Những bí ẩn về Tháp Rùa – Hồ Gươm | The mystery of Turtle Tower - Hoan

06/09/2016 Lê Cẩm Thùy
6121
0

Hồ Gươm được ví như lẵng hoa tươi giữa lòng Hà Nội, trong lẵng hoa ấy nổi bật một đoá sắc màu đẹp nhất, gây ấn tượng nhất – Tháp Rùa. Thế nhưng, cho đến nay công trình này vẫn còn nhiều ẩn số…

 best_a44b6877e4-14-xuan-chinh-5

Tháp rùa nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm, với hoa Lộc Vừng (Ảnh – HG)

Nguồn gốc xây dựng

Tài liệu thường được dẫn ra làm cơ sở lý giải cho nguồn gốc của Tháp Rùa là cuốn Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội của Doãn Kế Thiện và cuốn Lịch sử Thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu chủ biên).

best_4c60cc0cfa-8-manh-cuong-2

Theo đó cả hai cuốn sách đều cho rằng: Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.

best_62a70cde0e-13-xuan-chinh-3

Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất.

Thế nhưng, một số tác giả gần đây đã cho rằng câu chuyện này chỉ có thể xem là truyền thuyết dân gian chứ chưa thể coi là sự thật lịch sử được. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc trong cuốn Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn đã chỉ ra những điểm còn thiếu sót:

Như bảo rằng Bá hộ Kim xây tháp để làm “hậu chẩm” (tức cái gối) cho chùa Báo Ân thì sai. Bởi lẽ chùa này nhìn ra hồ. Trong bài thơ vịnh của người đương thời về chùa Báo Ân (chùa Quan Thượng có câu: Khen ai khéo họa địa đồ, Sau lưng Đồn Thủy, trước hồ Hoàn Gươm. Như vậy Gò Rùa chỉ có thể làm minh đường, làm án mà thôi.

best_0113651eb6-1-xuan-chinh-1

Hoặc như sách chép rằng “tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm ba chữ “Tả Vọng Đình” vẫn ẩn hiện” cũng là không đúng. Vì khắp bốn mặt tháp, cả ngoài lẫn trong đều không có 3 chữ này. Chỉ ở mặt Đông, trên tầng đỉnh có 3 chữ Quy Sơn Tháp nhấn trên tường vôi.

best_657782cfc4-2-lam-phuc-1

Tháp Rùa thờ ai?

Trên tầng thứ ba của Tháp Rùa có một cửa hình tròn ở mặt phía đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía tây có một ban thờ nhưng không rõ thờ ai và có từ lúc nào? bài vị không đề tên ai.

Các tài liệu bằng tiếng Việt tuyệt nhiên không hề đề cập đến việc trên gò Rùa đã từng là nơi có miếu thờ. Những tài liệu sớm nhất đề cập đến gò Rùa ghi nơi đây xưa là nơi vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa.

best_cc811ef61c-6-lam-phuc-5

Các tài liệu tiếng Pháp ra đời ngay sau thời gian xây dựng tháp thì đề cập đến một miếu thờ nhỏ thần hồ. Tập sách Les pagodes de Hanoi của G.Dumoutier in năm 1887 trong mục “hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” có ghi: “ở giữa hồ… là một công trình bé nhỏ, có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn. Công trình này mới có khoảng chục năm nay. Nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ”.

Trong Le vieux Tonkin (Bắc kỳ cổ) của Bourrin (2 tập in năm 1935, 1941) thì viết: “Tháp Rùa chính tên là Quy Sơn tháp xây khoảng 1877 (…) công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ”. Vậy thì thần hồ trong các tài liệu nói đền là ai? Liệu có thể là thần Kim Quy hay không? Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng: rất ít khả năng, tháp Rùa thờ thần Kim Quy nhưng cụ thể thờ ai thì ông cũng chưa có câu trả lời thấu đáo.

best_edb73fb02f-12-xuan-chinh-2

Bí mật về kiến trúc

Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về kiến trúc của Tháp Rùa. Cách đây không lâu từng có tác giả cho rằng nên đập bỏ Tháp Rùa do không có ý nghĩa lịch sử và thiếu giá trị về mặt kiến trúc.

Mặc dù vậy cho đến nay, hầu hết đều thống nhất cho rằng, Tháp Rùa là một sự kết hợp “giao duyên” giữa kiến trúc phương Tây và kiến trúc Á Đông. Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành cho biết: Thời điểm này người Pháp đã xây dựng một số công trình mang từ Pháp sang, ít nhiều tháp Rùa có ảnh hưởng về phong cách kiến trúc Pháp thời bấy giờ, như vòm cửa (kiểu Gô-tich – nhà thờ), lan can trên tầng hai (tường chắn mái – trại lính),… song 4 mái đao hình rồng tầng trên cùng vẫn sao chép từ kiến trúc truyền thống. Nên tháp Rùa mang hình thức kiến trúc Pháp – Việt giao duyên là vậy.

hnhg

Có người đã phân tích Tháp Rùa theo tỷ lệ vàng và cho ra những kết quả khá bất ngờ. Toàn bộ Tháp Rùa được nằm trọn vẹn trong vòng tròn thể hiện hình sao năm cánh. Khuê Văn Các, đình Đình Bảng, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa (Huế)… cũng đã được phân tích theo kiểu này.

398px-Tháp_Rùa_5

Tháp Rùa với hai cạnh không bằng nhau (Ảnh – HG)

Một điều khiến không ít người ngạc nhiên nữa là: mặt bằng Tháp Rùa hình chữ nhật chứ không phải hình vuông như nhiều người vẫn tưởng. Ở tầng thứ nhất, chiều dài là 6,28m trong khi chiều rộng là 4,54m. Tương tự ở tầng hai có kích thước là 4,8×3,64m. Họa sĩ Bùi Xuân Phái lúc sinh thời đã rất tinh ý khi thể hiện Tháp Rùa một chiều 3 cửa, một chiều hai cửa mà không phải ai cũng nhận ra.

Cho dẫu vẫn còn những nghi ngờ về nguồn gốc và không phải ai cũng có thể giải thích cho thấu đáo nhưng dẫu sao thì tháp Rùa vẫn là công trình kiến trúc đẹp và đã đi sâu vào lòng người bao thế hệ… Nó đã trở thành một phần không thể thiếu của Hồ Gươm, của Hà Nội.

Hoàng Giang

(Source:  Khonggiantre.com, ++)

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy