Vua Khải Định (chữ Hán: 啟定; 8 tháng 10, 1885 – 6 tháng 11, 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị vua thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925.
Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm sứ. Khải Định bị đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.
Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông. Lăng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.
Khải Định có tất cả 12 bà vợ. Sách sử còn chép vua Khải Định bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Khải Định chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con bà Hoàng Thị Cúc và chuyện này đã gây ra nhiều đồn đại. Nhưng Khải Định cũng đã đối xử tốt với các bà vợ của mình. Bà vợ con gái của quan đại thần Trương Như Cương bỏ đi tu, ông vẫn dành cho chức Hoàng quý phi. Bà Hoàng Thị Cúc, xuất thân là con nhà dân dã, không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, nhưng đã sinh được Vĩnh Thụy, Khải Định dành cho bà nhiều quyền lợi, sau trở thành bà Từ Cung.
Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 40 tuổi. Lăng của vua Khải Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Chân Chữ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Dưới đây là vài hình ảnh lễ táng của vua Khải Ðịnh vào tháng 11 năm 1925. Lễ động quan với sự hiện diện của những nhân vật quan trọng...
Lễ động quan ở điện Càn Thành
Vua Bảo-Ðại mặc tang phục đứng kế bên quan tài
Kiệu tang
Ðoàn đưa đám đi ra cổng thành
Ðoàn đưa đám
Kiệu tang
Tấm triện ghi tên họ và chức tước của Vua
Ðoàn sư dẫn hương linh
Ðàn voi đi mở đường
Ðoàn hát
Lồng đèn giấy
Lồng đèn giấy
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê
Ðoàn đưa đám đi qua vùng Châu Ê
Cúng bái trên đường đi
Ðến nhà trạm trước lăng
Vào lăng
Chuyển quan tài vào lăng
Toàn cảnh lăng
Ðồ mã (xe cộ, nhà cửa,... bằng giấy)
Ðiện Kiến Trung bằng giấy
Ðốt đồ mã (cho vua dùng ở thế giới bên kia !)
Dân chúng đi coi trên sông Hương
Bình luận từ người dùng