Huyền bí Tà-Lơn (Bolor) - Phần I

27/09/2016 Kiến Admin Tổng hợp
2442
0

(TL-KV: Đây chỉ là bài viết để tham khảo về Phong Thủy, được sưu tầm trên internet. Tính minh xác hoàn toàn chưa được đảm bảo... Quý vị có thể phản hồi hoặc thảo luận thêm về những nội dung được nêu ở phần dưới bài viết. Xin cám ơn Quý vị!)

Trong lịch sử hình thành các Đạo giáo Nam bộ, từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, gắn liền với sự tu tập và đắc quả của các vị lãnh đạo các Đạo giáo, chúng ta thường nghe đến một địa danh của Cam-pu-chia, nhưng đã trở nên khá quen thuộc với các đạo hữu Việt Nam - đó là núi Tà Lơn (tiếng Miên gọi là Bokor).

Ta có thể kể tên rất nhiều vị lãnh đạo Đạo giáo, các vị Tổ các môn phái Huyền môn ở miền Nam đã tu tập và đắc quả tại Tà Lơn (Bokor ) như: Phật Thày Tây An, Đức Bổn Sư Núi Tượng, Đức Huỳnh Phú Sổ, Đức Phật Trùm, Sư vãi Bán Khoai, ông Cử Đa, Bà Trúc Lâm Nương, Trịnh Công Hương (Núi Cấm), Tứ Thánh... và ngay cả đến tướng cướp Đơn Hùng Tín cũng đã từng tu tập tại nơi này. Vậy điều gì đã khiến nơi đây dù cho tới tận ngày hôm nay vẫn là một vùng núi hoang sơ được các vị tiền bối chọn làm nơi tu tập của mình?

Nhân có các Đạo hữu của chúng tôi là sư Mười Trác (Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Núi Tượng), anh Thái (Chợ An Đông), đã thực hiện được vài chuyến đi về thăm Tà Lơn cung cấp tư liệu, chúng tôi xin cùng các bạn khảo sát về mặt Phong thủy và Huyền môn vùng núi Tà Lơn (Bokor) này để tìm hiểu nguyên nhân của sự việc đã nêu ở trên. Mọi kết luận của chúng tôi chỉ mang tính chất cảm nhận chưa được thấu đáo, mong các bạn niệm tình lượng thứ...

Khái quát đôi điều về Địa mạch

Theo sử sách còn truyền lại, từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ, xa thì trông Thiên văn, đại Địa, gần thì trông ở người, vật, toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.

THIÊN: Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.

ĐỊA: Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.

NHÂN: Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.

Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo, mỗi thành phần đều sống động.

THIÊN ĐẠO : Là sự vận hành các phần tử Thiên hà, Thiên hệ, Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định. ĐỊA ĐẠO: Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.

NHÂN ĐẠO: Là cái đức lớn của Thiên -Địa, Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh. Vũ trụ toàn đồ luôn sống động, nếu ngưng, nghỉ tức là hoại, là diệt. Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc, hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.

Vì thế, các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ, họ chiêm nghiệm, học hỏi từ Thiên nhiên địa vật, tạo nên nền tảng Kiến trúc. Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn, Địa thế, Nhân sinh), nên gọi là thuật Phong Thủy.

Trong thuật Phong thủy, Khí là một hiện tượng rất khó giải thích , nhưng nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong thủy. Nhận định đúng về khí là chìa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong thủy. Theo quan niệm Á đông, Khí ẩn tàng làm động lực cho Trời đất vạn vật. Khí không những hội tụ trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất Linh thiêng gọi là Linh của Vũ trụ.

Người xưa có câu: Tụ là hình tán là Khí. Ngày nay khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí, gọi là Plasma sinh học. Các dạng đó có thể đo, đếm được. Theo định nghĩa của môn Phong thủy Long mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng Thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những Antena tiếp thu sinh khí.

Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU: "Phong thủy Ðịa lấy Sinh khí làm chủ, lấy Long Huyệt làm nền tảng, Sa, Thủy làm bổ trợ. Xem Phong thủy chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và Thủy, Khí cứng rắn nhu hòa của Âm Dương, lý Phân ly, hội hợp của tụ và tán. Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao, vượt lên, hướng đi của Ðịa mạch hoạt bát như Long, nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền. Ðịa mạch xuất hiện ở giữa, xung quanh có Sa trướng trùng trùng. Sa trướng của nó có gần có xa, có nghênh có tống, có triền, có hộ vệ. Khi hiệp cốc xuất hiện, chúng đều thu giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong) và Hạc tính (Gối Hạc) vậy, có nơi tạo ra thế cử đỉnh, có chỗ tạo ra hình Giáp hộ, nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt đoạn, khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc, thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra. Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần, tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.

Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ, muôn hình vạn trạng. Minh đường rộng rãi bằng phẳng, Thủy khẩu giao kết , uốn lượn xung quanh, bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm. Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này, khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp, chỗ cao chỗ thấp, lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng, trên phân ra, dưới hợp lại, Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Ðịa quỷ. Thủy trong, Thủy ngoài đều ôm ấp, bao quanh nơi này; Sơn trong Sơn ngoài cùng tụ hội. Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy". Kinh Thư có viết: "Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với nhau, Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành... Dương đức sẽ hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta".

 

A. LONG MẠCH TỔ

Trong hình bên là một tổ Rồng (Long mạch). Long mạch lớn nhất có hình được tô mầu chính là Tổ Long - Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy Mã Lạp Sơn) tạo nên một vòng cung dài trên 2400 km qua các nước: Pakistan, Kashmir, Ấn Độ, Tây Tạng, Nepal, Sickim, Bhutan bao bọc một vùng rộng gần 600.000 km vuông. Đây chính là Tổ Sơn của cả Thế giới. Nước Việt Nam ta chỉ nằm ở phía đuôi con Rồng này.

Theo ĐOÀN VĂN THÔNG chép lại theo cuốn HUYỀN DIỆU THIÊN THƯ của một dị nhân ẩn danh vùng Thất sơn. "Khoa Địa lý dạy rằng: Hễ một dòng sông bắt nguồn từ nơi đất địa hiển linh, núi cao ngàn năm không người tới ở, rừng rậm ngàn năm không ai tới lui, phóng lượn sóng nghêng ngang ngàn thu không cạn, thì con sông ấy sẽ kết tụ nơi Huyệt "Long Đảnh", một địa linh rất linh hiển, phì nhiêu về vật chất, cao siêu bội phần về tinh thần."

Ngọn CỬU LONG GIANG là một dòng Bảo Giang oanh liệt, oai nghiêm, vừa tạo thành nên vóc vạc hoàn toàn lối 100 năm nay. Liên kết với các núi, Cửu Long Giang xuất hiện ra 12 HUYỆT huyền diệu, chấm đậm nét hùng vĩ trên quả Địa cầu này. Bắt đầu khởi kết tụ ngươn khí âm dương xây nên Địa Huyệt thứ nhất tại THẤT SƠN (Châu Đốc ). Chỗ ấy ba Huyệt Tiên Thiên hiệp lại làm Nê Hườn Cung, xuất hiện đúng ngày linh hiển TAM HUÊ TỤ ĐẢNH mùi hương lạ kỳ - bí mật bay ra từ núi Sam đến núi Tượng. Chỗ ấy là cân não, cốt tủy của Cửu long. Tên nó được hưởng ứng theo luồng điện Thiên nhiên, oai nghiêm, từ bi, hùng vĩ, đời sau gọi là KIM THÀNH HUYỆT. Đó là Huyệt dương đã xuất hiện, Cửu long kết lần với hai dãy núi âm phong cô độ, liên hiệp thành cặp mắt HÀ TIÊN và PHÚ QUỐC là THỦY TRUNG HUYỆT. TÂY NINH, núi ĐIỆN BÀ là HUỲNH MÔN HUYỆT, hai đảnh núi ấy thuộc về Âm kết tụ ngươn khí tại Trung ương tạo nên ẤN ĐƯỜNG HUYỆT (Dương) để khai mở luồng điển quang cho các Huyệt kia vừa ngưng tại lối miệt Long Xuyên, Bình Mỹ (một dãy cù lao lớn chạy dài từ Bình Mỹ xuống gần đến Cần Thơ). Từ Kim Thành Huyệt phóng thẳng xuống mũi Cà Mau và núi KỲ VÂN , hai Huyệt dương nữa, một bên thì thành sống mũi Cửu long chấm đến Cà mau (Tức là LÂM HUYỀN HUYỆT), một bên thì Hàm Rồng tại KỲ VÂN (Tức BÍCH NGỌC HUYỆT ).

Đồng cân với hai Huyệt âm (THỦY TRUNG HUYỆT VÀ HUỲNH MÔN HUYỆT), hiện ra một Huyệt thứ sáu (BÌNH NAM HUYỆT ), tại núi Côn Lôn là chót lưỡi của Cửu Long. Sáu Huyệt âm dương vừa kết tụ, thì tại Trung ương Huyệt, yết hầu Cửu long, vừa khai mở gần Cần Thơ bây giờ, gọi là TRUNG ƯƠNG CỬU LONG HUYỆT. Lần lần ba cửa mở ra: cửa Đại, Tiểu, v.v... vừa thành tựu (Năm Nhâm Thìn 1892), khiến cho ba nguồn Thủy dựng tại Bình Nam Châu chuyển động (Lưỡi Cửu Long), làm cho các miền ở chánh cửa khẩu phải bị nạn lụt (Vàm Cỏ, Gò Công, Bến Tre và các cù lao nhỏ...) ba ngày ba đêm. Đó là bảy Huyệt LINH THIÊNG , CHÁNH GỐC của xứ VIỆT NAM mới ngưng kết được lối 100 năm nay. Đứng giữa hoàn cầu, sự linh thiêng tân tạo là đầu Cửu Long Giang, một nguồn Bảo Giang Thiên cơ đã định phải chói rạng sự Huyền diệu, nhứt hạng khắp bốn bể, năm Châu.

Vì Địa linh ấy mới sanh Nhơn kiệt, các vị Thánh tổ kim thời hễ thuộc mạng âm thì phải xuất hiện (chứ không phải giáng sanh ), dạy đời trong ba Huyệt âm (THỦY TRUNG HUYỆT, HUỲNH MÔN HUYỆT và BÌNH NAM HUYỆT), còn thuộc dương thì phải xuất hiện ở Thất sơn, KỲ VÂN và CÀ MAU (KIM THÀNH HUYỆT, BÍCH NGỌC HUYỆT và LÂM HUYỀN HUYỆT ).

(Dật sĩ và NGUYỄN VĂN HẦU -THẤT SƠN MẦU NHIỆM).

 

B. LONG MẠCH CỦA TÀ LƠN

Ta đã nhận biết khá rõ long mạch Tổ chạy từ Dãy Hymalaya, kết phát nên những địa huyệt tại miền Bắc cũng như tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Long mạch kết tụ tại Tà Lơn (Bokor) lại là một nhánh khác của Long mạch Tổ, không cùng đường dẫn Long của Việt Nam. Vùng địa huyệt Tà Lơn ( Bokor) chính là được kết tụ bởi vòng cung dài trên 2400 Km qua các nước : Pakistan, Kashmir, Ấn độ, Nepal, Sickim, Bhutan , Cam Pu Chia và kéo xuống vùng biển Thái Lan.

 

C. ĐỊA THẾ TÀ LƠN ( BOKOR)

Núi Tà Lơn (người Miên gọi là Bokor - tức là con bò) cách Thị xã Kompot khoảng 10 Km về hướng Tây Nam. Đỉnh cao nhất của Núi Tà Lơn là 1.079m, vào mùa mưa đầy sương mù, cách 5m không nhìn thấy gì. Từ đàng xa chúng ta nhìn thấy núi Bokor giống như hình thể một con voi, chót núi luôn luôn bị mây bao phủ trắng xóa. Núi Bokor được ghép lại bởi ba trái núi, nên đường từ dưới lên đỉnh núi rất xa vì xe phải chạy quanh từ núi này sang núi nọ, hết cả ba núi mới đến nơi. Từ Thị xã Kompot có hai con đường đi vòng quanh dãy Tà Lơn: một rẽ bên phải là đường vào hồ Bokor và lên Chùa 500 vị Phật, sau đó đi lên Trung Toà, Hàm Long, Cán Dù...

Đường thứ hai đi theo hướng về Công Pông Chàm, Công Pông Thơm đi khoảng 5 km rẽ phải vào Núi Năm Thuyền có Chùa Năm Thuyền. Tại đây có pháo đài Bokor, là bộ sưu tập các tòa lâu đài (gồm khách sạn, casino, nhà thờ, cung điện…) được người Pháp xây dựng từ năm 1920. Nơi này, chính phủ Cam-pu-chia đang cho xây dựng lại casino rất lớn và sẽ khai trương vào tháng 11 này. Từ Chùa Năm Thuyền đi tiếp theo đường núi hiểm trở khoảng 32 km ta có thể đến được khu vực đáng chú ý nhất của dãy núi Tà Lơn - Điện Minh Châu, Điện Bình Thiên, Điện Bàn Ngự, Điện Tứ Giao, Điện Lan Thiên... là nơi các vị Tổ của Huyền Môn, các vị lãnh đạo Đạo giáo ngày trước chọn làm nơi tu luyện. Trong "Sấm giảng đời người" của Sư Vãi bán khoai có viết:

"Ngày xưa Phật ở nước Tần,
Rồi sau Phật lại đi lần về Nam."

Câu đó có ý nghĩa về sự chuyển dịch trung tâm Phật giáo từ Tây Tạng sẽ dần chuyển về nước Việt, đồng thời cũng chỉ rõ cho ta biết sự chuyển động và kết tụ của Hy Mã Lạp Sơn như thế nào?

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1500
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy