Về một tương lai nguyên thủy của kiến trúc

16/10/2018 Đoàn Quang Vinh Comma Studio
1959
0

Kiến trúc sư người Nhật Bản Sou Fujimoto áp dụng một triết lý hướng tới kiến trúc mà quay về thời điểm nguyên thủy sơ khai trong quá trình thiết kế, tự do trong hạn chế và mở ra những khả năng. Các thiết kế của ông dựa trên nền tảng triết lý đó đã tạo nên bản tuyên ngôn cho một loạt kiến trúc đương đại mới.

1. Nest or cave? (Tổ hay là hang?) 

Cái tổ (nest) hay cái hang (cave) đều là trạng thái nguyên thủy của kiến trúc, nhưng ý nghĩa bản chất của chúng hoàn toàn đối lập.  Đối với người (hay động vật) sống ở bên trong, một cái tổ có thể được mô tả như một “không gian chức năng” chào đón & được sắp xếp. Ngược lại, một cái hang thì có thể tồn tại chẳng liên quan tới con người. Đó là một nơi chốn mà không có sự phân biệt với sự thoải mái hay những khắc nghiệt cho việc cư ngụ của con người. Tuy nhiên, không phải là nó hoàn toàn không phù hợp là một nơi để sống. Một cái hang có những đường nét và các hốc muôn hình vạn trạng, cũng như những sự mở rộng hay co thắt bất ngờ. Lúc con người đặt chân vào một cái hang chính là lúc tái khám phá cách để cư ngụ trong những đặc thù hình thái đó. Ở kia có những hốc trông có vẻ là nơi ngủ nghỉ được, hay chỗ cao thoáng kia hợp với nơi ăn uống, những ngóc ngách là những không gian riêng tư hơn một chút, tôi có thể đặt những cuốn sách ở đây; theo cách này, con người dần bắt đầu sống ở những hình thái không gian đó. Nói một cách khác, một cái hang không mang tính chức năng nhưng có tính khám phá.

Thay vì đi theo học thuyết chủ nghĩa công năng, nó là một nơi chốn thú vị nơi mà những hoạt động phong phú khác nhau được kích hoạt. Mỗi ngày trôi qua người ta lại khám phá ra những tập quán sinh hoạt mới cho một nơi. Như vậy, cái tổ và cái hang có vẻ giống nhau nhưng thực ra là hai concept đối lập. Một không gian chức năng tạo sẵn cho con người, và một nơi chốn tồn tại trước con người để cho con người một nơi chốn “khác”. Và bởi vì nó khác lạ, nó tràn ngập những cơ hội cho những khám phá bất ngờ. Do đó, khi gọi tên một thứ là “hang”, nó không hẳn phải là một thứ có về ngoài như một cái hang động, thay vì đó chất lượng của bản thân một cái hang có thể hình dung như một hình mẫu nguyên chất mà chúng ta có thể gọi là một hang động tinh khiết. Thay vì tổ, tôi nghĩ rằng trong tương lai kiến trúc nên bao gồm những nơi-mang tính-“hang”. Tôi nghĩ rằng nó sẽ phong phú hơn. Vấn đề là một hang động tự nó là một địa hình tự nhiên cung cấp cho con người sự khám phá phong phú về cái “khác”. Liệu một “hang nhân tạo” có thể nằm trong “kiến trúc được tạo bởi con người”? Câu hỏi lớn ở đây là liệu một thứ không có mục đích, hay một thứ vượt quá mục đích, có thể được tạo ra một cách chủ ý. Đó chính xác là một hang tinh khiết nhân tạo mà chỉ ra các khả năng cho kiến trúc tương lai.  

Ví dụ về cave (trên - Fuji moto)  và nest (dưới - Ler Corbusier)

2. Gradation (Sự chuyển tiếp)

Tôi nghĩ rằng yếu tố chuyển tiếp sẽ trở thành một chìa khóa cho kiến trúc tương lai. Ví dụ, giữa màu trắng và màu đen có một phạm vi màu sắc vô hạn, giữa giá trị 1 và 0 sẽ có vô số những giá trị ở giữa. Trong kiến trúc thông thường, thế giới của chúng ta được sắp đặt theo hai chữ “chức năng” cũng giống như chia một rõ ràng đen và trắng. Nhưng không phải cuộc sống thực sự được duy trì bởi vô số các hành vi hoạt động nằm ở giữa hay sao? Và không giống với internet, không gian không thể ngay lập tức chuyển từ 0 sang 1. Ngược lại, sức hấp dẫn của không gian nằm ở tính giàu có của sự chuyển tiếp tồn tại giữa 0 và 1 được thực hiện trong thế giới thực. Loại trải nghiệm phong phú mà có thể đạt được dựa vào những hình thái mới của “sự chuyển tiếp”(gradation) – là những khám phá về kiến trúc.

Gradation between black and white - sự chuyển tiếp giữa đen và trắng

Các hộp lồng vào nhau của dự án House N là một ví dụ rõ về vấn đề này, và hệ sàn được khớp nối của dự án Final Wooden House cũng là một ví dụ, theo một phương pháp khác.  Sự chuyển tiếp nằm ở các không gian khác nhau. Giữa bên trong và bên ngoài, giữa kiến trúc và thành phố, giữa nhà hát và bảo tàng, giữa nhà cửa và đường xá, giữa vật thể và không gian, giữa sáng và chiều tối, giữa biết và chưa biết, giữa vận động và nghỉ ngơi. Như những sự chuyển tiếp chưa được khám phá có thể được khám phá ở giữa tất cả các khái niệm, và chúng ta có thể cung cấp hình thái cho chúng. Khả năng trọng yếu của kiến trúc được mở ra bởi ý tưởng về sự chuyển tiếp. 

Công trình nhà N House

N House Concept

Final Wooden House

3. Bản nhạc không khuông: một hình thái mới

Trong năm dòng kẻ của hệ thống khuông nhạc, những âm thanh được đặt vào “thời gian đồng nhất” của các dòng giai điệu và các nấc bậc dạng lưới. Điều này tương tự với kiến trúc hiện đại, trong đó mọi thứ được sắp xếp trong một “không gian đồng nhất” của hệ trục tọa độ Cartesian. Và có lẽ một khuông nhạc không đặt gì vào trong đấy chính là kiến trúc của Mies Van der Rohe. Với việc không đặt một âm thanh bất thường nào vào khuông nhạc, Mies nhấn mạnh rằng khuông nhạc chính là kiến trúc (bằng với âm nhạc). Ông ấy đã mường tượng rõ cơ bản của kiến trúc (= âm nhạc). Hãy thử tạo bản nhạc mà trên đó khuông nhạc bị gỡ bỏ và chỉ để cho các âm thanh lơ lửng. Liệu điều này là mất trật tự? Không đúng hoàn toàn. Có những mối quan hệ giữa các âm thanh. Nhiều âm thanh được đan xen lẫn nhau trong các mối quan hệ khác nhau. Một trật tự động lực mềm được tạo ra bởi các mối quan hệ cục bộ.

Đó chính xác là trật tự được đề xuất bởi bản nhạc cũng là trật tự của kiến trúc thế kỷ 21.

Musical Notation without Stave - Bản nhạc không khuông

Comma Studio biên dịch. 

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1521
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy