Thiết kế sáng tạo của trụ chắn sóng ven biển (TetraPot) & hệ thống rừng ngập mặn (Mangrove)

04/04/2017 Kiến Admin Shenghunglee
958
0

Xâm nhập mặn, nước biển dâng hay sóng thần đe dọa… đó đều là những hiểm họa đang đe dọa an toàn của các vùng ven biển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, giải pháp của nhà thiết kế người Đài Loan sẽ giải quyết được vấn đề một cách hoàn hảo?

An image

Những trụ chắn sóng ven biển bằng bê tông.

Trụ chắn sóng ven biển là một cấu kiện được làm bằng bê tông gồm 4 chân, trông giống như 1 loại giắc cắm đồ chơi của trẻ em. Nhiệm vụ của chúng là ngăn chặn những tác động có nguy cơ gây hại từ ngoài biển như nước biển dâng, xâm nhập mặn, sóng thần... Tuy nhiên, trải qua nhiều năm sử dụng, chúng ta thừa nhận rằng, những trụ chắn sóng này không đem lại hiệu quả tốt về cảnh quan ven biển, gây ô nhiễm môi trường đáng kể, chưa kể chúng có thể bị chuyển vị do tác động liên tục của sóng biển.

An image

Những trụ chắn sóng khổng lồ đang được đổ bê tông tại 1 công trường ven biển.

Trong bối cảnh đó, Sheng-Hung Lee, một nhà thiết kế đến từ Đài Loan cùng với các cộng sự của mình đã nghiên cứu đặc điểm của những cánh rừng ngập mặn và kết hợp chúng với những trụ bê tông chắn sóng. Họ gọi chúng là những TetraPot.

An image

Thiết kế của Sheng- Hung Lee tận dụng sự chắc chắn được sinh ra bởi những cây ngập mặn như đước… 

“1 hệ thống rừng ngập mặn có thể ngăn chặn và giảm thiểu phần lớn tác động xấu của biển, hơn nữa, những cánh rừng như vậy còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật và chúng hoàn toàn thân thiện với môi trường” - Theo Hung Lee.

An image

Cấu tạo và sự liên hệ của TetraPot với hệ thống rừng ngập mặn

Cấu tạo của tetrapot bao gồm 3 phần. Phần vỏ bê tông được thiết kế tránh xâm thực bởi rễ cây hoặc các loại thủy sinh có hại. Phần lõi kim loại với 3 lỗ hở, là nơi để rễ cây có thể phát triển. Và cuối cùng, bộ phận quan trọng nhất được đặt ở lớp trong cùng của TetraPot, 1 bình thủy sinh có chứa hạt giống của loại cây nước mặn.

An image

Cấu tạo của TetraPot.

Theo nghiên cứu của những nhà thiết kế, hệ thống TetraPot khi được đưa vào hoạt động, có khả năng hồi phục 35-50% hệ thống rừng ngập mặn đã bị chết. Ngoài ra, nhờ hệ thống rễ của những loại cây ngập mặn, TetraPot không bị chuyển vị theo thời gian, từ đó thiết lập 1 hệ sinh thái bền chắc.

An image

An image

Hạt giống được đựng trong các hộp thủy sinh đặc biệt, rễ được phát triển thông qua 3 lỗ hở được đặt sẵn khi chế tạo TetraPot, sức nặng và độ bám của rễ cùng bê tông giúp TetraPot đạt được tính ổn định.

An image

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng, cần 1 khoảng thời gian cỡ 12-14 tháng để rễ của những cây ngập mặn đan lồng vào nhau. Tạo lên 1 quần thể vững chắc, tăng tuổi thọ của chúng. Đồng thời tăng sự đa dạng sinh học, làm sạch vùng nước và trong lành không khí.

Với thiết kế TetraPot, giải quyết được các vấn đề đang làm đau đầu các nhà cầm quyền và người dân. Dự án của Sheng-Hung Lee đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá và đang trong quá trình đưa ra ứng dụng thực tế.

An image

An image

Sheng-Hung Lee và cộng sự đang làm việc cùng các bản thiết kế.

TetraPot & Mangrove, một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề nước biển dâng!

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1491
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy