Giải pháp xây dựng đô thị – nông thôn tỉnh An Giang thích ứng với lũ sông Mêkong

20/08/2019 Kiến Vui Vẻ tapchikientruc.com.vn
973
0

Tỉnh An Giang nằm ở vị trí đầu nguồn lũ của đồng bằng sông Cửu Long – ĐBSCL (từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm), do đó nghiên cứu đề xuất mô hình xây dựng đô thị, nông thôn thích ứng với lũ sông Mekong là điều hết sức cần thiết.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp xây dựng đô thị, nông thôn thích ứng với lũ, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần phải nghiên cứu.

Phân vùng lũ trên địa bàn Tỉnh

Tỉnh An Giang tạm chia thành 3 vùng ngập lũ như sau:

  • Vùng ngập sâu: Mực nước lũ từ +4m ÷ +6m, gồm: Châu Đốc, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên và một phần Phú Tân (mức ngập nước từ +3m ÷+4m).
  • Vùng ngập trung bình: Mực nước lũ từ +3m ÷ +4m, gồm: Phú Tân, Châu Phú, Tri Tôn, Chợ Mới và một phần Châu Thành (mức ngập nước từ +2m ÷ +3m).
  • Vùng ngập nông: Mực nước lũ từ +2m ÷ +3m, gồm: thành phố Long Xuyên, Thoại Sơn, một phần Chợ Mới và Châu Thành (mức ngập nước từ +1,5m ÷ +2m).

Các giải pháp đã thực hiện xây dựng đô thị – nông thôn:

Tôn nền vượt lũ: Đang là giải pháp chủ yếu cả cho đô thị và các cụm tuyến dân cư theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ.

Đê bao kiểm soát lũ: Phần lớn chỉ áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, các khu phát triển đô thị và dân cư nông thôn mới ít áp dụng (thành phố Châu Đốc có Khu trung tâm Lộ 2000 và đường Vành Đai có code nền thấp hơn mực nước lũ).

Nhà ở trên cọc: Rất phổ biến tại các khu dân cư đô thị, nông thôn hiện trạng (cập tuyến lộ, đê bao,…).

Nhà ở trên tuyến: Chủ yếu kết hợp lồng bè nuôi cá.

Hình ảnh cụm tuyến dân cư vượt lũ

Hình ảnh minh họa nhà bè

Hình ảnh minh họa nhà bè

Nhận xét:

Giải pháp nâng nền vượt lũ (đang thực hiện đại trà) có thuận lợi trong xây dựng đô thị nông thôn nhưng rất tốn kém quỹ cát tôn nền và phải tiếp tục nâng cao thêm khi triều cường nước biển dâng (thành phố Long Xuyên trước đây cốt xây dựng +2,8m nay phải nâng lên cốt +3,3m);

Giải pháp đê bao chưa được áp dụng nhiều, cần tổng kết đánh giá;

Giải pháp nhà trên cọc có nhiều ưu điểm nhưng phải có biện pháp bảo vệ môi trường;

Giải pháp nhà nổi chi phí lớn và phải có biện pháp bảo vệ môi trường nếu xây dựng đại trà;

Tổng cộng năm 2030 cần tôn nền thêm 11.300 ha xây dựng đô thị và 7.850 ha xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp tôn nền triệt để cần 426.163.000 m³ cát tương đương 40 triệu m³ cát trong 1 năm chưa xét đến yếu tố nước biển dâng phải nâng thêm cốt tôn nền.

Số liệu thực trạng và quy mô phát triển đô thị, nông thôn đến năm 2030

Ghi chú:
+ Phần tôn nền chiếm 85% (15% sông rạch, hồ nước).
+ Có 4 đô thị ở vùng núi kết hợp đồng bằng.
+ Dân cư nông thôn tiêu chuẩn 70 m²/người, tỷ lệ cần san nền 80%.

Đề xuất giải pháp

Ưu tiên giải pháp vùng đê bao kiểm soát lũ, vừa sản xuất 2 vụ kết hợp giảm cao trình cốt tôn nền để xây dựng các khu đô thị, cụ thể:

Vùng ngập sâu: Độ cao tôn nền 2m (thay vì 3,5m như hiện nay).

Vùng ngập trung bình: Độ cao tôn nền 1,5m (thay vì 2,5m như hiện nay).

Vùng ngập nông: Tôn nền vượt lũ kết hợp quy hoạch các khu đô thị sinh thái cân bằng đào đắp, tạo không gian sống thích ứng với nước (nước lũ lên chậm và vận tốc nhỏ).

Khu dân cư nông thôn chủ yếu bố trí nhà trên cọc theo tuyến đường kết hợp đê bao (quy hoạch theo mô hình tuyến điểm).

Thay đổi thiết kế quy hoạch đô thị, nông thôn về chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng phù hợp khả năng xây dựng thực tế.

Hình ảnh nhà trong vùng đê bao

TP. Châu Đốc, An Giang

KTS Nguyễn Thanh Quế

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy