Nước ngoài họ bỏ rác vào thùng sau khi được phân loại. Khi phân loại rác như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều công sức, thời gian và nguồn nguyên liệu cho cộng đồng nói chung. Thói quen này được giáo dục cả trong trường học, ở nhà và ngoài xã hội.
Thùng rác ở Sân bay Nhật Bản
Việc phân loại rác thực tế không quá phức tạp như mọi người nghĩ. Ở Mỹ họ hay dùng từ RECYCLE (rì-xái-cồ, tái chế) bao gồm chai lọ và giấy các loại sẽ được sử dụng lại, phần còn lại là rác thải dơ, sẽ được mang đi tiêu hủy.
Thùng rác ở New York
Số lượng, màu sắc và hình dáng các thùng rác ở các vùng có khác nhau, tuy nhiên vẫn có mẫu số chung như sau:
- Dùng màu, hình dáng thùng hay miệng chứa của thùng rác để làm ký hiệu phân biệt.
- Các ký hiệu được thiết kế rõ ràng và đủ lớn, dễ hiểu và dễ nhận diện trong vòng 3 giây.
- Ở Nam Cali mình thấy có 2 thùng (màu đen và màu xanh lá cây), thì thùng màu xanh là bỏ rác recycle, còn thùng màu đen là bỏ rác thải dơ (bạn chỉ cần nhớ màu ĐEN - BỎ ĐI là được.)
- Ở Bắc Cali có 3 thùng: Thùng đen là rác dơ (được gọi là Garage & landfill); Thùng xanh lá cây là cây cỏ, cành lá cây (được gọi là Yard Trimmings); Thùng xanh blue là Recycle gồm giấy, chai lọ, lon nước ngọt - bia, túi nylon sạch. (Bổ sung của KTS. Nguyen Duc Tho)
- Ở New York thì họ đặt 3 thùng rác có hình dáng khác nhau, miệng mỗi thùng cũng khác nhau tùy theo loại rác thải. Cách phân loại thì cũng y vậy, nhưng cần tách thêm chai lọ (miệng thùng tròn) và giấy (miệng thùng dẹp). Thùng rác thải dơ là to nhất.
- Ở Sân bay Nhật Bản họ ghép 3 thùng rác lại thành 1 khối, có vẽ hình minh họa và hình dáng miệng mỗi thùng khá dễ nhận ra. Cách phân loại rác cũng tương tự như trên.
- Ở Trường Kiến trúc (bang Utah) thì bên trong nội thất, ở 2-3 dãy bàn là có 2 thùng rác xám và xanh dương.
Thùng rác ở Nam Cali
Thùng rác ở Bắc Cali
Thùng rác ở Bắc Cali
Các khái niệm rác hữu cơ, rác vô cơ ở VN làm cho đa số mọi người "nhức đầu", và làm họ rất ngại khi phân loại rác và đi bỏ rác vì không phân biệt được thế nào là vô cơ, thế nào là hữu cơ. Hàn lâm hóa để nghe cho sang chứ thực tế thì không áp dụng được cho số đông! Thói xấu này nên bỏ!
Thùng rác ở Trường Kiến trúc - Bang Utah
Sợ dơ nên không đặt thùng rác trong nhà đó cũng là 1 sai lầm thường thấy ở các quán xá và công trình công cộng ở Việt Nam. Điển hình nhất là khu Landmark 81 cả tầng trệt không thể tìm thấy 1 thùng rác nào, cả khu công viên có chiều dài hàng chục cây số, chiều rộng 3-4 cây số không có lấy 1 nhà vệ sinh!
Đầu năm mới mong mọi người luôn có thói quen bỏ rác và làm quen với cách phân loại rác để đô thị và các khu du lịch luôn được sạch sẽ.
SG. 24/01/2023 - KTS. LMH
---
Phụ lục: Các thùng rác ở VN có ký hiệu không rõ ràng, gây khó khăn cho người sử dụng:
Thùng rác ở khu vực sân chung của Landmark 81
Thùng rác ở vỉa hè xung quanh Nhà thi đấu Phú Thọ (đường Lữ Gia)
Thùng rác ở Vạn Hạnh mall
Thùng rác ở Vạn Hạnh mall
Thùng rác ở một trường học tư nhân, Q.3
Bình luận từ người dùng