Thái cực đồ

31/07/2017 Kiến Admin amvc.free.fr
2370
0

Âm dương Ngũ hành của Châu Diễn mô tả một thực tại năng động nhưng vô thuỷ vô chung. Như thế còn thiếu câu trả lời cho một câu hỏi vũ trụ quan : vũ trụ sinh ra từ đâu, như thế nào ? Trong thời Chiến Quốc nhiều trường phái tìm cách trả lời câu hỏi đó, nhưng còn lắng đọng đến ngày nay có lẽ chỉ còn một « mô hình chuẩn » thoát thai từ kinh Dịch và thuyết Ngũ hành, được hoàn thiện qua bàn cãi tranh luận hơn một thiên niên kỷ.

Thái cực đồ

Trong kinh Dịch một mô hình « Âm Dương Bát Quái » được phát triển độc lập với Âm Dương Ngũ Hành. « Bát Quái » và « Ngũ Hành » chỉ được hợp nhất hai hay ba thế kỷ sau Châu Diễn.

« Kinh Dịch » (thật ra phải gọi chính xác hơn là sách « Chu Dịch ») gồm có hai phần; phần đầu, « Dịch kinh », cái cốt lõi xưa nhất, chỉ là một cuốn sách bói toán. Dịch kinh giải thích ý nghĩa của các quẻ (việc gieo quẻ sử dụng 50 thẻ tre một cách khá phức tạp, nhưng tương đương với việc thảy ba đồng xu, ba giá trị xấp - ngửa (âm - dương) kết hợp lại thành một trong 8 quẻ khác nhau): quẻ đơn gieo một lần; và quẻ kép gieo hai lần, cho 8 x 8 = 64 trường hợp. Một trong những trường hợp đó là câu trả lời cho câu hỏi mà người gieo quẻ đã khấn. Tâm linh của người xưa, xin miễn bàn vì ngoài phạm vi khoa học.

 

 

Từ Vô cực tới Vạn vật

Phần thứ nhì, quan trọng hơn, là tác phẩm triết học « Dịch truyện » đi kèm cuốn « Dịch kinh » bói toán nói trên. Trước đây người Nho học cho rằng Khổng tử theo thuyết Âm Dương Bát Quái của Dịch kinh, vì dựa trên một câu nói duy nhất của ông trong Luận ngữ, và trên truyền thuyết ông là tác giả của « Dịch truyện ». Nhưng, như ở trên đã nói, kinh Dịch chỉ có thể đuợc viết vào cuối thời Chiến Quốc, sau Khổng tử cỡ hai trăm năm. Vậy Dịch truyện có thể là một tập nhiều bình luận về Dịch của các tác giả khuyết danh. Nó gồm mười thiên, trong đó thiên « Hệ Từ » là nơi viết : « Dịch có Thái cực, sinh ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh ra Bát quái. » ... Người ta không thấy ở đây tư tưởng của Khổng tử, thực ra đó là tư tưởng Lão Trang, mà Nho gia đã thu nhập.

Tiên thiên Bát Quái

Khởi đầu phải có một cái gì chung nhất, trước khi có Âm Dương, đó là « Khí ». Có nhiều cách hiểu khác nhau về « khí », về sự hiện hữu và tác dụng của nó trên vũ trụ hiện tồn ; « khí » của Đạo gia khác với « khí » của Mạnh tử... Còn về sự hình thành vũ trụ, có thể tóm tắt quá trình ấy theo Đạo gia như sau : khởi đầu không có gì hết, đó là cái « Vô » trong sách Lão tử. Từ cái Vô sinh ra Một, Một là « khí » ở trạng thái nguyên thuỷ, vũ trụ chỉ tràn đầy cái khí đó mà thôi, điểm khởi đầu tối hậu mà Một được sinh ra đó gọi là Thái Cực. Rồi Một sinh ra Hai, tức là từ Thái Cực vũ trụ được phân cực hoá thành Âm Dương, hay Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái... vân vân, và hình thành vũ trụ với vạn vật.

Rồi vạn vật sinh hoá cùng sự luân chuyển của « khí » giữa hai cực Âm Dương ; tuỳ theo cơ cấu ngũ hành của bản thân, sự tương sinh tương khắc giữa chúng ; và tuỳ theo sự tác động của những « hành » trong các sự vật có tương tác với nó. Thí dụ cơ thể đau ốm vì « hoả » quá « vượng » thì phải uống những thứ âm hàn thuộc hành thuỷ. « Mô hình chuẩn » như vậy bắt đầu hình thành thời Tiền Hán, thấy trong sách « Hoài Nam Tử » (-139). Hơn 1000 năm sau, « Thái cực đồ » kèm đây là do Chu Đôn Di (1017-1073) thời nhà Tống vẽ ra. Còn hình vẽ « Thái cực Đồ » phổ biến hơn, trang trí ở tựa bài này, thì người viết không tìm ra nguồn gốc.

Hàn Thuỷ

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1529
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy