Điều gì khiến Ban giám khảo quyết định trao Giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2019 cho Arata Isozaki?

20/03/2019 Kiến Admin architecturalrecord.com
4378
0

Đối với Arata Isozaki, người đoạt Giải thưởng Pritzker 2019, nguồn cảm hứng cho công việc định hình vật lý bắt đầu từ những thứ vô hình. “Điều thú vị nhất trong kiến trúc đối với tôi là việc tiếp nhận được điều gì đó vô hình bằng các giác quan”, kiến trúc sư người Nhật bản nói. “Như 1 nghệ sĩ, và như 1 nhà thiết kế đô thị, tôi luôn tìm kiếm những ý tưởng mới để tập hợp lại”.

Sự nghiệp kéo dài 6 thập kỷ của Isozaki đã được đặc trưng hóa bởi việc thúc đẩy đối thoại giữa Đông và Tây – “không hoàn toàn là sự copy hay lắp ghép, đó là hành trình khai phá những con đường mới,” trích dẫn của Ban giám khảo Pritzker.

(Ảnh bên: Kiến trúc sư người Nhật Bản, Arata Isozaki)

Sinh năm 1931 tại Ōita, đảo Kyushu, Isozaki mới 12 tuổi khi Hoa Kỳ ném bom xuống Hiroshima, ngay bên kia mặt nước gần nơi ông sống. “Khi tôi đủ lớn để bắt đầu hiểu về thế giới, quê hương của tôi đã bị thiêu rụi”, ông nói. “Tôi lớn lên trên 1 bình địa zero. Nó hoàn toàn bị phá hủy, và không có kiến trúc, không một công trình và thậm chí không có một thành phố. Chỉ có doanh trại và nơi trú ẩn vây quanh tôi. Do đó, kinh nghiệm đầu tiên của tôi về kiến trúc là những khoảng trống của kiến trúc, và tôi bắt đầu xem xét làm thế nào mà con người có thể xây dựng lại những ngôi nhà và thành phố của họ.” Mối bận tâm này cùng với những khái niệm mới về đô thị liên tục thấm vào công việc của người kiến trúc sư (Xem video dưới đây để được giải thích về dự án đang thực hiện của ông ấy, The Experimental City “X.”)

Isozaki học kiến trúc ở Đại học Tokyo, tốt nghiệp năm 1954, và tiếp tục học nghề dưới sự dẫn dắt của thầy Kenzo Tange - Giải thưởng Pritzker 1987. Ông ấy đã đi khắp thế giới từ khi còn là một chàng trai trẻ - “ít nhất 10 lần trước khi tôi bước qua tuổi 30. Tôi muốn cảm nhận cuộc sống của con người ở những nơi khác nhau,” anh ta nói. “Thông qua điều này, tôi liên tục đặt câu hỏi, ‘Kiến trúc là gì?’”

Vào năm 1963, anh đã thành lập công ty riêng của mình, Arata Isozaki & Associates, sau sự chiếm đóng của đồng minh Nhật Bản kết thúc và đất nước bắt đầu quá trình xây dựng lại. Ở quê nhà, ông đã thiết kế Ōita Medical Hall (1959-60) và Annex (1970-1972), cũng như Thư viện Ōita Prefectural (1962-1966, đã được đổi tên là Ōita Art Plaza vào năm 1996). Những nơi khác ở Nhật Bản, các dự án quan trọng khác của ông bao gồm Expo ’70 Festival Plaza (1966-1970, Osaka), Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Gunma (1971-1974), và Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố Kitakyushu (1972-1974, Fukuoka).

Palau Sant Jordi (1983-1990, Barcelona), cho Thế vận hội Olympic mùa hè 1992

Photo: Hisao Suzuki

Vào những năm 1980, công việc của ông đã mở rộng ra trên toàn cầu và cho thấy sự nhạy bén trong tư duy thiết kế của ông ở cả Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ. Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Los Angeles (1981-1986) – một tòa nhà hậu hiện đại gây tranh cãi được thể hiện bằng đá sa thạch đỏ Ấn Độ - là sự ủy nhiệm quốc tế đầu tiên của vị kiến trúc sư. “Isozaki là một kiến trúc sư Nhật Bản đầu tiên xây dựng bên ngoài Nhật Bản trong thời gian các nền văn minh truyền thống phương Tây đang ảnh hưởng đến phương Đông,” Tom Pritzker - chủ tịch của Tổ chức Hyatt (thành lập giải thưởng), nói. “Kiến trúc của ông ấy đã bị ảnh hưởng rõ rệt bởi tính công dân toàn cầu của ông ấy – nó thực sự mang tính quốc tế.”

Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, Los Angeles (1981-1986)

Photo: Yasuhiro Ishimoto

Isozaki đã thiết kế hơn 100 dự án đã xây dựng, bao gồm các cơ sở văn hóa như Palau Sant Jordi (1983-1990, Barcelona), cho Thế vận hội Olympic mùa hè 1992; Tòa nhà Team Disney (1987-1990, Florida); Trung tâm văn hóa Thâm Quyến (1998-2007, Trung Quốc); Sân vận động khúc côn cầu trên băng Pala Alpitour (2002-2005, Torino, Ý), cho Thế vận hội Olympic mùa đông 2006; Học viện Mỹ thuật Trung ương, Bảo tàng Nghệ thuật (2003-2008, Bắc Kinh, Trung Quốc); Tháp Allianz (2003-2014, Milan); Trung tâm hội nghị quốc tế Qatar, (2004-2011, Doha, Qatar); Nhà hát Giao hưởng Thượng Hải (2008-2014, China); và Bảo tàng tỉnh Hồ Nam (2011-2017, Changsha, China).

“Tác phẩm của ông ấy là 1 sự minh chứng cho khả năng nắm bắt được nội dung chính trong tất cả bối cảnh phức tạp của nó và tạo nên 1 công trình đáng chú ý, sáng tạo và truyền cảm hứng tốt, công trình thành công từ quy mô đô thị cho đến không gian nội thất bên trong,” Pritzker Jury tiếp.

Lễ trao giải 2019 Pritzker Prize sẽ được tổ chức ở Château de Versailles, Pháp vào ngày 24 tháng 5 năm 2019, kèm theo một bài giảng công khai tại Paris.

 

Xem thêm một số tác phẩm của Arata Isozaki:

Thư viện Ōita Prefectural (1962-1966)

Photo: Yasuhiro Ishimoto

Thư viện Trung tâm Kitakyushu, Fukuoka, Nhật Bản (1973-74)

Photo: Yasuhiro Ishimoto

Domus: La Casa del Hombre, La Coruna, Tây Ban Nha (1993-95)

Photo: Hisao Suzuki

Nara Centennial Hall, Nara, Nhật Bản (1992-98)

Photo: Hisao Suzuki

Trung tâm Hội nghị Quốc tế Qatar, Doha, Qatar (2004-2011)

Photo: Hisao Suzuki

Nhà hát Giao hưởng Thượng Hải (2008-2014, China)

Photo: Chen Hao

Miriam Sitz

TLKV dịch

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1273
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy