yếm khí cục bộ. Khi đất bị yếm khí cục bộ sẽ khiến các chất như amoniac, hydro sunfua, sắt, mangan, metan, acetylen, ethanol gia tăng đột biến. Các hợp chất này dễ hòa tan trong nước tạo nên một môi trường bất lợi, độc hại, gây tổn thương nghiêm trọng vùng rễ, làm nhiễm độc cả cây.
Ngập nước dẫn đến hiện tượng “đói carbohydrate” ở rễ và “đất bị ngộp thở”
Ngoài ra, trong điều kiện đất bị oi nước, khí khổng trong lá cây đóng, sự bốc thoát hơi nước giảm, quang hợp thay đổi gây ra hiện tượng “đói carbohydrate” ở rễ. Khi đói carbohydrate (*) các chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng bị giảm do khả năng vận chuyển từ rễ lên lá kém.
Đất bị oi nước lâu ngày, nếu cây trồng trên đó không có các mô dẫn khí ở hệ thống rễ để tăng lượng oxy trong đất, sẽ khiến “đất bị ngộp thở” gây tổn thương và thối rữa bộ rễ một cách nhanh chóng khiến cây vàng lá thối rễ.
Các biểu hiện tiêu biểu khi cây trồng bị oi nước
Khi bị úng nước, màu sắc của lá bắt đầu thay đổi. Hãy quan sát xem lá cây có bị mất màu xanh, trở nên nhợt nhạt hoặc vàng không. Bạn cũng có thể để ý thấy các mảng màu vàng loang lổ trên lá. Đó là kết quả của việc quang hợp của cây trồng không xảy ra bình thường. Nghĩa là cây không lấy được chất dinh dưỡng.
Oi nước là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ
Đất bị nước chiếm, đất bị ẩm lâu dài nên rơi vào tình trạng yếm khí do oi nước. Tình trạng này kéo dài làm cho rễ cây trồng cạn phải hô hấp yếm khí, các chất độc do các tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra không được oxi hóa để giải độc sẽ tích lũy trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào rễ.
Các tế bào rễ non sẽ bị chết dần sau đó tạo ra các mảnh thối ở rễ non. Nấm #fusarium solani có sẵn ngoài đất có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần dần phần rễ. Kể từ khi nấm bắt đầu xâm nhập cho đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh cần có thời gian ủ bệnh vài tháng. Do đó ở các vườn cây bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước mà thường xuất hiện vào đầu mùa nắng.
Nguồn: tổng hợp
Bộ ảnh sưu tầm
--
(*): Carbohydrate còn gọi là glucide có công thức chung Cm(H2O)2n là một trong những thành phần cơ bản của tế bào và mô trong cơ thể sinh vật, chủ yếu là thực vật.
Bình luận từ người dùng