Album V | E

KẾT CẤU KHUNG NHÀ GỖ CỔ VIỆT NAM | 26 Ảnh

Các kiểu bố cục mái và chi tiết kết cấu khung nhà gỗ cổ (nhà rường) Việt Nam.

Trong kiến trúc cổ Việt Nam thường gặp nhất nhà rường với bộ khung nhà (bộ vì) được liên kết theo kiểu “giá chiêng, chồng rường”. Vì giá chiêng, có hình giống như cái giá để treo chiêng, gồm hai trụ chống và thanh bắc ngang trên hai trụ. Trụ có thể được chuyển hoá thành đấu hay cột trốn, giữa giá chiêng có thể có tấm ván trang trí hình lá đề hoặc hình quầng lửa. Vì chồng rường được tạo bởi các dầm gỗ có độ dài thu dần chồng lên nhau tạo thành hình tam giác, các dầm đặt trực tiếp lên nhau hoặc có những đấu gỗ đệm. Ở vì kèo truyền thống thì có câu đầu nối ngang 2 vì, chồng rường xếp trên xà nách.

Sau này khi được xây dựng ở miền Trung, hệ kế cấu nhà gỗ Việt Nam được cải biến thành nhiều hệ kết cấu mới rất đa dạng như “chồng rường - giả thủ” hay còn gọi là “trính chồng - con đội” tức là không có kèo mà ba cây trính chồng lên nhau, liên kết với ba con đội. Kiểu liên kết vì kèo này rất phổ biến ở Huế và phố cổ Hội An.

Nguồn: TCKTVN, htarch.edu.vn, ++

 

CHUYÊN ĐỀ “NHÀ RƯỜNG CỔ - ĐIÊU KHẮC GỖ TRUYỀN THỐNG VN”:

724

Bình luận từ người dùng

...
Link đã được copy