Thanh Long (青龍) - Chu Tước (朱雀) - Bạch Hổ (白虎) - Huyền Vũ (玄武)

31/07/2017 Kiến Admin
3810
0

1. Thanh Long (青龍)

Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học. Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộcphương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân

Trong thiên văn

Wadang-qinglong.jpg Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:

Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, là đuôi của rồng, là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân. Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi. Thời Minh, chỉ huy sứ Cẩm y vệ được gọi là Thanh Long.

Trong phong thủy

Trong phong thủy, đại long mạch thì Thanh Long tương ứng với các dãy núi dài, hoặc dòng sông dài. Chẳng hạn với thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay) thì sông Hồng chảy ở phía Đông là thế Thanh Long. Đối với kinh thành Huế thì cồn Hến ở giữa sông Hương, ở về phía đông là Thanh Long.

 

2. Chu Tước (朱雀)

Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông. Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.

Trong Thiên văn

Wadang-zhuque.jpg Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:

Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim. 3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

Ý nghĩa khác

Đối chiếu với văn minh Phương Tây, Chu Tước thường được so sánh với Phoenix, phượng hoàng lửa có sự trường sinh, sức mạnh hồi sinh. Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu tước phương Đông không phải Phượng hoàng.

 

3. Bạch Hổ (白虎)

Bạch Hổ (白虎) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

Wadang-baihu.jpg

Trong Thiên văn

Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú, đó là:

  • Khuê Mộc Lang (Khuê)
  • Lâu Kim Cẩu (Lâu)
  • Vị Thổ Trệ (Vị)
  • Mão Nhật Kê (Mão)
  • Tất Nguyệt Ô (Tất)
  • Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
  • Sâm Thủy Viên (Sâm)

Trong các chòm đó, thì chỉ có hai chòm Chủy và Sâm tạo thành hình con hổ, với Chủy là đầu hổ, Sâm là bốn chân và thân hổ. Các chòm này xuất hiện giữa trời vào mùa thu[cần dẫn nguồn].

Trong Phong thủy

Trong Phong thủy, Bạch Hổ tương ứng với thế đất cao.  

 

4. Huyền Vũ (玄武)

Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.

Wadang-xuanwu.jpg

Trong thiên văn

Trong thiên văn, Huyền Vũ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương bắc trong Nhị thập bát tú, đó là:

  • Đẩu Mộc Giải (Đẩu)
  • Ngưu Kim Ngưu (Ngưu)
  • Nữ Thổ Bức (Nữ)
  • Hư Nhật Thử (Hư)
  • Nguy Nguyệt Yến (Nguy)
  • Thất Hỏa Trư (Thất)
  • Bích Thủy Dư (Bích)

Hình dạng của Huyền Vũ

Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.


 

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy