Vẻ đẹp Kiến trúc so sánh với Sinh vật và Máy móc

08/12/2017 Kiến Admin
2367
0

Hai trường phái kiến trúc đối lập vào cuối thế kỷ XIX...

Vẻ đẹp so sánh với sinh vật

Có thể nhận ra cái đẹp của kiến trúc ở chỗ nó cũng giống như sinh vật do các bộ phận hữu cơ cấu thành, công năng hoàn thiện, nội ngoại hài hoà từ đó mà có một sức sống mạnh mẽ.

Một mặt “Từ thân thể hữu cơ mà xét, chỉ cần liếc qua liền thấy ngay giới tự nhiên là đối xứng hữu ý. Giống vậy, kiến trúc cũng phải là đối xứng hữu ý” (trong quyển “Diễn biến của tư tưởng thiết kế kiến trúc hiện đại” – Peter Collins). Ở đây nói rõ sự so sánh quan hệ sinh mệnh hữu cơ với mỹ học kiến trúc của hình thức “đối xứng” loại này.

Mặt khác sinh vật là “sinh mệnh động”. Bộ xương tuy đối xứng nhưng cơ quan nội tạng không đối xứng.

Tĩnh tại là trạng thái đối xứng, trạng thái vận động không đối xứng.

Động vật thì đối xứng nhưng thực vật thì không đối xứng.

Điều này nói rõ quan hệ so sánh giữa sinh mệnh hữu cơ với mỹ học kiến trúc của loại hình thức “phi đối xứng” này. Trong quá trình phát triển của kiến trúc hiện đại, những nhân vật đại diện có cống hiến tương đối to lớn đối với mỹ học kiến trúc chủ nghĩa công năng dựa vào sự “so sánh với sinh vật” là 2 kiến trúc sư người Mỹ Louis SullivanFrank Lloyd Wright.

Ảnh bên: Louis Henry Sullivan - kiến trúc sư người Mỹ. Ông được gọi là "cha đẻ của các tòa nhà chọc trời" và "cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại".

Trước cuối thế kỷ XIX, Sullivan đã chỉ ra rằng: "Công năng đã được coi là sinh mệnh không thể thiếu được, thế thì mối quan hệ giữa hình thức kiến trúc với công năng của nó tự nhiên phải được xem là mỹ quan không thể thiếu được." Vì thế ông đề xuất một khẩu hiệu mở ra thời đại mới có giá trị sâu rộng là: “Hình thức theo đuổi công năng”! Tức là vẻ đẹp hình thức của mặt ngoài công trình cần phải tuân theo nhu cầu công năng bên trong công trình. Hình thức kiến trúc cần hình thành tự nhiên từ công năng nội bộ và không cần theo khuôn mẫu lịch sử có sẵn hoặc là muốn sao làm vậy tuỳ ý đúc nặn.

Trên cơ sở tư tưởng mỹ học công năng của Sullivan, sau đó Wright - môn đồ của ông đã tiến thêm một bước đề xuất lý luận mỹ học Kiến trúc hữu cơ.

Thế nào là “Kiến trúc hữu cơ”? – F. L. Wright giải thích: “Kiến trúc hiện đại, chúng ta ngày nay gọi nó là kiến trúc hữu cơ – là kiến trúc tự nhiên – Vì tự nhiên mà có, kiến trúc phục vụ cho tự nhiên”!

Ảnh bên: Frank Lloyd Wright sinh ngày 8 tháng 6 năm 1867 – 9 tháng 4 năm 1959 – nhà kiến trúc sư người Mỹ nổi danh với trường phái Kiến trúc hữu cơ, nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo dục học, người đã thiết kế hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình kiến trúc.

Ở đây bao hàm hai ý – Một là từ bên trong kiến trúc mà nói, kiến trúc cần giống như sinh vật từ công năng nội bộ (nội lực) mà “sinh trưởng” tức là “ngoại hình cần phải liên quan mật thiết với mục đích công năng. Các bộ phận tạo hình cần ăn khớp với nhau, sự hoà hợp ăn khớp với nhau tạo thành một chỉnh thể”! Hai là từ mặt ngoài kiến trúc mà nói kiến trúc cũng giống như sinh vật sinh sôi và phát triển từ trong rừng núi giống như mây, cỏ dại bò lan trên mặt đất. “Kiến trúc là nét chấm phá của thiên nhiên. Thiên nhiên là phông nền của kiến trúc. Thoát ly khỏi môi trường thiên nhiên bạn không thưởng thức nổi cái đẹp của kiến trúc. Rời xa kiến trúc, môi trường lại khuyết thiếu một điểm đặc sắc, sinh động”!

Nhà trên thác - một tác phẩm nổi tiếng của F.L.W đại diện cho trường phái Kiến trúc Hữu cơ

Lý luận mỹ học “Kiến trúc hữu cơ” xuất phát từ sự so sánh với giới sinh vật và được công bố trên hai phương diện cơ năng nội tại kiến trúc (khả năng, năng lực thích ứng nhanh, linh hoạt) và điều kiện thiên nhiên bên ngoài, nhưng khuyết điểm của nó là coi thường tính đặc trưng của thời đại và công năng xã hội của kiến trúc, cũng vứt bỏ luôn mạch đập lịch sử và môi trường nhân văn đô thị. Theo cách nhìn nhận của Jafly Scott nó lấy chuẩn tắc của “Thuyết tiến hoá sinh vật” để thay thế cho chuẩn tắc đánh giá mỹ học.

Vẻ đẹp so sánh với máy móc

Về mặt nhận thức, cách nghĩ đem mỹ học liên hệ chặt chẽ với hiệu dụng (hiệu lực và tác dụng) công cụ giản đơn có thể truy ngược về thời đại thượng cổ xa xưa nhưng thực sự để trở thành một loại lý luận và tư tưởng mỹ học, đem kiến trúc so sánh với máy móc (ví với sự cứng nhắc không linh hoạt, cũng là thuyết máy móc hay chủ nghĩa duy vật máy móc) được khởi đầu từ giữa thế kỷ XIX, phát triển rộng rãi trong hai, ba thập niên của thế kỷ.

Ảnh bên: Richard George Rogers, hiệu Nam tước Riverside, là một kiến trúc sư Hiện đại người Anh. Các công trình của ông đi theo chủ nghĩa công năng với phong cách High-tech.

Khi mọi người cảm thấy chán ghét nền kiến trúc mới đầy ắp kiểu dáng cổ điển, trang trí lịch sử, thì phải tìm đường thoát cho nghệ thuật kiến trúc và mỹ học của nó.

Một số người liên tưởng đến “sinh vật” và một số người khác lại nghĩ đến “máy móc”!

Đặc biệt là do bộ mặt xã hội hoàn toàn đổi mới, tàu thuỷ, ôtô, máy bay và các sản phẩm máy móc, dụng cụ, đồ nhật dụng. Vì hiện đại hoá muôn màu muôn vẻ xuất hiện nên đầu óc các nhà kiến trúc cũng tỉnh táo thích nghi với thời cuộc.

London Building - KTS. Richard Rogers 

Thời cổ xưa không có tàu thuỷ, không có ôtô cũng không có máy bay, các công trình sư không có cách gì bắt chước kiểu dáng cũ để họ “đi giày đội mũ”, “đeo râu vẽ ria”, để “mỹ hóa” và họ cũng cự tuyệt mô phỏng cánh thuyền buồm, xe ngựa cổ đại. Vậy phải làm thế nào? Mặt ngoài của sản phẩm máy móc hiện đại là số liệu suy đoán các công trình sư từ “khoa học và công nghiệp cùng với quan hệ nội bộ của nó”

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy