Mời các bạn xem thử những bưu thiếp dưới đây của nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937). Đây là những tấm ảnh thuộc bộ sưu tập ảnh về Hà Nội xưa cùng với những tác phẩm khác đã được trưng bày tại Hà Nội trong thời gian qua.
1949 - xứ "Mọi" - săn nai
(Trích) Trong số hơn 100 chủ đề được trưng bày trong triển lãm này, những tác phẩm về sinh họat hàng ngày là thu hút người xem hơn cả. Một chủ đề được người xem quan tâm & đặt nhiều dấu hỏi là áo yếm, điều kỳ lạ với người xem là độ hở hang về những phụ nữ này. Trái với quan niệm hiện hành về sự kín đáo của người Hà Nội, phần lớn người trong ảnh đều mặt áo yếm hở ngực. Chiếc yếm chỉ che phần giữa ngực, còn 2 bầu ngực thì hòan tòan lộ ra... Về điều này, ông LÊ CƯỜNG, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử nói: "Điều này chứng tỏ, Nho giáo đã không chạm tay đến tất cả mọi người trong xã hội (!?). Và trong dân gian, tín ngưỡng phồn thực vẫn có sức sống riêng. Điều này không chỉ thể hiện rõ qua những cảnh yêu đương trên thạp đồng Đào Thịnh, bia chùa Tứ Liên mà còn tồn tại trong sinh họat thường ngày. Và ngay cả những người có ý thức nho giáo thì các cụ cũng nho lúc đông người thôi (!?) Điều đó được khẳng định là không hề dung tục." Ông CƯỜNG cũng cho rằng không nên "nghi ngờ" về tính dàn dựng phi thực tế của bộ ảnh này bởi chúng được xây dựng trên tinh thần DÂN TỘC HỌC rất rõ nét. Tuy nhiên, chính về thế bên cạnh tính tư liệu, nó không tránh khỏi cái nhìn về người Việt Nam như 1 dân tộc lạc hậu.
Cũng đánh giá cao tính chân thực của các tác phẩm trong triển lãm, nhà nhiếp ảnh HỮU BẢO nhận xét "Các tác phẩm được chụp bởi những tay máy chuyên nghiệp & điều quan trọng là họ RẤT TÔN TRỌNG VĂN HÓA..."
Thiếu nữ ngủ ngày
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng Lược trúc biếng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối chửa thông Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt Đi thì cũng dở ở không xong.
(Hồ Xuân Hương)
“Rõ ràng đây là những hình tư liệu quý. Giờ đây, điều dễ thấy nhất là về nhân chủng học người Việt đã thay đổi quá nhiều”, ông Hữu Bảo đánh giá. Cũng theo nhiếp ảnh gia này, “trong những bức hình nude thời đó những khuôn mặt người Việt to và bè hơn chứ không thanh thoát như bây giờ. Ở một vài khuôn hình, chúng ta còn thấy khuôn mặt họ hơi nhô ra và có nét gãy. Căn cứ vào các đồ vật để so sánh, chiều cao của họ cũng chỉ khoảng 1 m 50. Rõ ràng nếu đặt trong tương quan với chúng ta bây giờ, những bức nude này cho thấy sự khác biệt thú vị. Và cũng vì thế, tôi rất thích cách thể hiện của tác phẩm. Bằng cách chọn những phụ nữ rất dung dị, họ không vệ nữ hóa ảnh nude mà chọn cách thể hiện đúng người Việt, theo tinh thần Việt, theo đúng tỷ lệ của người Việt. Đây chính là cách mà danh họa Nguyễn Phan Chánh vẽ Tiên Dung - Chử Đồng Tử sau này. Nếu nói đến eo thon, tỷ lệ vàng thì không phải. Nhưng toàn bộ tác phẩm nói lên được một tinh thần Việt Nam và dễ được chấp nhận”.
Trang phục người Việt thời Hùng Vương:
Cách đây khoảng 4.000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt Nam thời đó gọi là nước Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắn, hái lượm và trồng trọt... Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà đã biết trồng gai, đay, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Vào thời kỳ này đồ đồng rất phong phú. Trống đồng và nhiều tượng phù điêu bằng đồng có khắc họa những cảnh sinh hoạt thời đó với những hình người, với các loại trang phục khá rõ nét và được thể hiện bằng phong cách nghệ thuật biến hình, cách điệu cao... Qua đó ít nhiều đã cho thấy trang phục của người thời đó khá phong phú như phụ nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào người, phía trong mặc yếm kín ngực, chiếc yếm cổ tròn sát cổ, có trang trí những hình tấm hạt gạo. Cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, hở một phần vai và trên lưng. Hai loại sau có thể là loại mặc chui đầu hay cài khuy bên trái. Trên áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng...
Mời các bạn xem bộ sưu tập:
Bình luận từ người dùng