Bài nói chuyện về Phong Thuỷ Hiện Đại

26/09/2016 Lê Cẩm Thùy homenh.vn - Ảnh: Internet
7307
0

Nói đến phong thủy là nói đến trời, đất và con người. Nói đến phong thủy là nói đến những phương pháp tìm “lành” tránh “dữ” cho dương trạch để xây cất nhà cửa, cung đình, đền đài miếu mạo và cho âm trạch để đặt mồ mả, chôn cất người chết. Nói đến phong thủy là nói đến sự cân bằng hài hòa giữa những yếu tố tự nhiên với tự nhiên, giữa tự nhiên với con người để mang lại “phúc - lộc - thọ” cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ngày nay nói đến phong thủy là nói đến những giải pháp khoa học toàn diện và triệt để nhằm giải quyết mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, cụ thể hơn là mối quan hệ hữu cơ giữa con người và môi trường sống, đặc biệt tìm cách giảm thiểu ô nhiễm, làm sạch môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của thiên tai, đảm bảo an toan tối đa cho con người, cải thiện và nâng cao mức sống, chất lượng sống, chống lại bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng xã hội. Trong đó môi trường nhà ở và làm việc được quan tâm hàng đầu.

 

 

 

Với tinh thần:

- Tôn trọng di sản tri thức người xưa để lại. - Tiếp thu có chọn lọc - gạn đục khơi trong văn hóa truyền thống nói chung trong đó có phong thủy nói riêng. - Góp phần gìn giữ bảo tồn, làm sáng tỏ, bổ sung, khoa học hóa, hiện đại hóa phong thủy cổ truyền.

Năm yếu tố của Phong thủy hiện đại

Năm yếu tố của Phong thủy hiện đại

Bài nói chuyện này sẽ thể hiện tinh thần đó và trình bầy thâu tóm trong cụm từ “PHONG THỦY HIỆN ĐẠI” với những nội dung chính dưới đây:

DIỄN DỊCH VÀ LÀM SÁNG TỎ MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHONG THỦY CỔ TRUYỀN BẰNG PHONG THỦY HIỆN ĐẠI

Xét dọc thời gian, quan niệm về phong thuỷ bắt đầu từ thời trước khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa kéo dài cho đến nay. Nếu tính từ đời Hán thì Phong Thuỷ đã có hơn hai ngàn năm lịch sử, trong đó thời Nam Bắc Triều (từ 420 - 589 sau công nguyên)đời Thanh là hưng thịnh hơn cả. Về tên gọi: “Phong Thủy” - tên gọi thông dụng từ trước đến nay, để chính xác hóa nên gọi là “phong thủy cổ Trung Hoa” hay “phong thủy cổ truyền”. Tại sao gọi là “phong thủy cổ Trung Hoa?" là vì: “nó ra đời cách đây đã hàng ngàn năm ở Trung Hoa và chỉ tồn tại, thịnh hành dưới chế độ phong kiến. Đến thời Trung Hoa mới phong thủy bị cấm cùng với phong trào chống mê tín dị đoan, nên chỉ xuất hiện lén lút”“hơn 40 năm trở lại đây hầu như ở Trung Quốc không có ai nghiên cứu tiếp phong thủy” – Vương Ngọc Đức, Trung Quốc viết (1993 – Bí ẩn của phong thủy). Tuy nhiên lĩnh vực này vẫn luôn luôn được xã hội tiếp nhận như một tài sản văn hóa của cha ông và được xếp trong hệ thống kho tàng Kinh dịch của người Trung Hoa. Nên ở đây, nhiệm vụ của con cháu - các thế hệ nối tiếp cần làm rõ và phân biệt mặt tích cực, mặt tiêu cực, đặc biệt bổ sung đặng tiến tới làm phong phú thêm môn phái Phong thủy. Phong thủy hiện đại góp phần đáp ứng tinh thần đó.

Ở buổi hôm nay, chúng tôi xin phép trình bày một trong những nội dung chính – rường cột của phong thủy. Đó là KHÍ và một số nội dung khác phong thủy cổ chưa đề cập..

PHẦN I: NGUYÊN LÝ VỀ KHÍ

Theo phong thủy cổ truyền

ba-gua-FengShuiChartKhí được mô tả như là sự thở của vũ trụ, là nguồn sống của con người, nguồn gốc của mọi vật - mọi vật đều từ khí, tồn tại qua khí và trở về với khí. Khí là động lực của sự biến đổi và truyền dẫn trong thiên nhiên, thể hiện ở sự lượn sóng của đất (tạo nên núi – Hỏa Diệm Sơn), sự lên xuống của thuỷ triều ở đại dương, sự thay đổi tình cảm, tinh thần và sinh lực trong cơ thể mỗi chúng ta. Khí quyết định công việc, họa phúc và số mệnh của con người. Khí người và khí nhà giống nhau... Khí biến hóa vô cùng tận, có thể biến thành nước, cũng có thể tích tụ nước thành sông. Tưởng Bình Giai trong phần “Sự vận hành kỳ diệu của khí” của tác phẩm “Thủy long kinh” viết: “Ban đầu chỉ có khí, đầu tiên hóa thành nước, nước tích tụ tạp chất thành núi - khí là mẹ của nước, nước là con của khí. Khí chuyển động, nước chuyển động theo, nước dừng khí cũng dừng, mẹ con cùng cảnh, khí nước theo nhau... khi nổi lên mặt đất mà trông thấy vết tích, đó là nước... chuyển động trong lòng đất mà không thấy hình, đó là khí...”

Khi khí là hơi thở của vũ trụ thì vũ trụ hoặc không gian đang thở. Khí có 3 pha: pha tích cực, pha tiêu cựcpha nguy hại.

Pha tích cực: Địa điểm có khí tích cực khi ở đó con người cảm nhận được sự trong lành và sáng sủa (dễ chịu), làm ăn thịnh vượng, cuộc sống yên lành, hạnh phúc, sinh cảnh tốt tươi. Trăng tròn là thời kỳ thịnh vượng của khí.

Pha tiêu cực: địa điểm có khí tiêu cực khi ở đó có hiện tượng đổ nát hoang trống, bẩn, nhếch nhác, đất đai suy thoái, rau cỏ héo úa thưa thớt, động vật chết bệnh, con người ngày một suy nhược ốm yếu. Trăng non là thời kỳ khí tiêu cực ngự trị.

Pha nguy hại: nếu gặp khí nguy hại con người hay hờn giận, cáu gắt nổi nóng. Nơi có khí nguy hại con người luôn có cảm giác xa lạ và bị ám ảnh như có sự nguy hiểm đe dọa. Khí nguy hại từ dưới đất lên, từ trên trời xuống. Chúng đều được coi là những mũi tên thần bí, gọi chung là pha nguy hại hay mũi tên thần bí. Tia này làm tiêu tan năng lượng và gây nên bệnh tật, mệt mỏi một cách vô cớ. Ngôi nhà xây dựng ở nơi thấp trũng tù đọng, không khí bao quanh u ám nặng nề, đặc biệt nơi ở dưới có nhiều hang động, đất nứt nẻ… đều là những dạng chịu ảnh hưởng nặng nề của loại tia này. Nó xuất hiện theo con đường hoặc dòng nước chảy đâm thẳng vào nhà, góc nhà hàng xóm chĩa sang cửa chính nhà mình… Những ví dụ khác về mũi tên thần bí có rất nhiều, chẳng hạn: cột cờ, cột điện, cây cổ thụ, tháp chuông nhà thờ, chùa chiền, cầu lớn, tòa cao ốc, tháp truyền hình, trạm cứu hỏa, sòng bạc, đèn hiệu nhấp nháy hoặc chói sáng. Ngay cả những nơi tụ hội đông người, họp chợ ồn ào, xáo trộn như bệnh viện, nhà tang lễ, nghĩa trang hay sự ầm ĩ của hàng xóm…

Vách đá dựng đứng, núi dạng bậc thềm, sóng lớn xô bờ hoặc dạng mắt ngựa… đều bắn ra “mũi tên thần bí”. Núi càng sừng sững, càng góc cạnh thì ảnh hưởng tai hại của chúng càng mạnh. “Mũi tên thần bí” còn xuất hiện ngay ở trong mỗi gia đình do thiết kế trang trí nội thất không hợp lý.

Tóm lại khí có hai loại: sinh khí (pha tích cực)tử khí (pha tiêu cực và pha nguy hại). Thầy phong thủy được gọi là “lý khí” (xử lý vấn đề khí). Từ đó con người sùng bái mọi vật và sợ hãi tử khí - hung khí, ác khí... Nên phong thủy cổ chủ trương đi tìm long mạch huyệt vị, thế đất, hướng nhà, hướng cửa để tìm khí tốt cho con người sống hòa thuận và hợp với thiên nhiên.

Trang trí nội thất theo Phong thủy hiện đại

Theo phong thủy hiện đại

Với khoa học hiện đại, “khí” mà phong thủy quan niệm, dưới ánh sáng khoa học có thể gồm những thành phần sau:

- Không khí - khí để thở cho mọi sinh vật trên trái đất. Không có không khí sẽ không có sự sống.

- Các loại tia vũ trụ tới từ không gian bao quanh trái đất hay còn gọi là năng lượng vũ trụ - Các loại tia đất bức xạ từ sâu trong lòng đất.

- Các loại tia bức xạ khác từ mọi vật chất vây quanh con người kể cả con người. Trong đó phải kể đến phông bức xạ phóng xạ tự nhiên và nhân tạo.

Tia vũ trụ

Trong đó có tia mặt trời đã được con người quan tâm nghiên cứu từ lâu. Những gì mà vũ trụ gửi tới trái đất được gọi là “tia vũ trụ” – Cosmos Rays, “bức xạ vũ trụ” - Cosmos Radiation. Còn “năng lượng vũ trụ” - Cosmos Energy là hệ quả song hành với quá trình bức xạ.

Phát hiện ra sự tồn tại của tia vũ trụ được thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Lúc đó, các nhà vật lý biết chắc rằng sự ion hoá không khí lấy điện tích khỏi tĩnh điện nghiệm có nguồn gốc ngoài trái đất. Millikan là người đầu tiên đã đưa ra một cách tin tưởng giả thiết đó và gọi hiện tượng này với cái tên gọi hiện đại đầu tiên là: “Bức xạ vũ trụ”. Năm 1927 nhà bác học Nga D.D. Xkobeltxưn là người đầu tiên đã chụp được ảnh vết các tia vũ trụ trong buồng ion hoá. Bằng những phương pháp thông thường, các nhà khoa học cũng đã xác định được năng lượng của các hạt vũ trụ rất lớn trong khoảng 108 – 1020 electronvon. Năng lượng này lớn hơn năng lượng có thể tạo ra trong những máy gia tốc mạnh nhất tới 8 bậc. Nghiên cứu bản chất của các tia vũ trụ đã được các nhà vật lý thực hiện bằng nhiều khám phá xuất sắc. Thí dụ: chứng minh sự tồn tại positron hoặc lần đầu tiên phát hiện ra trong các tia vũ trụ có các mezon – hạt có khối lượng ở giữa khối lượng của proton và electron... Bức tranh về “bức xạ vũ trụ” đã được các nhà khoa học đưa ra khá rõ nét như vậy. Tuy nhiên bức xạ vũ trụ gửi tới trái đất hầu hết bị hấp thụ và phản xạ bởi khí quyển trái đất. Các tia gamma, tia X, và tử ngoại bị các nguyên tử và phân tử của khí quyển hấp thụ. Bức xạ hồng ngoại bị hấp thụ trong một vùng phổ rộng do các phân tử nước (H2O) và dioxytcacbon (CO2). Sóng vô tuyến có bước sóng dài bị phản xạ ngược vào vũ trụ bởi các lớp khí quyển ion ở phía trên khí quyển trái đất. Phần trên của khí quyển trái đất bị ion hóa do bức xạ cực tím của mặt trời. Trong khí quyển trái đất chỉ có hai cửa sổ hẹp cho phép bức xạ vũ trụ lọt qua gọi là cửa sổ trong phổ điện từ: cửa khả kiến và hồng ngoại gần, bước sóng 0,4 – 3m đi qua và cửa sổ vô tuyến bước sóng 2 (15.000 mega Hec) – 30mm (10 mega Hec) đi qua. Phổ bức xạ vũ trụ còn lại tới được mặt đất chỉ gồm:

Sóng radio và TV- HF và LF (High Frequencies and Low Frequencies). Sóng radio AM - VLF (Very Low Frequencies). Sóng TV và Video - VHF (Very High Frequencies). Sóng TV và radio – FM. Microwave: SHF (Super High Frequencies).

Sóng hồng ngoại xa (Far Infrared). Sóng hồng ngoại gần (Near Infrared). Sóng ánh sáng nhìn thấy (Visible Light). Sóng tia cực tím (Ultraviolet). Tia X (X Rays). Tia gamma (Gamma Rays). Khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin. Môn vật lý chuyên nghiên cứu sóng điện từ là điện động lực học. Bản chất của chúng chính là bức xạ điện từ (Electromagnetic radiation) bao gồm điện trường và từ trường biến thiên, lan truyền vuông góc với nhau trong không gian với vận tốc ánh sáng (trong chân không C = 299.792.458m/s). Năng lượng của 1 hạt photon có bước sóng là h.c/. Trong đó h là hằng số Plant, c là vận tốc ánh sáng. Như vậy bứơc sóng càng dài thì năng lượng photon càng giảm. Khi tương tác (tia sơ cấp) với các nguyên phân tử và các hạt cơ bản khác hình thành tia thứ cấp. Năm 1957, bức xạ “phông vũ trụ” vết tích của Big Bang- bức xạ tàn dư của Big Bang đã được phát hiện. Đây là nguồn bức xạ vô tuyến trên bước sóng 7cm và được coi là: “bầu sữa mẹ của muôn loài”. Kết quả quan sát và mô hình lý thuyết cho biết: vũ trụ chỉ chứa 27% vật chất, 73% còn lại là năng lượng. Đa số vật chất là “vật chất tối” không nhìn thấy mà bản chất của chúng vẫn còn chưa được xác định. Chỉ còn 4% vật chất là những nguyên tử thông thường phát ra ánh sáng và bức xạ mà các nhà thiên văn nhìn thấy và quan sát được. Chưa hết, ngày nay nhờ có sự ra đời của thiên văn vô tuyến đã cho phép các nhà thiên văn phát hiện ra nhiều loại bức xạ vũ trụ khác đến từ các ngôi sao xa xôi như: QuasarPunxa - những thiên thể kỳ lạ. Quasar là một lỗ đen ở rất xa trong vũ trụ, phóng ra những đám khí electron có tốc độ đo được lớn hơn cả tốc độ ánh sáng. Nguyên lý chuyển động siêu ánh sáng được giải quyết như một ảo ảnh quang học. Các sao siêu nặng (khổng lồ) phát ra bức xạ vô tuyến xincrotron rất mạnh. Sau khi tiêu thụ hết năng lượng hạt nhân nổ tan, lõi ngôi sao bị nén đến mức vật chất bị biến dạng trở thành notron. Ngôi sao notron vừa quay nhanh vừa phát ra những xung bức xạ vô tuyến nên các nhà thiên văn gọi là Punxa (Pulsating Star). Ngay cả nguồn bức xạ gần trái đất nhất là mặt trời cũng đôi khi bùng nổ dữ dội với chu kỳ 11 năm bức xạ ra những luồng gió gọi là gió mặt trời. Tạo ra một tầng plasma gồm những hạt electron và ion có năng lượng cao, bao quanh trái đất. Gió mặt trời không đồng đều và chụm lại thành từng cụm hạt làm cho trái đất phải hứng chịu những trận bão từ trường mạnh. Cho tới nay các nhà thiên văn đã tìm thấy trong dải Ngân Hà hơn 100 phân tử, chưa kể các chất đồng vị. Các phân tử này tồn tại dưới dạng khí. Các sao trẻ sao già không đủ năng lượng phát ra ánh sáng mà chỉ phát ra bức xạ hồng ngoại. Có nhiều các phân tử thông thường như ôxit cacbon, andehyt, amin, axit, cồn, rượu, muối,... Như vậy bức xạ vũ trụ hay còn gọi là NLVT đến trái đất có phổ khá rộng. Trong đó có tia có lợi như ánh sáng nhìn thấy, bức xạ tàn dư và có tia có hại cho sức khỏe như tia tử ngoại, tia X, tia Gamma...

Con người thường xuyên bị bắn phá bởi các tia vũ trụ, tia đất và các bức xạ khác ở môi trường xung quanh.

Trường năng lượng trong đó có trường năng lượng vũ trụ có hiệu lực cấu tạo đối với vật chất và xây dựng các hình thái vận động chung và riêng. Mọi tương tác trong vũ trụ đều có thể được coi là “tương tác trường”. Cơ thể sinh vật nói chung, con người nói riêng là hệ thống mở có khả năng trao đổi năng lượng với môi trường ngoài, trong đó có bức xạ vũ trụ. Đương nhiên tương tác này không đơn giản chỉ thông qua một số cửa sổ gọi là luân xa. Vì bức xạ vũ trụ như đã đề cập bản chất là sóng điện từ. Một lưu ý quan trọng đối với môi trường này là điện trường không thể xuyên qua vật liệu xây dựng. Ngược lại từ trường không hề bị vật liệu này cản lại. Nên mỗi khi có bão từ, mọi người được cảnh báo: những ai bị bệnh thần kinh, tim mạch hoặc huyết áp cao hạn chế đi ra ngoài nhà là không chính xác. Ví dụ khác, để bức xạ sóng cực ngắn – vi ba, phông bức xạ tàn dư, đi sâu vào các tổ chức cơ thể sống, nó phụ thuộc hoàn toàn vào tần số. Cụ thể: tần số khoảng 20.000 – 30.000 MHz lớp da ngoài cùng hấp thụ. Tần số khoảng 1000 – 3000 MHz lớp biểu bì của da hấp thụ. Dưới 1000 MHz lớp sâu trong cùng của da hấp thụ. Từ dưới 150MHz sóng này thấm xuyên qua cơ thể. Đối với bão từ, bệnh viện Trung ương Nga và Viện nghiên cứu Địa từ trường và Truyền sóng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga thống kê, mỗi khi bão từ xảy ra số ca đột quỵ tim tăng 2 đến 2,5 lần. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hàng năm có khoảng 60.000 người bị chết vì ánh nắng mặt trời. Tia cực tím UV-A làm cho da bị lão hóa nhanh dẫn đến nhăn nheo. UV-B gây ung thư da và đục nhân mắt…Còn rất nhiều ví dụ khác về tác dụng có hại của tia vũ trụ.

Phông phóng xạ tự nhiên trong không khí - bức xạ phóng xạ

Tuy nhiên, không chỉ có thế, ngoài tia vũ trụ ra, chung quanh ta còn rất nhiều tia khác nữa như: phông bức xạ phóng xạ tự nhiên, phần lớn hình thành do bức xạ. Trên đỉnh núi cao hoặc ngoài trời độ phóng xạ lớn hơn nhiều so với mặt biển. Các phi hành đoàn thường làm việc ở độ cao có lượng phóng xạ cao hơn so với mặt đất khoảng 20 lần. Phóng xạ loại này có ở khắp mọi nơi. Tức là con người sống chung với phóng xạ - thường xuyên chịu sự tác động của chúng. Bổ sung vào lượng bức xạ phóng xạ tự nhiên này còn có: các bức xạ phát ra từ các đồng vị phóng xạ có trong đất đá, cây cối, thức ăn, nước uống, không khí... Bức xạ tự nhiên chiếm 85%. Trong đó đất đá chiếm 18%, khí Radon 42%, thức ăn nước uống 11%, tia vũ trụ 14%. Hầu hết chúng có đời sống dài. Mức độ phóng xạ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố: địa lý, khí hậu, thành phần không khí, thành phần chất đất, vật liệu xây dựng, điều kiện thời tiết: mưa, áp xuất khí quyển, hướng gió, địa hình cao thấp. Nguyên nhân chung nhất của sự tăng phông phóng xạ là xạ khí Radon. Radon thoát lên từ dưới mặt đất qua kẽ nứt của vỏ trái đất. Nếu nó lan tỏa theo không khí thì ít nguy hại, nếu tích đọng lại tập trung trong nhà khép kín không được thông gió thì thực sự nguy hại.

Tia đất

Từ trước đến nay hầu như con người và giới khoa học mới chỉ đề cập nhiều về “tia vũ trụ” như các sóng điện từ, tia hồng và tử ngoại... đặc biệt là các trận bùng nổ sắc quyển mặt trời gây ra bão từ trái đất hoặc một số các hiện tượng dị thường khác – tọa độ chết xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Còn “tia đất” chưa được quan tâm nghiên cứu nên ít được biết đến. Trong khi tác hại tiềm ẩn của nó đối với cuộc sống và sức khỏe con người không hề nhỏ, không hề thua kém các tác nhân gây bệnh khác và cảnh báo: tia đất có mặt ở hầu khắp mọi nơi và tia đất độc hại xuất hiện nhiều hơn gấp nhiều lần tia đất có lợi.

Đó là, những tia được sản sinh bởi hiện tượng bức xạ của những vật chất khác nhau (khí, nước, đất đá hoặc hỗn hợp…) từ dưới mặt đất. Như đã biết, vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất gồm 87 nguyên tố khác nhau như: O 47,2%, Si 27,6%, Al 8,8%, Fe 5,1%, Ca 3,6%, Na 2,64%, K 2,6%, Mg 2,1%... Nên trong vỏ trái đất luôn diễn ra tương tác giữa các thành phần dưới dạng vật lý hóa…. sản sinh tia đất cục bộ. Có thể quy về các loại chính sau:

- Tia đất nguồn gốc bức xạ phóng xạ tự nhiên và nhân tạo.

- Tia đất nguồn gốc bức xạ (phát tán) từ các chất hóa học tự nhiên và nhân tạo.

- Tia đất nguồn gốc bức xạ trường điện tự nhiên và nhân tạo cục bộ.

- Tia đất nguồn gốc mồ mả hài cốt, vong (trường vong là một dạng tia đất - tia đất dị thường - tia đất đặc biệt).

Tóm lại tất cả những gì gọi là tia – tia vũ trụ, tia đất, tia trong không gian bao quanh con người đều mang năng lượng và hiển nhiên luôn luôn hiện diện mặt tích cực và có cả tiêu cực đối với sức khỏe con người. Chúng tồn tại tuân theo những quy luật, định luật nhất định của tự nhiên thông qua những trường vật lý. Các trường này tương tác lồng ghép đan xen chằng chịt theo nhiều chiều, nhiều hướng một cách phức tạp, theo các hệ quy chiếu khác nhau hết sức chặt chẽ và có trật tự… Thực ra đó chính là môi sinh –“Trời”, “Đất”, “Khí quyển”, “Thủy quyển”, “Sinh quyển”... Môi sinh đã tạo ra con người và quy định ngưỡng các yếu tố con người tồn tại đều đã ở trạng thái cân bằng (cân bằng động). Nên nếu có điều gì xảy ra khác thường sẽ được gọi là dị thường. Vậy khí cũng chỉ là một dạng vật chất trong vũ trụ. Khí có hai mặt - tích cực và tiêu cực. Nên rất cần được trang bị kiến thức để nhận biết chúng. Nhằm khai thác triệt để mặt tích cực phục vụ cuộc sống và phòng tránh mặt tiêu cực bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Trang trí nội thất theo Phong thủy hiện đại

Một số nội dung khác Phong thủy cổ chưa đề cập

Các trường lực trong tự nhiên

- Trường tương tác mạnh – lực tương tác mạnh. Lấy cường độ trường này là 1 (M).

- Trường tương tác yếu – lực tương tác yếu có cường độ so với M là 10-20.

- Trường điện từ - lực điện từ có cường độ so với M là 10-4.

- Trường hấp dẫn – lực hẫp dẫn có cường độ so với M là 10-40.

Các lực ngẫu nhiên trong vũ trụ

Ngay tại lúc khi các bạn đọc trang này chúng ta đang cùng với trái đất tự quay với tốc độ khoảng 1.100km/h đối với vùng cực và 1.666km/h đối với vùng xích đạo. Chúng ta còn bị cuốn hút theo sự chuyển động của trái đất chung quanh mặt trời với tốc độ 110.000km/h. Thái dương hệ trong đó có mặt trời, trái đất lôi chúng ta theo con đường của dải ngân hà với tốc độ khủng khiếp 1.600.000km/h. Chưa hết, dải ngân hà khổng lồ, trong đó có chúng ta bay vun vút trong vũ trụ bao la đến nơi vô định với tốc độ phi thường không thể hình dung nổi 18.000.000km/h. Ấy vậy chúng không gây ra bất kỳ một cảm nhận nào ở con người. Nên cứ tưởng ta đứng yên. Như vậy, sự đứng yên chỉ là tương đối. Với chuyển động như thế cho dù có quỹ đạo riêng vẫn không thể tránh khỏi sự cọ sát, va đập có tính chu kỳ và ngẫu nhiên trong quá trình chuyển động này.

Từ trường traí đất

Từ trường trái đất do ba nguồn tạo ra: nguồn từ sâu trong trái đất là chủ yếu chiếm 98%, nguồn do các khoáng chất dưới mặt đất thay đổi theo cấu trúc địa tầng chiếm 1%, nguồn bên ngoài trái đất trong quyển ion và từ quyển thay đổi theo không gian và thời gian (từ Tellua). Từ trường tổng trên mặt đất có giá trị khoảng 25.000 nT ở xích đạo từ và tăng tới 60.000 nT ở cực từ bắc và tới 70.000 nT ở cực từ nam.

Tất cả các trường lực, lực, từ trường nêu ở trên... đều tồn tại quanh con người và ảnh hưởng tiềm ẩn tốt cũng như xấu đối với đời sống con người.

Những thảm họa thiên nhiên 

Thiên tai luôn luôn rình rập đe dọa tính mạng con người. Vào buổi giao thời của thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, những hình ảnh đau buồn không thiếu ở khắp nơi trên hành tinh – thiên tai.

Sự sinh ra, tồn tại và phát triển của con người hoàn toàn do thế giới tự nhiên (Trời - Đất) quyết định, hay còn gọi là “Tạo hóa”. Tất cả những yếu tố sinh ra con người của tự nhiên được quy về dưới tên chung là “Môi trường sống”. Tuy nhiên, môi trường này: không khí, nước, đất… có những quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe được gọi là “ngưỡng sống”. Ngoài “ngưỡng sống” con người được hưởng điều kiện biên của môi trường sống khá rộng và thoải mái: núi non, sông ngòi, biển cả mênh mông và không gian bao la. Tuy nhiên trong miền biên tự do đó chứa đầy sự dung tha và hiểm họa như:

- Thiên tai có thể xảy ra ở khí quyển gồm: bão gió, sấm chớp, vòi rồng, giông lốc, mưa đá, nắng nóng, băng giá…, bão từ.

Các chuyên gia giải thích rằng: dưới tác động của trường điện từ mạnh (thời gian bão từ trường) các tế bào máu trong các mao mạch của cơ thể cụm lại ngưng kết thành các quần thể và chuyển động với tốc độ chậm do đó lượng oxy cung cấp cho cơ thể hạ thấp xuống gây mệt mỏi buồn ngủ, không ưa hoạt động. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm đối với người bị bệnh tim, bởi lẽ bình thường họ đã ở trạng thái đói oxy và phản ứng chậm chạp trước những thay đổi của môi trường.

- Thiên tai có thể xảy ra ở thủy quyển gồm: lũ lụt, sóng, sóng thần, bào xói, băng tan…

- Thiên tai có thể xảy ra ở thạch quyển gồm: động đất, núi lửa, đứt gẫy kiến tạo, tách dãn, trôi dạt lục địa, nâng hạ vỏ trái đất tạo núi, trượt lở, lũ quét (dòng bùn đá), đất trôi, giếng phun…

- Thiên tai từ vũ trụ gồm: sao chổi, thiên thạch, va chạm của các tiểu hành tinh, lực vũ trụ…

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là thảm họa cho mọi quốc gia và nhân loại.

- Ô nhiễm môi trường không khí.

- Ô nhiễm môi trường nước.

- Ô nhiễm môi trường đất.

- Ô nhiễm môi trường thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

- Ô nhiễm môi trường cộng đồng xã hội, lối sống và hành vi ứng xử.

Ví dụ: Một cảnh báo mới nhất: “chúng ta đang sống với 76 chất độc trong máu” từ các nhà khoa học và sinh thái thế giới (quỹ Động vật Thế giới – W.W.F) xét ngiệm máu của 40 nghị sỹ Châu Âu, tổ chức ONG xét nghiệm máu của 14 Bộ trưởng của những nước thành viên EU và đưa ra kết quả nêu trên thông qua chiến dịch gọi là Detox. Ngoài ra họ còn tiến hành xét nghiệm máu liên tiếp 3 đời: bà nội, con gái và cháu gái ở 13 nước trong thành viên EU. Kết luận 76 chất ô nhiễm độc hại có trong máu truyền qua nhau thai và sữa mẹ cho nhiều thế hệ và không ai thoát sự lây nhiễm đó. Và đó là nguyên nhân của nhiều bệnh hiểm nghèo.

Các quy luật của tự nhiên

Mọi vật, mọi sinh vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên đều trải qua các quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu huỷ (diệt vong). Để đảm bảo cho các quá trình ấy diễn ra trong trật tự đúng với quỹ đạo riêng của chúng tức là của từng mắt xích cấu tạo nên trái đất phải tuân theo những quy luật chung nhất của tự nhiên cụ thể hơn là của vũ trụ. Đó là những quy luật buộc phải có như do chính bản thân sự tồn tại của tự nhiên quyết định và quy định.

- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

- Quy luật vận động

- Quy luật trao đổi vật chất và năng lượng

- Quy luật chu kỳ hay nhịp điệu

- Riêng trái đất còn có quy luật địa đới và phi địa đới

Phần tham khảo

Giải pháp chọn khu đất và xây nhà như thế nào tối ưu nhất?

Mảnh đất con người ở sinh sống chỉ là một điểm nhỏ trên mặt đất.

Ngôi nhà chỉ là khoảng không gian vô cùng bé nhỏ mang tính ước lệ dùng để che chắn bảo vệ con người khỏi những tác động khắc nghiệt của thời tiết (nắng mưa, bão tố, nóng bức, giá rét, …), sự tấn công của sinh vật (thú dữ, côn trùng, vi khuẩn…) và để sinh hoạt nghỉ ngơi, học tập, làm việc, giao lưu… Nhưng ngôi nhà không ngăn được phần lớn những tia bức xạ vừa có lợi vừa có hại từ vũ trụ xuống, từ dưới đất lên, từ xung quanh tới như trên đã mô tả. Nguy hiểm hơn là những tia này mắt thường không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác quan thông thường.

Giải pháp 1

- Tìm đến sự giúp đỡ của các nhà địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình.

Khảo sát thăm dò đo đạc phân tích, thí nghiệm chỉ ra đặc điểm của đất nền dưới móng nhà, về: cấu tạo địa chất, thành phần đất đá, khoáng chất, nước dưới đất, các chỉ tiêu cơ lý đất, đặc biệt tia đất bao gồm cả mồ mả hài cốt. Đánh giá chất lượng đất tốt hay xấu cho xây dựng và cư ngụ. Đó cũng là nhiệm vụ của các nhà địa kỹ thuật - cơ đất nền móng.

Giải pháp 2

- Tìm đến sự giúp đỡ của các nhà kiến trúc thiết kế xây dựng.

Thiết kế kiến trúc xây dựng nhà ở, làm việc theo các yếu tố môi trường tự nhiên và khả năng chống lại tác hại của những yếu tố môi trường tự nhiên như giông sét, bão tố, lũ lụt, động đất và ô nhiễm… Đó là nhiệm vụ của nhà kiến trúc xây dựng.

Giải pháp 3

- Dựa vào yếu tố môi truờng - yếu tố hàng đầu quyết định tính toán thiết kế bố trí mặt bằng, quy mô, kích cỡ, kiểu dáng kiến trúc, hướng nhà, hướng cửa…

Thời tiết, khí hậu là dữ liệu đầu tiên và quan trọng để các nhà thiết kế kiến trúc xây dựng giải bài toán nhà ở và làm việc tối ưu về mọi mặt, khả năng chống ô nhiễm cao. Đó chính là giải quyết tốt tổ hợp các yếu tố cơ bản về hướng nhà, hướng cửa, bố cục mặt bằng, tỉ lệ kích thước giữa các thành phần của nhà, kết hợp với hệ thống chống nắng, chói, hắt... cũng như khoảng cách đến các nhà cửa lân cận, kết hợp với phong cách sinh hoạt truyền thống của người Việt Nam.

Cụ thể

Về địa hình địa mạo

Cao, bằng phẳng, thoáng không bị che chắn (án ngữ) bởi các vật tự nhiên (gò đồi, núi sót...) hay nhân tạo (đê, đập) cột điện cao thế, đường điện cao thế, tháp nước, ống khói...

Hình dạng cân đối đều đặn, nếu có diện tích phát triển ra xung quanh được thì coi như lý tưởng.

Trên mặt đất nhiều cây cối xanh tốt, không bị phân cắt bởi các dòng chảy tạm sau mưa.

Không nằm quá sát ao hồ, bờ sông nhất là phía đang bị xói lở, bào mòn.

Không nằm chính giữa thung lũng, khe hẻm hoặc chênh vênh trên sườn núi bờ vực. Vị trí có mạng lưới giao thông thuận tiện.

Về môi trường không khí

Không gần khu vực nhà máy hầm mỏ, công trường xí nghiệp đang hoạt động.

Không gần những nơi chứa chất phế thải công nghiệp, y tế, những nơi ồn ào bụi bậm (xưởng cơ khí, sân bay, ống khói) kể cả phố xá quá đông đúc chật hẹp, nhiều xe cộ đi lại.

Khu vực tràn đầy gió và ánh nắng.

Về môi trường nước

Khu vực có sẵn nguồn nước sạch cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và thi công xây dựng.

Khu vực nằm gần sông suối ao hồ, nước chưa bị ô nhiễm.

Khu vực không thuộc vùng chịu tác động quanh năm bởi lũ lụt, kể cả sóng thần.

Khu vực nước ngầm ít và nằm sâu, không bị ô nhiễm và không có tính ăn mòn vật liệu.

Về môi trường đất

Đất đá trong khu vực đồng nhất về phân lớp và thành phần.

Các lớp đất đá có cấu trúc chắc chắn, xếp lớp chỉnh hợp, không chứa các thấu kính (túi) đất quá yếu (bùn loãng), đất than bùn, đất hữu cơ xốp, các tảng đá lăn.

Đất có hệ số thấm nhỏ (độ cách nước tốt).

Không có tính trương nở (như sét monmorilofit), tính co rút (lún sập), tính tan rữa (biến loãng) khi gặp nước.

Đất có tính biến dạng nhỏ (mô đun biến dạng lớn hơn 250kg/cm2).

Đất có cường độ chống cắt cao (độ dính kết lớn hơn 0,5 kg/cm2), góc ma sát trong (nôi ma sát) lớn hơn 150.

Đất có sức chịu tải lớn (cường độ R lớn hơn 1,5kg/cm2).

Điện trở đất đá càng cao càng tốt (phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa).

Đất đá không chứa các chất có tính phóng xạ, tính kim loại cao và không chứa lẫn các chất độc hại.

Trong nền đất không có các hang động ngầm, các khe nứt lớn do hoạt động kiến toạ địa chất gây ra.

Khu vực không có động đất xảy ra thường xuyên, không nằm trong miền có đứt gẫy kiến tạo.

Tránh xa khu đất là nghĩa địa cổ (nghĩa địa sót, nghĩa địa đã di rời) cần kiểm soát tỉ mỉ để phát hiện mồ mả có thể còn sót lại và xử lý bằng cách thay thế đất cũ bằng đất mới (cát).

Mảnh đất nằm trong khu vực có khí hậu ôn hòa, không có các dòng khí quẩn, xoáy.

Khu vực ít thiên tai.

Giông tố, sấm chớp, bão gió, lũ lụt, động đất, sóng thần, lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở, sụt lún,…

Môi trường địa phương

Con người: hàng xóm, khu phố, dân trí.

Kiến trúc: các công trình xây dựng chung quanh.

Vi khí hậu…

KẾT LUẬN

- Môi trường sống của mọi sinh vật trên trái đất nói chung và của con người nói riêng đều có 2 mặt tốt và xấu – tiêu cực và tích cực (2 mặt của một vấn đề hay 2 mặt xấp ngửa của đồng tiền).

- Cuộc sống của một đời người ngoài di truyền nòi giống ra, chịu sự tác động và chi phối mạnh của môi trường sống nói trên và cũng diễn biến theo chiều hướng tốt – xấu, tích cực - tiêu cực đó. Đương nhiên tỷ lệ mặt nào chiếm ưu thế lại tùy thuộc chính yếu vào trình độ nhận thức và hiểu biết cũng như tính cách riêng của mỗi con người, đặc biệt phương pháp ứng xử và xử thế của từng cá nhân đó. Thành bại trong cuộc sống có nguồn gốc từ đây. Ta không thể trao số phận cho người khác quyết định hộ.

- “Nhiệt tình cộng với ngu dốt là sự phá hoại”: phá hoại chính ta, người thân của ta và cho cả xã hội cộng đồng.

- "Trên thế giới này không có gì huyền bí, không có gì không thể không biết mà chỉ có cái chưa biết mà thôi."

- Einstein nói: "Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính sự huyền bí này làm cho khoa học chân chính nảy nở…"

fast-water

PHẦN 2: LONG MẠCH - HUYỆT VỊ

Phần này đề cập về "Long mạch - huyệt vị" theo Phong thủy cổ truyền và Phong thủy hiện đại. Nội dung nhằm làm sáng tỏ thế nào là long mạch và thế nào là huyệt vị dưới ánh sáng của khoa học- vừa định nghĩa lại, vừa góp phần bổ sung nâng cao hiện đại hóa. Để hiểu rõ hơn bản chất thực về lĩnh vực này. A. LONG MẠCH Theo phong thủy cổ truyền "Mạch, nghĩa gốc là huyết quản. Mạch là nơi cư ngụ của máu", Tốn vấn – Mạch yếu tinh vi luận viết. Sử ký – Mông điềm truyện viết: “Trường thành bắt đầu từ Lâm Triệu, xuyên suốt Liêu Đông dài trên vạn dặm thì không thể tránh được long mạch bị đứt ? ”, “Mỗi khi đến nơi danh sơn đại mạch đều gọi thần ở đó đến để hỏi về sơn xuyên mạch”. “Như vậy người xưa quen gọi quan hệ giữa núi sông là mạch”; “Núi nhấp nhô, sông vươn dài uốn khúc, như rồng nằm, rồng múa, rồng vươn dậy, rồng bay. Vì vậy, các nhà phong thủy gọi sông núi là long mạch” - Vương Ngọc Đức viết. Người Trung Hoa xưa sùng bái rồng (con vật không có thật, do tưởng tượng mà có). Cho nên dùng “long” để đặt tên, sơn mạch gọi là long mạch. Để tìm long mạch, trước hết phải xác định bằng được núi tổ, từ đây sẽ phân biệt long mạch to (chính) hay nhỏ (phụ), do đó mà biết sức khỏe tốt hay xấu. Cách phân biệt núi tổ phải dựa vào nguồn nước. Tuy nhiên, phân biệt chính phụ là để biết lai mạch (mạch đến) to nhỏ và thịnh suy. Còn muốn biết sang hèn, giả thật thì trước hết phải xem “nhập cục” và “nhập thù”. Ngoài tìm nguồn nước để xác định núi tổ, còn phải quan sát hình thế, tức là quan sát núi. Phong thủy Trung Hoa coi Côn Lôn là cội nguồn của long mạch, là địa chủ (đầu của đất), cho rằng các núi lớn trong thiên hạ đều do Côn Lôn kéo dài ra hoặc chi mạch. Dương quân Tùng đời Đường trong “Long kinh” viết: “Côn Lôn là xương sống của trời đất, trấn giữ thiên tâm (trái tim trời) là vật khổng lồ, cũng như con người có xương sống, xương cổ, có tứ chi nổi lên. Tứ chi chia thành 4 thế giới, bốn mạch ở nam bắc tây đông." Núi thuộc nội khí (khí bên trong) như núi đất, như nhà, như chủ nhà, như vua. Nước thuộc ngoại khí (khí bên ngoài) như thành, như tường, như bề tôi, như khách. Do đó bất kỳ thầy phong thủy nào khi xem tướng địa (xem đất lấy huyệt) cũng phải quan sát núi và nước. Thủy tụ tức long tận. Thủy giao nhau tức long dừng lại, thủy chảy xiết tức sinh khí tản mát, thủy lưu thông tức nội khí tụ. Núi quản về con người, nước quản về của cải. Nguồn nước vươn xa thì long khí vượng, phát phúc lâu dài. Nguồn nước ngắn thì phúc ngắn. Các thầy phong thủy Trung Hoa đưa ra thuyết “Tam long” nói về long mạch của đại lục Trung Quốc. "Đại lục Trung Quốc có 2/3 đất đai là sông núi, như vậy 2/3 diện tích ẩn chứa long mạch”. Tóm lại: "long mạch là núi là sông", ngược lại lấy núi sông mà định long mạch. Đây có thể được xem như “định nghĩa” thế nào là “long mạch” của phong thủy cổ Trung Hoa. Tức là, long mạch chỉ xuất hiện ở vùng có núi và sông đi kèm, hiển nhiên vùng đồng bằng không có long mạch, kể cả vùng có núi nhưng không có sông cũng vậy. Theo đúng “định nghĩa” ấy thì ở Việt Nam ta “long mạch” chỉ xuất hiện ở vùng Tây bắc và một phần Đông bắc và dọc miền Trung mà thôi. Tuy nhiên “long mạch” ở đây sẽ không hoàn chỉnh, chỉ là long mạch phụ (nhánh), thậm chí không có, nếu có cũng không thể tốt. Vì, theo định nghĩa trên muốn tìm “long mạch” phải tìm cho ra “núi tổ và nước nguồn”. Núi, sông của ta lại hầu hết bắt nguồn từ Trung Quốc, Lào. Tức là trên đất ta không có “núi tổ, sông nguồn”. Điều này khác hoàn toàn với cách hiểu bấy lâu nay của các thầy phong thủy Việt Nam, tràn lan chỗ nào cũng long mạch huyệt vị. Nên mỗi khi chọn đất cất nhà, đặt mồ mả, nhất nhất không thể thiếu vai trò của thầy phong thủy để đuổi tìm bằng được long mạch huyệt vị. Đã không có “long mạch” (sơn mạch) ở nơi đất bằng (gồm cả vùng đồng bằng) thì làm sao tìm thấy, lấy ở đâu ra, mà các thầy phong thuy vẫn bận rộn hành nghề đàng hoàng? Theo phong thủy hiện đại Trong đời người có 4 việc lớn: lập nghiệp, lập gia đình, làm nhà, lập mồ mả tổ tiên. Ai cũng muốn mọi việc suôn sẻ, tốt đẹp. Đặc biệt trong đó nơi ăn chốn ở, nơi đặt mồ mả được “yên lành” là nhu cầu chính đáng của con người. “Yên lành” ở đây tạm hiểu là mảnh đất có “long mạch” tốt. Vậy, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, cụm từ “yên lành” hay “long mạch” tốt xấu nên hiểu như thế nào cho chuẩn xác. Để làm điều đó có lẽ nên định nghĩa lại và xác lập bản chất thực cho nó trên cơ sở thuyết về “tia đất” – “địa bức xạ”. Định nghĩa long mạch theo thuyết tia đất: các tầng đất đá thông thường gồm 3 pha: rắn, lỏng, khí. Nếu ngoài 3 pha đó tồn tại trường bức xạ năng lượng đặc biệt: tia đất (mà xung quanh không có) - có thể gọi là pha thứ 4, thì đất đó được gọi là đất có “long mạch” - "trường mạch bức xạ" . Trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người hoặc tốt hoặc xấu... “Long mạch” (môi trường đất tồn tại tia đất) có hình dạng bất kỳ phụ thuộc cấu trúc địa chất. Trường tia đất có thể xuất hiện thẳng hoặc ngoằn ngèo… không có hình dạng nhất định gọi là mạch. Vậy ở đây nên gọi là “dải tia đất” hay “mạch tia đất tốt hoặc xấu” đều được. Bản chất của cái gọi là “long mạch”. Ba pha của nền đất gồm: địa tầng - các loại đất đá, nước (nước ngầm), khí (đới lưu thông khí), kể cả các thành phần phụ khác tồn tại dưới dạng hỗn độn hay “thấu kính” như quặng mỏ, nước khoáng, xác động thực vật, cát chảy, bùn loãng… Trong môi trường đất, mỗi pha sắp xếp theo quy luật cấu tạo địa chất tùy thuộc vào nguồn gốc hình thành. Dưới tác dụng của địa động lực một nơi nào đó có thể bị nâng lên hay hạ xuống hình thành đồi, núi, đồng bằng, bờ biển, đảo... Cần chú ý rằng: một là, không nhất thiết nền đất phải hội đủ các pha trên mà phụ thuộc vào cấu tạo địa chất địa phương. Có thể chỉ tồn tại 1, 2 trong 3 pha ấy, hoặc rắn – lỏng, hoặc rắn – khí, có thể có các thân quặng, tạp chất, kể cả các nứt nẻ, hang động ngầm. Nên nền đất mỗi nơi mỗi khác. Hai là, đất được gọi là có “long mạch” chỉ khi ở đó xuất hiện trường “địa bức xạ” - tia đất. Long mạch tốt, khi trong các pha có chứa các khoáng chất bức xạ trường điện từ thuận, tia hồng ngoại với mức năng lượng cao hơn bình thường từ 150 – 300% như: amethyst, german, đá quý, thiên thạch. Đặc biệt hơn nữa, nơi có các mỏ quặng quý, vùng tiếp giáp giữa chúng với môi trường xung quanh thường sinh ra trường điện tự nhiên cục bộ – loại trường tốt cho sức khỏe (tia đất có lợi). Con người sống trên đó luôn khỏe mạnh, minh mẫn, hiệu suất lao động cao – “đất lành”, “địa linh nhân kiệt” là như vậy. Ngược lại, “long mạch” được gọi là xấu khi các pha trong nền đất chứa các thành phần độc hại như đá phóng xạ (urani), chất độc hóa học trong các dòng chảy ngầm, thủy ngân, chì, arsen, dioxin. Đặc biệt, khi môi trường bị ô nhiễm (chất độc màu da cam, chất thải độc hại ngấm sâu xuống mặt đất). Người sống trên mảnh đất có “long mạch” loại này - tia đất có hại, chắc chắn không bệnh nọ thì tật kia. Tin “cả làng bị ung thư do đất chứa phóng xạ, nước nhiễm arsen, dioxin.” Đây đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng trong những năm gần đây là bằng chứng về những địa phương có “long mạch xấu”. Biểu tượng Âm-Dương được tạo nên bởi những biến đổi khác nhau theo thời gian của bóng đổ từ ASMT | The Yin Yang symbol is created by the annual variations of the solar shadow. Qi is solar energy!

B. HUYỆT VỊ Theo phong thủy cổ truyền Huyệt, nghĩa gốc là nhà ở bằng đất. Huyệt còn có nghĩa là hang, ổ (sào huyệt) lỗ huyệt, huyệt châm cứu. (Ảnh bên: Biểu tượng Âm-Dương được tạo nên bởi những biến đổi khác nhau theo thời gian của bóng đổ từ ASMT | The Yin Yang symbol is created by the annual variations of the solar shadow. Qi is solar energy! ) Kinh “Thi - Đại nhã Miên” viết: “Xưa, Công Đàn Phụ, lỗ huyệt (nhà ở) chỉ là đất nung, chưa có nhà”. Thầy phong thủy cho rằng huyệt là do trời sinh ra. Đã có sinh tồn chi long thì phải có sinh thành chi huyệt. Để có huyệt tốt trước hết phải xem chân long. Xem đất, điều quan trọng là chọn huyệt, chọn huyệt điều quan trọng là xem xét long, chân long tất huyệt kết. Thứ đến là xem minh đường long hổ (mảnh đất trước huyệt, núi vây quanh, sông, sinh khí tụ hợp), thủy khẩu la thành (nơi nước chảy vào và ra) phải đạt được dáng vẻ oai phong. Sơn thủy hướng về đầu là huyệt thật, quay lưng lại là huyệt giả. Tạ Hữu Khanh trong “Thần bảo kinh” viết: “Đất huyệt tựa như đất mà không phải đất, đất phải hoa văn chằng chịt, đất tơi vụn thì chân dương không ở”. Liêu hi ung trong “Táng kinh đức” viết: “Sơn dừng mà khí tụ gọi là huyệt”. Huyệt được chia làm 4 loại : phú, quý, bần, tiện. Có mười huyệt phú và mười huyệt hèn. Hoặc lấy vật để gọi tên huyệt, huyệt tốt có – cổ rắn, vai rùa, cánh hạc, cánh loan, càng tôm hùm, càng cua, vú bò khi nằm, vòi voi cuộn lại, mang cá, bứu lạc đà, lẫy nỏ, xoáy nước, vết hằn trên thân cây, bàn tay bịt miệng hổ, bàn tay để ngửa. Huyệt nông thì đất mỏng, kiến xâm nhập, huyệt sâu thì đất sâu nước thấm vào. Nông sâu vừa phải, thích hợp xử lý theo tình hình cụ thể. Huyệt thì ở núi, tuy ở núi nhưng họa phúc thì ở nước. “Bát sơn thiên” viết: “ huyệt hư ảo như vậy làm thế nào để nhận ra?”. Điểm huyệt Thầy phong thủy cho rằng điểm huyệt là công việc vất vả và khó. “Ba năm tìm long, mười năm điểm huyệt”. Điểm huyệt là khâu quan trọng nhất của thuật tướng địa. Điểm huyệt phải xem xét: long mạch, bản thân huyệt, mối liên quan với khí, thời gian, âm dương, ngũ hành. Phải nhìn trước ngó sau, trốn tả ứng hữu, lấy cái tâm minh làm chuẩn, trái một bước, phải một bước, trước một bước, sau một bước, nghĩ một bước, xem một bước. Nó là ta, ta là nó, không được vội, không được rối, không được lộ, không được hãm. Huyệt chỉ lệch một chút là đã bước sang tà đạo, cầm bằng uổng công. “Người bảo điểm huyệt rất dễ, người cho rằng rất phức tạp. Người nào cũng tự cho cách của mình là tốt nhất, chê người khác là không giỏi. Còn có 24 kiểu dữ của huyệt. Nghe nói nếu không làm rõ được thì “người chết, của hết”, “đánh nhau tối ngày”, “tớ mạnh chủ yếu”, khiến người ta phát khiếp. Dọa được người, chính là do chúng hoang đường nên phải dọa mới bắt những kẻ ngu dốt tin theo, mới tỏ ra lý luận phong thủy là cao siêu khó nắm bắt”. “Đây chỉ là một mớ hỗn độn của nhận thức thấp kém lạc hậu ở thời kỳ khoa học chưa phôi thai”. Vương Ngọc Đức viết. Cũng như long mạch, với định nghĩa “Sơn dừng mà khí tụ gọi là huyệt”, “Huyệt thì ở núi, tuy ở núi nhưng họa phúc thì ở nước…”, vậy ở vùng đồng bằng lấy đâu ra huyệt để các thầy phong thủy bấy lâu bận rộn đi “tìm long điểm huyệt”. Như vậy có phải là hoang đường không ? Theo phong thủy hiện đại Nếu có “huyệt” thật, như người xưa quan niệm, thì ngày nay huyệt đó được hiểu như sau: “huyệt vị” là trong một khoảng đất nào đó tồn tại tia đất - địa bức xạ có trường năng lượng mật độ tập trung cao, chuyên ngành địa chất gọi là “tia đất dị thường” có nguồn gốc từ mồ mả hài cốt, vong, hang hốc, nứt nẻ, dòng ngầm trào ngược, chất độc hóa học, chất phóng xạ hoặc xạ khí radon… Tuy nhiên có “huyệt tốt” – nơi có tia đất có lợi cho sức khỏe, cũng có “huyệt xấu” – nơi có tia đất có hại cho sức khỏe như đã nói ở phần trên. Như vậy "long mạch và huyệt vị" bản chất thực của nó đã rõ như ban ngày. Đặc biệt hơn nữa ngày nay có thể dễ dàng nhận biết, xác định chính xác "long mạch và huyệt vị lành dữ - tốt xấu" bằng các thiết bị đo dò tìm đơn giản và hiện đại.

Xem thêm: Một số mẫu thiết kế trang trí nội thất theo Phong thủy hiện đại:

Modern-Sofa-Design-for-Feng-Shui-Home

Classic-Living-Room-for-Feng-Shui-Home

Bathroom-Design-for-Feng-Shui-Home

Charming-Bathroom-Design-on-Feng-Shui-Home

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy