Nhà ở Châu Đốc / NISHIZAWAARCHITECTS

21/09/2019 Kiến Cận architech.vn
5255
0

Theo lời của các kiến trúc sư. Tọa lạc ở vùng ngoại ô thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, ngôi nhà là nơi cư ngụ của "tam đại đồng đường". Mặc dù kinh phí của dự án này đã bị thắt chặt theo tiêu chuẩn địa phương, khi chỉ cho phép chúng tôi xây một ngôi nhà bằng những tấm tôn mỏng, chúng tôi đã cố gắng để đáp ứng không chỉ tính chất đặc trưng của địa phương mà còn cả phong cách sống phong phú bằng 1 căn nhà tràn ngập ánh sáng, mảng xanh và thông gió tự nhiên, như được sống trong một khu vườn bán-ngoại cảnh.

Cách TP. HCM khoảng 7 tiếng di chuyển bằng xe khách đường dài và phà, Châu Đốc, một thành phố ở vùng biên giới giáp ranh với Campuchia, đã hình thành & phát triển dọc theo một nhánh của sông Mekong. Dạo quanh khu vực lân cận khu đất, điều chúng tôi có thể dễ dàng nhận thấy là một môi trường sống địa phương với nhiều tầng lớp. Lớp đầu tiên là hàng trăm căn nhà nổi trên sông, và lớp thứ hai, là những con đường đê men dọc theo 2 bên bờ sông mà nay đã trở thành đường giao thông chính cho cộng đồng địa phương, còn lớp thứ ba thì rải rác với nhiều căn nhà chồ mở rộng ra từ những con đường bằng những cây cầu nhỏ, và lớp cuối cùng là một màu xanh của những cánh đồng lúa trải dài ngút tầm mắt. Nhìn chung, những căn nhà chồ ở vùng này được cấu thành phần lớn từ những cây cột bằng đá hoặc bê tông cốt thép trên mặt đất và những khung gỗ nổi được quây lại bằng tôn. Do giới hạn về chiều cao của những cây cọc chỉ đủ để nâng ngôi nhà lên trên mực nước lũ và cũng do kích thước tối thiểu của những khung gỗ cho lối sống ngồi bệt trên sàn nhà hàng ngày của người dân địa phương, chúng tôi có thể cảm nhận được sự ấn tượng từ tỉ lệ con người và sự tinh tế của những căn nhà địa phương này. Và chúng tôi càng tiếp cận sâu hơn với bối cảnh sống của họ, chúng tôi càng hiểu hơn về môi trường thiên nhiên khắc nghiệt mà họ phải đối mặt, khi toàn bộ mặt đất trừ những con đường ven đê đều ngập trong nước trong suốt 4-5 tháng mùa lũ hàng năm mãi cho tới gần đây khi họ đã hoàn tất bờ kè sông bằng bê tông. Bất cứ ai ghé qua khu vực này đều có thể nhận ra trí tuệ của người dân trong việc có thể sống chung với Mẹ Thiên Nhiên vĩ đại trong một thời gian dài như vậy.

Mặt khác, trớ trêu thay, chúng tôi nhận thấy rằng cuộc sống thường ngày của họ đã trở nên bất ổn và xáo trộn đặc biệt là sau những thay đổi rõ rệt gần đây khi họ bắt buộc phải xóa cảnh lũ lụt, nhưng đem lại rất nhiều phiền toái. Một bằng chứng rõ ràng là gần như tất cả những cư dân ở đây đã bỏ trống tầng trệt làm nơi để rác thải và phân gia súc gia cầm. Thực tế này có thể khiến cho môi trường sống của họ trở nên tồi tệ hơn vì những căn nhà này có trần quá thấp mà không có lớp cách nhiệt và những cửa sổ quá nhỏ cho việc thông gió. Trước đây, lũ trong mùa mưa sẽ quét sạch đi tất cả rác thải và phân có từ mùa khô, và lớp nước mặt cũng sẽ giúp cho việc giảm bớt nhiệt độ xung quanh lại.

Dựa trên những điều kiện nêu trên, mục tiêu của chúng tôi là tiếp thu những tập quán địa phương, ví dụ như vật liệu địa phương, những kỹ thuật và phương pháp thi công của thợ mộc trong vùng, càng nhiều càng tốt trừ 3 chủ ý về kiến trúc mới dưới đây.

1. Đảo ngược hình dạng của mái nhà từ mái chữ A thông thường thành mái chữ V nhằm mở không gian trong nhà ra với môi trường bao quanh, và lợp toàn bộ khu đất bằng 3 mái chữ V có độ cao khác nhau.

2. Bố trí những cửa sổ cánh xoay từ đầu này qua đầu kia ở những khoảng hở giữa các mái và mặt đứng để điều chỉnh lượng ánh sáng mặt trời và gió tự nhiên vào nhà.

3. Thay thế toàn bộ các bức tường đặc trong nhà bằng những vách ngăn có thể di động để tạo ra một không gian rộng lớn & liên tục.

3 nguyên tắc về kiến trúc này là có chủ ý một cách rõ ràng để hiện thực hóa một không gian bán-ngoại cảnh và mang phong cách đương đại với ngập tràn những yếu tố thiên nhiên như nắng, gió, nước, đất đai và cây cối. Tuy nhiên, đồng thời, chúng tôi cũng cần phải lưu giữ những tập quán và tinh thần địa phương bên trong ngôi nhà, mà có thể liệt kê ra như: lối sống ngồi bệt trên sàn nhà, những kích thước tuân theo tỉ lệ con người và những khung gỗ nổi với các cột bằng bê tông. Phong cách này cũng đồng nhất với thiết kế nội thất của ngôi nhà, nhằm hòa nhập với môi trường xung quanh nhưng vẫn tạo nên sự khác biệt bằng những ngôn ngữ thiết kế hiện đại.

Ngày nay ở Việt Nam, phong cách nhà ở đô thị và phi quốc gia bắt đầu lan rộng ngay cả vào các vùng nông thôn và thay đổi văn hóa đặc trưng, phong cảnh và lối sống riêng trong vùng của họ. (Và thực tế là, có một ngôi nhà 5 tầng đang được xây dựng trên lô đất ngay cạnh đó). Đây là một trong những vấn đề nổi lên cho chúng tôi, những kiến trúc sư Việt Nam, để đề xuất một phong cách sống thay thế và hợp thời hơn so với lối sống cũ, bằng cách kế thừa nền văn hóa nơi đây, thay vì xóa bỏ nó.

 

Thông tin Dự án:

  • Đơn vị thiết kế: NISHIZAWAARCHITECTS
  • Địa điểm xây dựng:Thành phố Châu Đốc, Việt Nam
  • Kiến trúc sư phụ trách :Shunri Nishizawa, Nguyen Do Hong Quan, Luong Thanh Tung
  • Quản lý dự án thiết kế nội thất: Aline Defert
  • Diện tích đất: 340,0 m2
  • Năm thiết kế: 2017
  • Ảnh: Hiroyuki Oki
  • Nhà sản xuất: American Standard, Toto, Acor

 

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1519
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy