Tòa Bạch Ốc … có thể bạn chưa biết | The White House … you probably have not know!!!

23/09/2016 Kiến Admin (Source: Tổng hợp)
7332
0
Nhà Trắng hay Tòa Bạch Ốc hay Bạch Cung (White House) là nơi ở chính thức và là nơi làm việc chính của Tổng thống Hoa Kỳ. Nhà Trắng được xây dựng từ năm 1792 tới năm 1800, là một biệt thự sơn màu trắng và được xây bằng sa thạch theo kiểu tân cổ điển.
-
 
Phía bắc của Nhà Trắng. Đây là cổng chính của Nhà Trắng, được sử dụng mỗi khi nguyên thủ quốc gia các nước khác thăm viếng
-
Tổng thống George Washington là một trong những người lựa chọn địa điểm để xây dựng Nhà Trắng. Kiến trúc sư được chọn qua một cuộc thi với chín đề án gởi đến dự thi. James Hoban, người Ireland, là người thắng cuộc; toà nhà được khởi công xây dựng với lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 13 tháng 10 năm 1792. Toà nhà theo thiết kế của Hoban mô phỏng tầng trệt và lầu một của toà nhà Leinster House, dinh thự của một công tước toạ lạc ở Dubin, Ireland, ngày nay là toà nhà Quốc hội Ireland.
-
 
Nhà Trắng, nhìn từ phía nam
 

Công cuộc kiến thiết Nhà Trắng hoàn tất vào năm 1800. Tiến độ thi công cực kỳ chậm, phải mất 8 năm và tiêu tốn 232.371,83 USD, tương đương với 2,4 triệu USD theo trị giá ngày nay tính cả mức lạm phát. Cổng trước và sau chỉ được thêm vào kiến trúc toà nhà cho đến năm 1825. Toà nhà lúc đầu được gọi là Dinh Tổng thống (Presidential Palace hoặc Presidential Mansion). Dolley Madison gọi nó là “Lâu đài Tổng thống”. Tuy vậy, có chứng cớ cho thấy trong năm 1811, toà nhà này lần đầu tiên được gọi là “Nhà Trắng”, vì mặt ngoài của nó được sơn trắng. Tên gọi Dinh Hành pháp cũng thường được dùng đến trong các văn kiện chính thức cho đến khi Tổng thống Roosevelt thiết lập tên chính thức của nó là “Nhà Trắng”, tên này được khắc lên các vật dụng văn phòng của tổng thống năm 1901.

 

 

Tổng thể khuôn viên Nhà Trắng

Chỉ có ít người có thể nhận ra Nhà Trắng rộng đến mức nào, bởi vì phần lớn cấu trúc của nó ẩn dưới mặt đất và vì nó trông nhỏ bé hơn kích thước thật khi so sánh với khung cảnh chung quanh.

Sơ đồ mặt bằng Nhà Trắng

Cánh Tây Đầu thế kỷ 20, một số kiến trúc phụ được thêm vào hai bên toà nhà chính nhằm đáp ứng số lượng nhân viên ngày càng gia tăng. Ở Cánh Tây có văn phòng tổng thống (Phòng Bầu dục) và văn phòng các viên chức cao cấp, có sức chứa cho khoảng 50 người. Ở đó cũng có Phòng Nội các, nơi hội họp của Hội đồng Bộ trưởng Hoa Kỳ, và Phòng Tình huống Nhà Trắng. Một số người thuộc ban nhân viên Tổng thống làm việc ở Toà nhà Văn phòng Hành pháp Eisenhower kế cận. Cánh Đông Cánh Đông là nơi dành cho các văn phòng phụ, được thêm vào Nhà Trắng năm 1942. Cánh Đông đôi khi được dùng để đặt văn phòng và là nơi làm việc cho ban nhân viên của Đệ nhất Phu nhân. Rosalynn Carter, năm 1977, là người đầu tiên đặt văn phòng tại Cánh Đông và chính thức gọi nó là “Văn phòng Đệ nhất Phu nhân”. Cánh Đông được xây dựng trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến nhằm che giấu công trình xây dựng công sự phòng thủ bên dưới nó để chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp. Công sự này được biết đến như là Trung tâm Điều hành Khẩn cấp của Tổng thống.

Bên trong Nhà Trắng có:

  • 6 tầng với diện tích sàn tổng cộng là 5.100 m² (55.000 ft²)
  • 132 phòng và 35 phòng tắm
  • 412 cửa ra vào
  • 147 cửa sổ
  • 28 lò sưởi
  • 8 cầu thang
  • 3 thang máy
  • 5 đầu bếp làm việc trọn thời gian
  • 5.000 khách viếng thăm mỗi ngày
  • 1 sân quần vợt
  • 1 đường băng bowling
  • 1 rạp chiếu phim
  • 1 đường chạy
  • 1 hồ bơi
James Hoben là kiến trúc sư đầu tiên của công trình, sau đó trong thời kì Jefferson nắm quyền kiến trúc sư Henry Latrobe là người chịu trách nhiệm mở rộng nó. Vào năm 2007, Nhà Trắng đứng thứ hai trong bảng danh sách Những công trình kiến trúc được yêu thích nhất tại Mỹ.
-
Nội thất Nhà Trắng
Dù đã được chỉnh sửa vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 để phù hợp với tổng thể toà nhà, nội thất Nhà Trắng, qua những thập kỷ không được chăm sóc đúng mức cùng với nhiều di dời và sửa đổi, ngày càng xuống cấp. Jacqueline Kennedy, phu nhân Tổng thống John F. Kennedy (1961-1963), bắt tay tái thiết nội thất nhiều căn phòng của toà nhà theo kiểu dáng đầu thế kỷ 19, sử dụng những vật dụng trang trí nội thất chất lượng cao vốn từ lâu bị lãng quên trong kho ở tầng hầm. Nhiều món đồ cổ, những bức tranh quí và những hiện vật khác là quà tặng từ những nhà hảo tâm giàu có, trong đó có Jane Engelhard, Jane Wrightsman, gia đình Oppenheimer ở Nam Phi và những cá nhân nhiều tiền của khác. Kiểu cách trang trí Kennedy, rất được ngưỡng mộ, mang âm hưởng cung đình Pháp là công trình của nhà trang trí Stephane Boudin của Jansen, một công ty thiết kế tiếng tăm ở Paris chuyên trang trí cho hoàng gia của Bỉ, Iran, Nữ Công tước Windsor và ngân hàng Reichsbank của Đức Quốc Xã. Kể từ lúc ấy, mỗi khi có một gia đình tổng thống vào sinh sống, họ đều tìm cách thay đổi phần trang trí của toà nhà; những thay đổi này đôi khi nhẹ nhàng, đôi khi triệt để, có khi gây ra lắm tranh cãi. Điển hình, phu nhân và tổng thống Clinton nhờ Kaki Hockersmith, một nhà trang trí đến từ Arkansas, làm mới lại một số căn phòng của toà nhà, kết quả là sự thay đổi này đã thu hút nhiều sự chế giễu của công luận.
Hãy cùng chúng tôi tham quan nơi ở và làm việc chính thức của các đời tổng thống Mỹ.
-
Tầng 1
-
 
State Dinning Room - Phòng ăn Nhà nước, ban đầu đây là phòng làm việc chính thức của Tổng thống Thomas Jefferson. Sau này nó được sử dụng làm phòng chiêu đãi khách, tiệc trưa, những bữa tối thịnh soạn và lớn hơn là những bữa tiệc chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia tới thăm.
 
 
Red Room (Phòng Đỏ) - cái tên này bắt nguồn từ màu sắc trang trí căn phòng. Hầu hết các đồ nội thất trong phòng đều sử dụng màu đỏ, nó được đưa vào sử dụng từ những năm 1840. Qua nhiều năm, căn phòng này vẫn được các  Đệ nhất Phu nhân sử dụng để tiếp khách.
 
 
Lối vào North Portico là nơi Tổng thống và Đệ nhất Phu nhân đón tiếp các vị khách của Liên bang trước khi vào bữa tiệc chính. Lối vào phía bắc này đối diện với Đại lộ Pennsylvania, địa chỉ chính thức của Nhà Trắng nên nó cũng được coi như là lối vào chính của Nhà Trắng.
 
 
Green Room (Phòng Lục) – là một trong 3 phòng khách được sử dụng để làm phòng trà và phòng đón tiếp khách. Đây cũng là nơi mà các vị khách có thể dùng cocktail trước bữa tối. Nó còn được biết đến là phòng khách được yêu thích nhất trong Nhà Trắng.
 
 
East Room (Phòng Đông) – đây là căn phòng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong những năm qua. Ngày nay dưới thời đại của Tổng thống Obama, nó được sử dụng làm nơi kí kết các hoạt động xã hội cũng như là nơi tổ chức các buổi lễ liên hoan âm nhạc.
 
 
Entrance Hall (Tiền sảnh) và Cross Hall (Sảnh Thập tự) là phần trung tâm trong bản thiết kế của kiến trúc sư James Hoban cho Nhà Trắng. Nó là lối vào chính dẫn vào bên trong Nhà Trắng. Chân dung của cố tổng thống William Henry Harison được treo tại Cross Hall.
 
 
Blue Room (Phòng Lam) – là nơi kí kết các hoạt động ngoại giao. Căn phòng được thiết kế theo hình oval. Mặc dù được trang trí lại nhiều lần nhưng nó vẫn giữ được màu xanh da trời ban đầu (từ năm 1837 dưới thời tổng thống Martin Van Buren).
-
Tầng 2 -
 
Phòng bếp là nơi phục vụ các bữa ăn và tiệc tùng cho Nhà Trắng. Có 5 đầu bếp làm việc toàn thời gian, có khả năng nấu ăn cho 140 người.
 
 
Vermeil Room là căn phòng treo chân dung của các đời Đệ nhất Phu nhân.
 
 
Map Room hiện nay được sử dụng là phòng gặp mặt của Tổng Thống Obama, mới đây nhất là cuộc gặp mặt với Dalai Lama và một cuộc hội thảo về âm nhạc cổ điển của các nhạc sĩ nổi tiếng.
 
 
Thư viện của Nhà Trắng – trước đây căn phòng từng là phòng giặt đồ, phòng đợi và đến năm 1935 nó chính thức trở thành thư viện của Nhà Trắng. Được trang trí theo phong cách khá hiện đại và không sang trọng như những căn phòng ở tầng 1 nên nó thường được dùng làm phòng trà và phòng gặp mặt.
 
 
Diplomatic Room được trang trí với hình ảnh của 50 tiểu bang. Nó được dùng làm phòng gặp gỡ với các vị khách trước các sự kiện lớn.

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1268
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy