Album V | E

SHOP VẬT PHẨM TÂY TẠNG | 45 Ảnh

Bí ẩn các vật phẩm của Phật giáo Tây Tạng.

Trong lịch sử, dãy Himalaya là một cảnh quan tâm linh đa dạng đáng kinh ngạc. Khi Phật giáo bắt đầu ở Ấn Độ và sau đó phát triển mạnh khắp Nam Á, tôn giáo này đã đi về phía Bắc băng qua Tây Tạng và các nước khác... Phật giáo nguyên thủy trộn lẫn với sự đa dạng của các tôn giáo khác (Bon, Hindu...) tạo thành Phật giáo Kim cương thừa, một nhánh Phật giáo rất độc đáo và phong phú về mặt biểu hiện. Các vật phẩm Phật giáo Tây Tạng do đó có những nét đặc trưng của Phật giáo Ấn Độ cổ đại và Phật giáo Đông Á. Nhiều nghệ sĩ Tây Tạng hiện đang sống và làm việc tại Kathmandu Nepal, một vùng đất theo đạo Hindu, một số khác có sự kết nối chặt chẽ với các cộng đồng thương nhân theo đạo Hồi. Vì những lý do này, các biểu tượng của Ấn Độ và Hồi giáo rất phổ biến trong các vật phẩm trang trí và thờ cúng của Tây Tạng.

Những biểu tượng phổ biến trong vật phẩm Tây Tạng

  • Thần chú: Các thần chú nhất chung (Lục tự đại minh chú) là “Om Mani Padme Hum” có nghĩa là “Ngọc quý trong hoa sen”  và kết nối con người và vũ trụ. Điều này được cho là chứa đựng những điều cốt lõi trong giáo lý của đức Phật.
  • Om: là âm thanh của vũ trụ, nó có ý nghĩa to lớn đối với những người theo đạo Phật và Hindu.
  • Thiên châu (hạt Dzi): còn có tên gọi khác là Lu thống, có từ năm 1,000  TCN và được cho là có khả năng xua đuổi tà ma và bảo vệ khỏi những thảm họa thiên nhiên.
  • Đồ trang sức từ xương: đa số được làm từ xương bò yak Tây Tạng.
  • Vòng tay chỉ ngũ sắc: mang lại may mắn và có sức mạnh bảo vệ. Theo thông lệ truyền thống, một vị Lạt ma buộc 1 nút thắt vào dây và thổi thần chú vào đó như truyền năng lượng tâm linh và ban phước lành.
  • Chuỗi hạt Malas - vòng hoa thiền định: được sử dụng bởi những thiền sinh để giúp giữ cho tâm trí của họ tập trung trong quá trình thiền định. Malas lần đầu tiên được tạo ra ở Ấn Độ cách đây 3,000 năm và có nguồn gốc từ Ấn giáo, Phật giáo và Yoga. Malas là chuỗi bao gồm 108 hạt, viên thứ 109 - viên đá guru, tượng trưng cho lòng biết ơn và sự kết nối của chúng ta với thần thánh. 
  • Thokcha (Thogchag), hay còn gọi là "sắt trời": được cho là đồ trang sức của các vị thần, có nguồn gốc từ truyền thống Bon trước Phật giáo Tây Tạng. Chúng được đeo trên người như bùa hộ mệnh, và giống như Dzi, đôi khi được kê đơn trong y học Tây Tạng.
  • Hộp Gau: dùng làm "bàn thờ bí mật" đeo trên cổ để xua đuổi tà ma. Thường được làm bằng bạc hoặc đồng, bên trong đặt tượng Phật, xá lợi, mảnh vải hoặc những đồ linh thiêng nhỏ.
  • Tsa tsa: tượng Phật nhỏ bằng đồng hay đất sét đỏ, như một "bản sao" tâm linh. 
  • Cửu cung Văn thù bát quái: là một loại bùa bánh xe thần chú, tương truyền rằng ngài Guru Rinpoche đã sử dụng những tinh hoa của Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc để thiết kế nên cửu cung nhằm tiêu diệt các chướng ngại và những điều không may mắn. Vòng tròn bên ngoài của nó là cung hoàng đạo, vòng tròn ở giữa là cung 12 con giáp, và vòng tròn bên trong là 9 cung điện. Nó thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Ấn Độ, Tây Tạng và Hán.
  • Khóa buộc kinh sách
  • Con dấu Tây Tạng
  • Chày kim cương (Vajra): là một loại pháp khí tượng trưng cho trí tuệ bất khả chiến bại và Phật tính chân chính. Nó có thể chặt đứt mọi phiền não và tiêu diệt các loại yêu quái cản trở Phật giáo.
  • Kẹp chuỗi: để đánh dấu các hạt đếm trên xâu chuỗi đang trì tụng.
  • Bộ đếm túc số: kẹp trên xâu chuỗi.

...

Ở Tây Tạng, bất kỳ thứ gì có vẻ bình thường mà bạn nhìn thấy cũng có thể ẩn chứa nhiều điều bí mật đáng để tìm hiểu. Các loại vật phẩm của người Tây Tạng đều mang những ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là biểu tượng của cái đẹp mà còn mang ý nghĩa văn hóa, tôn giáo, tâm linh.

Bộ ảnh: Fudozon 2023

189

Bình luận từ người dùng

...
Link đã được copy