Bát quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn theo một trật tự nhất định. Có hai loại là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Phương vị của Bát quái theo Thiên văn ngược với phương vị trên mặt đất.
Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương. Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.
Hậu thiên bát quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng hồ là: Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc tây bắc, vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay - Trên Nam, Dưới Bắc, Phải Tây, Trái Đông (theo Kinh Dịch, Đạo của người quân tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê).
Có nhiều thuyết về sự hình thành của Hậu thiên bát quái:
Hậu thiên bát quái thì được cho là do Văn vương nhà Chu vẽ ra khi ở trong ngục Dữu Lý. Lý do tại sao Văn vương vẽ Hậu thiên bát quái theo trật tự không có tính đối xứng vẫn còn là một đề tài để cho các học giả nghiên cứu.
Để hoàn thiện hình vẽ, có thể đặt Thái cực đồ vào giữa Bát quái đồ, tạo thành một đồ hình trọn vẹn.
Gần đây một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng còn có Trung thiên Bát quái, và cố tạo dựng lý thuyết. Tuy vậy những nghiên cứu này chưa được công nhận.
Bình luận từ người dùng