Hướng dẫn cách phân tích hiện trạng trong bước thiết kế concept kiến trúc

25/06/2018 Kiến Admin First Architecture
31594
0

Trước khi bắt đầu bất kỳ một thiết kế nào, khách hàng của bạn sẽ muốn biết những phân tích về tính khả thi của địa điểm xây dựng. Thực hiện một bản phân tích hiện trạng tổng thể sẽ đánh giá được sự khả thi về mặt tài chính, thiết lập các chỉ tiêu để thực hiện một thiết kế tương tác tốt nhất với các đặc điểm vật lý và môi trường của địa điểm xây dựng.

Trước khi bạn đến địa điểm hiện trạng, có nhiều thông tin bạn có thể xử lý trước trên máy tính. Bằng cách thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ghé thăm hiện trường, bạn sẽ xác định trước được những thông tin gì mình muốn thu thập khi ra thực địa.

PHẦN 1 – NGHIÊN CỨU TRÊN MÁY TÍNH TRƯỚC

Trước khi ghé thăm hiện trường khu đất, bạn cần có một bản trắc đạc hoặc sơ đồ miếng đất. Từ đó, kết hợp với các thông tin từ khách hàng, bạn có thể làm rõ vị trí ranh giới của khu đất.

Sau đây là những vấn đề cần xem xét trước:

  • Bản đồ, khảo sát địa chất để xem xét chủng loại, thành phần đất đá của khu vực.
  • Hướng tuyến của con đường chính, hướng tuyến của lối tiếp cận, ranh giới quy hoạch của đô thị và quốc gia.
  • Lịch sử của khu đất – là mọi thứ bạn có thể sử dụng để hình thành nên thiết kế của mình. Bất kỳ những yếu tố lịch sử nào liên quan tới khu đất ví dụ: đường hầm, khu mỏ bị bỏ hoang, hoặc những địa điểm khảo cổ, đều có thể làm ảnh hưởng đến khu đất.
  • Lịch sử sử dụng của khu đất – Liệu trên mảnh đất từng có những nhà máy sản xuất có thể đã làm ô nhiễm đất đai hay không?
  • Nếu khu đất nằm trong khu vực bảo tồn hoặc gần các tòa nhà đã có, bạn cần phải đi vào chi tiết hơn về ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa lịch sử, v.v...
  • Kiểm soát sự phát triển – Khu đất có chịu sự kiểm soát của các quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý các tòa nhà hay quy định về an toàn, sức khỏe cộng đồng… hay không?
  • Xác định xem các vị trí và tình trạng đấu nối điện, nước, gas, điện thoại, hệ thống thoát nước và các dịch vụ khác.
  • Điều kiện khí hậu của khu vực.
  • Đường biểu kiến và góc bức xạ mặt trời.
  • Ảnh và bản đồ vệ tinh (từ google hoặc bing cũng có thể được sử dụng). Bản đồ về lịch sử khu đất cũng có thể được xem xét nếu có.
  • Có thực vật được bảo tồn trên khu đất không?
  • Khu vực này có dễ bị ngập lụt hay không? Đây có phải là khu vực có nguy cơ ngập lụt không?
  • Một số thông tin không có sẵn, nhưng nên yêu cầu khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng làm rõ bất kỳ vấn đề gì liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thuê đất và tính pháp lý của khu đất.
  • Có rất nhiều điều cần xem xét, và mỗi khu đất đều khác nhau, nhưng hy vọng những bước này sẽ cung cấp cho bạn một điểm khởi đầu để những lần ghé thăm thực địa đều đạt hiệu quả tối đa.

PHẦN 2 – GHÉ THĂM THỰC ĐỊA

Mang theo gì?

Tùy thuộc vào dự án mà bạn có thể mang theo thiết bị sau đây khi đi tìm đất hoặc đến khu đất đã được xác định cho dự án. Có thể bạn sẽ cần những đồ bảo hộ cá nhân (PPE personal protection equipment) để đảm bảo rằng bạn không quên thứ gì khi đi thăm hiện trạng.

  • Máy chụp ảnh – Cần thiết. Chắc chắn rằng bạn chụp ảnh lại mọi thứ. Cũng vậy, chắc chắn rằng bạn chụp lại được những bức ảnh toàn cảnh hoặc từ khoảng cách xa để có thể sử dụng trong các hình ảnh thiết kế sau này. Bạn cũng nên chụp những khung cảnh lân cận khu đất, vì bạn có thể sử dụng chúng như là những bức ảnh phản xạ trên cửa sổ trong thiết kế của bạn. Sẽ rất bất tiện nếu bạn chụp thiếu ảnh và phải quay lại hiện trường để chụp thêm ảnh.
  • Điện thoại thông minh. Nếu bạn có bất kỳ một ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh toàn cảnh nào trên smart phone, hãy chụp để lưu lại vài ảnh. Bạn có thể làm được một số điều thú vị với những bức ảnh toàn cảnh trong những giai đoạn thiết kế sau này.
  • Sổ tay. Thực sự quan trọng để có thể ghi lại bất kỳ những quan sát nhận định nào ở thực địa.
  • Thước dây. Một số khu đất có thể gần với các mối nguy hiểm hoặc những trường hợp mà bạn phải đo lường cụ thể. Nếu bạn có một chiếc thước laser cũng tốt, nhưng không quá cần thiết.
  • Thời tiết tốt. Cố gắng lựa chọn một ngày bầu trời trong xanh mát mẻ để đi thăm hiện trạng vì điều này sẽ làm cho những bức ảnh của bạn được đẹp hơn trong các bài thuyết trình.

Tìm kiếm những thông tin gì?

Tôi đề xuất với bạn một danh mục cần kiểm tra trên hiện trạng, để đề phòng bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì. Danh sách của tôi như sau:

Khu đất và những khu vực lân cận

  • Vị trí khu đất (Tên đường, địa chỉ, mốc giới chính, v.v.)
  • Ngữ cảnh hiện tại – các tòa nhà hiện có, bãi đỗ xe, đường sá.
  • Tiếp cận với khu đất – bãi đỗ xe, điểm dừng xe bus, ga tàu điện ngầm, tuyến đường đi xe đạp, lối dành cho người đi bộ, …
  • Tiếp cận khu đất phục vụ hoạt động xây dựng – có sự trở ngại nào khi tổ chức thi công hay không.
  • Hướng của khu đất
  • Khả năng tiếp cận – có phù hợp với các quy định về khả năng tiếp cận không, xem xét việc này như thế nào.
  • Sự lưu thông – làm thế nào để khách, người đi bộ, phương tiện đến được khu đất và lưu thông xung quanh hoặc vào trong.
  • Thực vật – cảnh quan, cây xanh, cây bụi và các loại cây khác, không gian mở.
  • Tầm nhìn – Các hướng nhìn tốt nhất từ khu đất. Đâu là hướng nhìn có tiềm năng nhất?
  • Bối cảnh xây dựng – phong cách, thời gian, trạng thái sửa chữa các tòa nhà xung quanh như thế nào? Nó có phải là khu vực lịch sử, di sản, bảo tồn hay không? Thiết kế của bạn có cần phản ánh phong cách đó hay không?
  • Khu đất có bị ảnh hưởng bởi các quy định về các tòa nhà được bảo tồn ở lân cận hay không?· Bề mặt và vật liệu xung quanh khu vực.
  • Cao độ của khu đất. Điều này ảnh hưởng tới thiết kế của bạn như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào tới hệ thống thoát nước của khu đất?
  • Thời tiết – Tác động như thế nào tới khu đất? Có được che mát bởi những đối tượng lân cận hay không?
  • Tiếng ồn, mùi và ô nhiễm – Khu đất có nằm trong một khu vực ồn ào hay không? Hoặc có gần những công trình công nghiệp gây ô nhiễm hay không? Có gần những cơ sở xả khói hay không?
  • Có các tòa nhà hiện có trên khu đất hay không? – có tòa nhà nào đang sửa chữa không? Có dấu hiệu sụt lún hay nguy cơ gây thiệt hại nào chưa?

Bỏ một chút thời gian đi bộ xung quanh khu đất càng nhiều càng tốt. Ghi lại những địa hình chung của khu đất, những chênh lệch cao độ đột ngột nếu có. Bạn cũng lưu ý bất cứ dấu hiệu bên dưới bề mặt, ví dụ như cỏ đầm lầy là dấu hiệu nền đất có hàm lượng nước cao, nếu đất có độ dính thì có thể đoán được lớp đất dưới bề mặt là đất sét. Nếu có bất kỳ đống đổ nát nào trên thực địa, rất có thể nó từng được xây dựng hoặc có thể trước kia là một bãi rác.

Những mối nguy hiểm

  • Đường điện
  • Đường thoát nước
  • Đường điện thoại
  • Những trạm phụ trợ công cộng

Một số những nguy cơ sẽ khó nhận biết nếu không có các nỗ lực tìm hiểu hoặc sự hỗ trợ của những người chuyên trách.

PHẦN 3 – ĐÁNH GIÁ NHỮNG THU THẬP TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bạn đã thu thập tất cả những thông tin cần thiết rồi, bây giờ bạn phải đánh giá những thông tin này và xem xét các tác động đến quá trình thiết kế của bạn. Xem xét tất cả các điểm dưới đây và tích hợp bản tóm tắt các yêu cầu. Bạn đang từ từ tập hợp các mảnh ghép để tạo ra một thiết kế tuyệt vời.

Khi xem xét về khu đất và xem xét thiết kế của bạn, hãy nghĩ về những điều sau:

THE SITE – KHU ĐẤT

  • Street patterns
  • Street section
  • Scale and the hierarchy/form/space
  • Land use· Typologies
  • Neighbourhood relationships, formal street variation
  • Perspective relationships, views
  • Edge conditions, surfaces and materials
  • Natural and man made
  • Movement and circulation within and around the site
  • Vehicle vs. pedestrian
  • Access
  • Public space vs. private space
  • Open space
  • History
  • Climate – sun angles and sun shadows
  • Negative and positive spaces – we move through negative spaces and dwell in positive spaces

THE BUILDING – TÒA NHÀ

Về việc làm thế nào để thiết kế đề xuất của bạn gắn kết với khu đất, và làm thế nào để khu đất sẽ kết nối với tòa nhà. Làm từng những ghi chú nhỏ về những luận điểm dưới đây về những gì bạn đang tìm kiếm để đạt được.

  • Massing
  • Structure
  • Circulation
  • Axis
  • Symmetry
  • Scale and proportion
  • Balance
  • Regulating lines
  • Light quality
  • Rhythm and repetition
  • Views
  • Geometry
  • Hierarchy
  • Enclosure
  • Space/void relationship

PHẦN 4 – TRÌNH BÀY BẢN PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT CỦA BẠN

Vẽ đường biểu kiến của mặt trời bằng phần mềm Revit

Cũng có thể không bắt buộc bạn phải trình bày những thông tin về việc phân tích hiện trạng, nhưng trong nhiều trường hợp, việc này rất cần thiết. Dù rằng bạn đang tập hợp thông tin cho một vài kế hoạch rời rạc hay làm một báo cáo đầy đủ thì dưới đây là một số mẹo và ý tưởng chung để giúp bạn diễn đạt tốt những thông tin trên.

  • Cung cấp tổng quan về khu đất và các thông tin bạn đã thu thập được.
  • Trưng ra một số hình ảnh quan trọng của khu đất hiện trạng.
  • Cung cấp thêm chi tiết về các yếu tố phân tích khu đất của bạn mà bạn cảm thấy sẽ quan trọng trong quá trình thiết kế của bạn.
  • Chắc chắn rằng bạn có đưa vào các hình ảnh. Có nhiều cách khác nhau bạn có thể làm:
  • Vẽ lại hiện trạng
  • Chụp ảnh hiện trạng
  • Chú thích lên các bức ảnh
  • Trình bày bất kỳ dữ liệu nào có liên quan được tìm thấy (khí hậu, đường đi của nắng v.v.) Giữ cho các dữ liệu rõ rang và súc tích, không trình bày những bảng biểu và đồ thị phức tạp. Thay vào đó, hãy tạo ra các biểu đồ (chart) hoặc bảng của riêng bạn để chọn ra thông tin quan trọng.
  • Trình bày đường biểu kiến của mặt trời dưới dạng bản vẽ có chú thích, Sketchup, Revit là cách rất hữu ích để trình bày bản vẽ đường đi của mặt trời.
  • Tùy thuộc vào những yêu cầu đòi hỏi của bạn, đôi khi trình bày một vài bản vẽ phác thảo nguệch ngoạc lại hữu ích. Điều này giúp chứng minh sự hiểu biết của bạn về khu đất.

Điều quan trọng nhất khi trình bày phân tích khu đất của bạn là đảm bảo rằng, thông tin rõ ràng và người đọc có thể hiểu những gì bạn đã khám phá được. Theo tôi, không có điểm nào đáng quan tâm nếu thông tin đưa ra không rõ ràng và dễ hiểu.

Dịch: Odesign

 

TRUNG TÂM LƯU TRỮ BẢN VẼ ONLINE - LUUBANVE.COM

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1503
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy