Đền tưởng niệm Vua Hùng - Tp.HCM | Hung Vuong King’s Memorial in HCMC

01/10/2016 Kiến Admin Kienviet.net
3234
0

Khu tưởng niệm các Vua Hùng được thiết kế nằm trong khu Cổ Đại của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc Tp.HCM.

Có thể lấy đây làm khu trung tâm của khu cổ đại với tổng thể bao gồm Khu tưởng niệm các Vua Hùng, trong đó có những công trình sân lễ tưởng niệm, đền thờ tưởng niệm, khu trưng bày các hình ảnh của các thời kỳ Vua Hùng và di tích văn hóa cuộc sống thời Vua Hùng.

Ngoài ra khu này còn có sân lễ hội vui chơi, xung quanh khu tưởng niệm các Vua Hùng là quần thể kiến trúc các công trình tái tạo lại các truyền thuyết thời Hùng Vương (Truyền thuyết Con Rồng- Cháu Tiên, Thánh Gióng, Sự tích Bánh Chưng- Bánh Giầy, Sự tích Quả Dưa Hấu… ) với các truyền thuyết khi tái tạo sẽ thể hiện như một di sản văn hóa mộc mạc...

Tôn nghiêm và giàu bản sắc dân tộc

Biểu tượng và Đền tưởng niệm (Đền thờ) phải mang tính hiện đại, thể hiện rõ tấm lòng con cháu Vua Hùng thể kỷ 21 lập lên để tưởng nhớ cha ông mình. Khu tưởng niệm được xây dựng tại Tp. HCM nên biểu tượng phải mang tính đặc trưng của con người Tp.HCM nói riêng và người Nam Bộ nói chung: phóng khoáng, cởi mở và mạnh mẽ. Nhưng công trình vẫn phải mang tính tôn nghiêm và có bản sắc dân tộc, gần gũi với không gian truyền thống của cha ông ta.

(Ảnh: tổng thể khu Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc)

Từ đó thiết kế định hình 3 tầng không gian:

-Không gian mang tính lễ: Nơi thiêng liêng để mọi tầng lớn nhân dân đến tưởng niệm, hướng về tổ tiên.

-Không gian mang tính vọng: Nơi mọi người dân phương Nam đến để bái vong tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc ở phương Bắc.

-Không gian mang tính hội: Nơi tổ chức sinh hoạt, lễ hội dân tộc, khơi dậy tình cảm về cội nguồn, giáo dục niềm tự hào về lịch sử.

Khu đền thờ (không gian lễ) được tạo bởi Âm Bản của trống đồng và giữa sân đặt một phiên bản cùa một công trình cổ với các đường nét kiến trúc đặc trưng. Ở đấy đặt một phiên bản trống Đồng. Ở phần Âm Bản trống đồng được đục tạo thành 15 trụ cột biểu thị cho 15 bộ lạc tạo dựng nên nhà nước Văn Lang đầu tiên với các thời kỳ Vua Hùng. Ở đây thiết kế muốn sử dụng hình ảnh trống đồng là một biểu tượng nổi bật sâu sắc của văn hóa cha ông thời Hùng Vương. Người thiết kế đã tạo được một không gian sáng – tối đầy bất ngờ, cảm nhận được sự tĩnh lặng, tâm linh và tôn nghiêm với vòm trời hình tròn, trong xanh, xung quanh là trống đồng Âm Bản.
.

Nhà bia với diện tích xây dựng trên 44m2, mái lợp ngói mũ hài – một loại ngói mang từ tỉnh Thanh Hóa vào. Khung nhà bia được tao dựng bởi 4 cột gỗ căm xe loại lớn và được liên kết với các xà ( cây xiên) tạo thành thế tứ trụ vững chắc, phỏng theo lối kiến trúc đình, đền truyền thống Nam Bộ. Không gian nhà bia được nối rộng ra 4 hướng bởi hệ thống kèo nối với 12 cây cột gỗ nhỏ hơn ở hàng nhì. Giữa nhà bia có bia đá hình chữ nhật trên có khắc nội dung tóm tắt về hào khí lịch sử Việt Nam. Cùng với hệ thống bậc thang, các chiếu nghỉ, các phù điêu vách tường song song với đường Tre ngà uốn lượn theo triền dốc tự nhiên, công trình nhà bia là điểm nhấn trên bước đường hành hương về cội nguồn.
.
“Đường Tre“– trải theo trục Nam – Bắc, dài hơn 400m, đường được đào sâu theo triền dốc tự nhiên của khu đất Đồi Viễn (độ sâu trung bình là 1,5m). Đường rộng khoảng 10m, hai bên vách trồng 2 hàng tre 6m, có các hàng cọ trồng điểm bên cạnh. Hai bên đường Tre là các mảng phù điêu được chạm khắc trên vách đá, có đoạn được thể hiện bằng tượng nổi hoặc phù điêu rỗng để giới thiệu (từ cổng vào cho tới đền) những sự kiện và nhân vật lịch sử đã có công dựng nước và giữ nước trong suốt 4000 năm.
.

 

Thông tin dự án :

Tên công trình : ĐỀN TƯỞNG NIỆM CÁC VUA HÙNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Tên tác giả/ nhóm tác giả : KTS Nguyễn Trường Lưu  - Năm sinh : 1955

Cơ quan công tác : Công ty TNHH Xây dựng Kiến trúc Miền Nam (ACSA)

Địa điểm xây dựng công trình : Phường Long Bình – Quận 9 – TP. HCM & Xã Bình An – Huyện Thuận An – Tỉnh Bình Dương

Chủ đầu tư : Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc TP. HCM

Năm thiết kế : 2001 - Hoàn thành xây dựng : 2009

Diện tích khu đất/ diện tích xây dựng : 60.170 m2/4.979 m2

 

Xem Album Gallery

 

Vượt qua hơn 60 đồ án thiết kế và qua 4 vòng phúc khảo, đồ án của KTS. Nguyễn trường Lưu đã đoạt giải nhất và được Thành uỷ - UBND Tp.HCM chọn để xây dựng đền tưởng niệm các Vua Hùng (ĐTNCVH). Là một trong những hạng mục trung tâm nằm trong khu cổ đại của Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc Tp.HCM, ĐTNCVH nằm tại ấp Vĩnh Thuận, p.Long Bình, Q.9 có tổng diện tích 8ha nằm trên một quả đồi cao 21m so với mặt nước biển.

KTS Nguyễn trường Lưu cho rằng: Đây là ngôi đền của những người con phương Nam đi mở cõi tưởng nhớ đến Tổ tông, nên phải được thiết kế trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XX đầu XXI đồng thời làm sao phải lột tả được sự phóng khoáng, cởi mở giống như bản chất của người phương Nam. Do vậy nó phải khác với lối kiến trúc truyền thống nhưng vẫn mang dáng dấp của kiến trúc tứ trụ trong đền chùa Việt Nam.

Công viên lịch sử - Văn hóa dân tộc Tp.HCM có diện tích 395ha, trong đó có 368ha thuộc Q.9 (Tp.HCM) và 27ha thuộc huyện Dĩ An (Bình Dương). Có 4 khu: Khu cổ đại: 84,15ha, khu trung đại: 29,19ha: sẽ tái hiện lịch sử tiêu biểu từ thế kỷ X - XVIII; Khu cận hiện đại 35,92ha: tái hiện những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh và khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí 245,74ha: Làng văn hoá các dân tộc, bảo tàng lịch sử tự nhiên, Công viên điện ảnh, rừng trường Sơn, làng hoa.

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1293
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy