Zaha Hadid được bổ nhiệm làm kiến trúc sư thiết kế trung tâm Aliyev Heydar sau một cuộc thi năm 2007. Trung tâm được thiết kế để trở thành trung tâm văn hoá của quốc gia, phá vỡ các quan điểm kiến trúc cứng nhắc và bề thế của kiến trúc Liên Xô thường thấy trong Baku, tham vọng thể hiện sự tinh tế của văn hóa Azeri và sự lạc quan của một quốc gia hướng tới tương lai. (Xem phần giới thiệu...)
Cấu trúc của Trung tâm Văn hoá Heydar Aliyev của Zaha Hadid là bộ hỗn hợp gồm khung thép, dầm và sàn composite... Vật liệu: Bê tông cốt thép bằng sợi thủy tinh...
Là một phần của Liên Xô cũ, các đô thị và kiến trúc của Baku, thủ đô của Azerbaijan trên bờ biển phía Tây của biển Caspian, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các dự án của thời kỳ đó. Kể từ khi giành được độc lập năm 1991, Azerbaijan đã đầu tư rất nhiều để hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc của Baku, khởi nguồn từ những tiêu chuẩn chủ nghĩa Xô Viết hiện đại để lại.
Một mảng đô thị của Baku giờ đây đã được định hình bởi một chuỗi các khối tường dợn sóng. Các khối tường này được tạo thành từ những thanh rầm kim loại có chiều dài tổng cộng hơn 90 km, và 12027 tấm đúc ốp tường bằng chất liệu tổng hợp. Nóc nhà che phủ 40000 mét vuông diện tích một hệ thống không gian ngoằn ngoèo, gồm một thính phòng sâu thăm thẳm, và các phòng triển lãm sáng sủa được bố trí xuyên suốt năm tầng lầu. Tầng trệt có quảng trường đóng vai trò không gian hội họp cộng đồng, được bọc quanh bởi hai bể nước trang trí, một hồ nước nhân tạo, và các mảng xanh dạng lăng trụ.
Tòa nhà đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của khu vực, xét về mặt cảnh quan – với những đường cong trắng bay bổng mạnh mẽ, và về mặt văn hóa – với một hệ thống chương trình triển lãm ổn định giới thiệu hàng ngàn nền văn minh, lịch sử và ngôn ngữ đã làm nên văn hóa Azerbaijan.
Ý tưởng thiết kế
Thiết kế của Trung tâm Aliyev Heydar thiết lập một sự liên tục, thống nhất giữa quảng trường xung quanh và nội thất của tòa nhà. Quảng trường, như một trung tâm kết nối các khu đô thị của Baku, kéo theo một không gian nội thất công cộng và một chuỗi các không gian sự kiện dành riêng cho các buổi lễ hội, kỷ niệm của nền văn hóa hiện đại và truyền thống Azerbaijan. Hình khối phức tạp như những đường uốn lượn, rẽ nhánh, những nếp gấp, và những góc cong góp phần thay đổi bề mặt quảng trường này thành một kiến trúc cảnh quan thực hiện vô số các chức năng: chào đón, chia sẻ và định hướng cho du khách thông qua những hình thức nội thất khác nhau. Với những biểu hiện này, toà nhà làm mờ đi sự khác biệt thông thường giữa các đối tượng kiến trúc và cảnh quan đô thị, vỏ bọc công trình và quảng trường đô thị, nội thất và ngoại thất.
Tính lưu động trong kiến trúc không phải là mới đối với khu vực này. Trong lịch sử kiến trúc Hồi giáo, hàng, lưới cột, hoặc trình tự của các cây cột liên tục đến vô cùng như cây trong một khu rừng, thiết lập nên không gian không có thứ bậc. Những đường cong uốn lượn như những nét thư pháp liên tục đi từ thảm tường, tường nhà, trần nhà đến mái vòm, tạo sự liền mạch và xoá mờ ranh giới giữa các yếu tố kiến trúc và mặt đất mà họ đang sống.
Ý định của chúng tôi là kết nối đến lịch sử kiến trúc, không thông qua việc bắt chước hoặc làm theo khuôn mẫu của quá khứ, mà bằng cách phát triển một sự giải thích chắc chắn hiện đại, phản ánh một sự hiểu biết sâu sắc hơn. Ứng phó với sự sụt lún nghiêm trọng của địa hình trước đây bằng cách chia mặt bằng làm 2, dự án giới thiệu một khuôn viên cảnh quan kiểu bậc thang trong đó thiết lập các tuyến đường kết nối giữa quảng trường công cộng, công trình, và bãi đậu xe ngầm. Giải pháp này tránh được sự đào xới và san lấp mặt bằng phát sinh, biến sự bất lợi ban đầu của khu đất trở thành một hình thức thiết kế chính.
Hình học, kết cấu, vật liệu
Một trong những yếu tố quan trọng nhất nhưng đầy thách thức của dự án là phát triển cấu trúc bao che của tòa nhà. Tham vọng của chúng tôi là đạt được một bề mặt liên tục để nó xuất hiện đồng nhất, đáp ứng một loạt các chức năng khác nhau, sự logic và xây dựng hệ thống kỹ thuật đã được thiết kế tích hợp vào vỏ bao che của tòa nhà. Máy tính tiên tiến cho phép kiểm soát sự điều kiển liên tục và thông tin liên lạc phức tạp giữa đội ngũ tham gia dự án.
Trung tâm Aliyev Heydar bao gồm hai phần chính: một cấu trúc bê tông kết hợp với hệ thống dàn không gian. Để giải phóng bước cột tạo được những không gian lớn giúp người xem trải nghiệm những sự uyển chuyển của nội thất, các cấu trúc chịu lực chính là lớp khung dàn bao che và hệ thống tường chịu lực. Hình khối đặc biệt thúc đẩy các giải pháp cấu trúc độc đáo, chẳng hạn như sự ra đời đường cong của cây “cột khởi động" để tạo sự nghịch đảo của bề mặt từ mặt đất tới phía Tây của tòa nhà, và"mộng đuôi én" của dầm console hỗ trợ lớp vỏ bao che phía Đông của công trình.
Hệ thống dàn không gian cho phép việc xây dựng những hình thức cấu trúc đa dạng và tiết kiệm thời gian đáng kể trong suốt quá trình xây dựng, trong khi hệ thống kỹ thuật đã được phát triển để tạo sự kết hợp linh hoạt giữa lớp lưới cứng nhắc của khung không gian và các đường nối tự do cho bên ngoài. Các đường nối được bắt nguồn từ một quá trình hợp lý hoá hình học phức tạp, tính thích dụng và thẩm mỹ của dự án. Sợi thủy tinh gia cố bê tông (Glass Fibre Reinforced Concrete - GFRC) và sợi thủy tinh gia cố Polyester (Glass Fibre Reinforced Polyester - GFRP) được chọn là vật liệu sơn phủ lý tưởng, vì chúng cho phép một độ co dãn mạnh mẽ để đáp ứng những nhu cầu chức năng khác nhau: quảng trường, khu chuyển tiếp và vỏ bao che.
Trong thành phần kiến trúc này, nếu bề mặt là âm nhạc, thì các đường nối giữa các tấm lợp là nhịp điệu. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên bề mặt hình học để hợp lý hóa các tấm lợp nhằm duy trì sự liên tục trong công trình và cảnh quan bên ngoài. Các đường nối thúc đẩy một sự hiểu biết lớn hơn về quy mô của dự án. Chúng nhấn mạnh việc chuyển đổi liên tục và mang tính chuyển động của hình học, cung cấp giải pháp để khắc phục các vấn đề thực tế như sản xuất, xử lý, vận chuyển và lắp ráp; và đáp ứng các vấn đề kỹ thuật như sức chịu tải, thay đổi nhiệt độ, hoạt động địa chấn và tải trọng gió.
Để nhấn mạnh mối quan hệ liên tục giữa ngoại thất và nội thất của tòa nhà, ánh sáng của Trung tâm Aliyev Heydar đã được xem xét rất cẩn thận. Chiến lược thiết kế phân biệt ánh sáng ngày và ánh sáng đọc ban đêm của tòa nhà. Trong ngày, khối lượng của tòa nhà phản chiếu ánh sáng, liên tục thay đổi theo thời gian trong ngày và theo điểm nhìn. Việc sử dụng kính bán phản xạ giúp nhìn thoáng qua không gian bên trong, kích động sự tò mò. Vào ban đêm, ánh sáng từ bên trong hắt ra ngoài qua khe kính tạo điểm nhấn, đồng thời tiết lộ nội dung của nó và duy trì sự linh động giữa nội thất và ngoại thất.
Như với tất cả các công việc của chúng tôi, thiết kế Trung tâm Heydar Aliyev phát triển từ cuộc điều tra và nghiên cứu địa hình khu đất và rộng hơn là vai trò của Trung tâm trong văn hóa cảnh quan. Bằng cách sử dụng các mối quan hệ rõ ràng, thiết kế được đưa vào trong bối cảnh này, mở ra các tiềm năng văn hóa tương lai cho đất nước.
Bình luận từ người dùng