Quy định về việc mua và sở hữu nhà ở tại VN dành cho Người nước ngoài

17/09/2016 Lê Cẩm Thùy
851
0

A. Dành cho người nước ngoài

Từ ngày 1-8-2009, tổ chức và cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam theo nghị định mới của Chính phủ. Để được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết:

- Để chứng minh thuộc đối tượng được mua, thừa kế, tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ sau:

Trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương ứng còn thời hạn từ một năm trở lên hoặc có giấy chứng minh là thành viên hội đồng quản trị, hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Trường hợp là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thuê giữ các chức danh quản lý thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt.

Đối với những người có công đóng góp với đất nước thì phải có huân chương hoặc huy chương của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng; người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp bộ phụ trách lĩnh vực có đóng góp, và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép.

Người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo... thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, kèm theo giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Đối với người nước ngoài có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam... kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng trên phải có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên, do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

* Thưa ông, còn tổ chức nước ngoài thì sao?

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Namcó giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ một năm trở lên cũng thuộc diện đối tượng được mua, thừa kế, tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tổ chức và cá nhân người nước ngoài có đủ điều kiện như có nhu cầu và khả năng tài chính thì đăng ký với các tổ chức kinh doanh bất động sản, chính quyền sở tại. Khi đề nghị cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở, tổ chức và cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải nộp một bộ hồ sơ hợp lệ tại sở xây dựng nơi có căn hộ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sở xây dựng thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình UBND cấp tỉnh ký. Thời hạn cấp giấy chứng nhận tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian bổ sung giấy tờ (nếu có).

* Vậy tổ chức và cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhiều hay chỉ một nhà ở?

- Tổ chức và cá nhân người nước ngoài thuộc diện được mua nhà ở tại Việt Nam chỉ được sở hữu một (01) nhà ở tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân người nước ngoài chỉ được mua nhà ở và các tổ chức, cá nhân Việt Nam sau khi bán nhà cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài phải công khai tên tuổi, địa chỉ người nước ngoài sở hữu tại Việt Nam trên mạng Internet, cụ thể là website của Bộ Xây dựng để tiện việc theo dõi, giám sát.

B. Dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều):

Cụ thể tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai ngày 18/12/2009 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (vẫn còn quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) hay thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài (người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) thì theo quy định vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài), như sau: 

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1. Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1266
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy