Các phiên bản khác nhau của Thước Lỗ Ban

31/12/2016 Kiến Admin
6759
0

Các phiên bản khác nhau của Thước Lỗ Ban

Hiện nay có 2 loại  thước Lỗ Ban chính, sử dụng ở cả Việt Nam ta lẫn Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, đó là  thước trực 8 (Bát môn xích) và  thước trực 10 (Thập môn xích) với giá trị khác nhau. Và cả 2 loại  thước này hiện đều cùng in trên cây  thước sắt cuốn bán phổ biến trên thị trường, có  thước in chữ Hoa, có  thước đã in luôn chữ Việt (phiên âm) để bà con dễ đọc! Cụ thể nội dung 2 loại  thước này như sau:

1. Loại  thước trực 8 (8 tấc) dài tổng cộng 42,8cm, 8 trực là: Tài –Bệnh –Li –Nghĩa –Quan – Chấp – Hại – Bản; mỗi trực lại chia thành 4 phần chia làm 2 khoảng, mỗi khoảng ghi các chữ, ví dụ như trong khoảng Quan có ghi: Thuận Lợi, Hoành Tài –Tấn Ích, Phú Quý.

2. Loại  thước trực 10 dài tổng cộng 38,8cm; 10 trực là: Đinh – Hại – Vượng –Khổ – Nghĩa – Quan – Tử – Hưng – Thất – Tài. Mỗi trực lại chia thành 4 phần chia làm 2 khoảng ghi các chữ, ví dụ như khoảng Đinh ghi: Phúc Tinh, Cập Đệ –Tài Vượng, Đăng Khoa.

Các trực tốt như Tài, Nghĩa, Quan… thường được in màu đỏ, xấu như Bệnh, Tử, Hại… thì in màu đen, cho nên nhiều người sử dụng  thước theo cách dễ hiểu: thấy kéo  thước vô cung đỏ là tốt. Thực tế vẫn còn nhiều biến thể của “ thước Lỗ Ban”, có cái dài 43,9cm, có cái dài đến 56cm ( thước Chu Nguyên xích tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế), cũng có cây chỉ dài 28,4cm… Do vậy có thể tạm kết luận: các loại  thước này mang tính tín ngưỡng dân gian là chính, được lưu truyền sử dụng theo kiểu “có thờ có thiêng - có kiêng có lành” .

Ý nghĩa các cung như sau:

  • Cung thứ 1 (đỏ, tốt) - Tài: tiền của, chia thành: - Tài Đức : có tiền của và có đức - Bảo Khố : kho báu - Lục Hợp : sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất) - Nghinh Phúc : đón nhận phúc đến
  • Cung thứ 2 (đen, xấu) - Bệnh: bệnh tật, chia thành: - Thoái Tài : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã - Công Sự : tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền - Lao Chấp : bị tù - Cô Quả : chịu phận cô đơn
  • Cung thứ 3 (đen, xấu) - Ly: chia lìa, chia thành: - Trường Khố: dây dưa nhiều chuyện - Kiếp Tài: bị cướp của - Quan Quỉ: chuyện xấu với chính quyền - Thất Thoát: mất mát °
  • Cung thứ 4 (đỏ, tốt) - Nghĩa: chính nghĩa, tình nghĩa, chia thành: - Thêm Đinh : thêm con trai - Ích Lợi: có lợi ích - Quí Tử: con giỏi, ngoan - Đại Cát: rất tốt
  • Cung thứ 5 (đỏ, tốt) - Quan: quan chức, chia thành: - Thuận Khoa: thi cử thuận lợi - Hoạnh Tài: tiền của bất ngờ - Tiến Ích: làm ăn phát đạt - Phú Quý: giàu có
  • Cung thứ 6 (đen, xấu) - Kiếp: tai hoạ, chia thành: - Tử Biệt: chia lìa chết chóc - Thoái Khẩu: mất người - Ly Hương: xa cách quê nhà - Tài Thất: mất tiền của
  • Cung thứ 7 (đen, xấu) - Hại: thiệt hại, chia thành - Tai Chí: tai hoạ đến - Tử Tuyệt: chết mất - Bệnh Lâm: mắc bệnh - Khẩu Thiệt : mang hoạ vì lời nói
  • Cung thứ 8 (đỏ, tốt) - Bản: vốn liếng, bổn mệnh, chia thành: - Tài Chí: tiền của đến - Đăng Khoa: thi đậu - Tiến Bảo: được của quý - Hưng Vượng:làm ăn thịnh vượng

Sự ứng nghiệm của các cung

  • Cung Tài: nghĩa là tiền của, ứng nghiệm tốt nhất với cổng lớn, nơi đón nhận của cải từ ngoài vào.
  • Cung Bệnh: là đau bệnh, ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà, cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.
  • Cung Ly: là chia lìa, rất kỵ cho cửa trong nhà. Cửa lọt vào chữ Ly, chồng thì làm ăn xa nhà, vợ gặp điều quyến rũ, con cái hoang đàng phá phách.
  • Cung Nghĩa: rất tốt cho cổng lớn và cửa nhà bếp, cửa các phòng thông nhau thì không nên.
  • Cung Quan: rất kỵ ở cổng lớn vì tránh chuyện kiện tụng ra chính quyền, nhưng lại tốt ở cửa phòng riêng vợ chồng vì sẽ sinh con quí tử.
  • Cung Kiếp (Chấp): là bị cướp, tượng trưng cho tai hoạ khách quan đến từ bên ngoài khiến hao tổn tiền của. Tránh ở cổng lớn, nhất là các cửa hàng, tiệm buôn càng nên lưu ý.
  • Cung Hại: tượng trưng cho mầm xấu nhen nhúm từ bên trong, kỵ ở các cửa phòng trong nhà.
  • Cung Bản: thích hợp cho cổng lớn.

Dùng cung tùy trường hợp

- Nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng cung: phúc tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận),…

- Đối với cửa hàng ăn uống thì nên dùng cung:  thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành).

- Đối với các công ty thì dùng: thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)…

- Đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)…

- Đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)…

- Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng cung: phúc tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người).

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1513
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy