Album V | E

NHÀ HÁT CAO VĂN LẦU | 13 Ảnh

Bạc Liêu là vùng đất hội tụ văn hóa của 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, thể hiện qua các công trình văn hóa độc đáo mang vẻ đẹp rất riêng. Nơi đây còn được mệnh danh là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ, nổi tiếng với bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu - người được vinh danh tưởng niệm qua công trình nhà hát Cao Văn Lầu.

Bạc Liêu nằm ở vùng duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, trên bán đảo Cà Mau, thuộc miền cực nam của Việt Nam. Mảnh đất này từng lừng danh một thời bởi độ chịu chơi và giàu có, ngoài ra thì Bạc Liêu còn gắn liền với tên tuổi của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, với bài Dạ cổ hoài lang đã đặt nền móng cho sự phát triển của nền ca cổ nhạc Nam Bộ. Dường như ở nơi đây không ai là không biết đến ca cổ, buồn buồn cũng ca mấy câu cho vui, còn những dịp như lễ tết, đám cưới, đám ma thì gần như là có đờn ca tài tử. Nơi đây còn là chốn giao thoa của nhiều dòng văn hóa, đặc biệt là nơi giao thoa của 3 dòng văn hóa là Kinh, Khmer và Hoa, đã tạo nên một diện mạo văn hóa rất riêng cho vùng đất này, từ nề nếp sinh hoạt, ăn mặc, đi lại cho đến đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và ngoại xâm... Trong vấn đề giao tiếp người Bạc Liêu cũng rất hiếu khách, trọng tình nghĩa và giàu lòng nhân ái, còn trong sinh hoạt họ lại cần cù và phóng khoáng. 

Nhà hát Cao Văn Lầu hay còn được gọi là Nhà hát Nón lá, là một công trình kiến trúc có hình dạng 3 chiếc nón lá đan vào nhau, được xem là trái tim của con đường Hùng Vương nơi nó tọa lạc. Nhà hát ra đời để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với nhạc sĩ Cao Văn Lầu và hi vọng ông sẽ tiếp thêm lửa nghệ thuật cho những thế hệ con cháu về sau.

Bộ ảnh: TLKV 2019

714

Bình luận từ người dùng

...
Link đã được copy