Bảo Tồn Nhà Thờ Bùi Chu – Có được không?

09/05/2019 Kiến Admin FB
798
0

Trước tiên là người công giáo mình rất cảm ơn các bạn không phải là người công giáo, lại có tinh thần yêu và muốn giữ gìn “một phần của công giáo”. Và cũng rất quý các bạn có ý thức di tu bảo tồn các công trình kiến trúc vì mình là kiến trúc sư. Do vậy, mình viết bài này để chia sẻ câu chuyện về Bùi Chu để các bạn có thể hiểu sâu và biết rõ trách nhiệm các bạn đang làm gì.

Sự thật (1) là Nhà Thờ Bùi Chu: đã được bảo tồn được 134 năm, qua các thời kì, đặc biệt là sau khi người Pháp rút khỏi miền Bắc. Đồng nghĩa với người dân cả giáo xứ qua bao thế hệ vừa bảo tồn duy tu bằng chính khả năng của mình, phần lớn họ đều là nông dân. Trong bối cảnh đàn áp và bóp nghẹt của chế độ cộng sản vô thần đối với người Công Giáo (Bắc 54 là thế). Họ vẫn sống vẫn bảo vệ nhà thờ duy tu từng chút một trong những thời khắc khắc nghiệt nhất. Đây là điểm “sáng chói” nhất trong tinh thần bảo tồn và bảo trì một công trình Văn Hóa Tôn Giáo hiếm có ở Việt Nam.

Sự thật (2) là: Công tác bảo tồn quan trọng nhất là giữ gìn nét văn hóa tổng thể, mà đối với công giáo đó chính là những nghi thức, những giáo luật, những tín niệm đức tin được bao trùm trong từng nét kiến trúc, từng khối tích công trình, đều có ý nghĩa sâu xa trong đấy, cộng hưởng với tín ngưỡng thờ bái mà từng cây nến, viên gạch, trong nhà thờ đều được “thánh hóa” và yêu quý, vì họ coi đó là đền thánh. Đấy là những thứ mà tất cả người giáo dân ở Bùi Chu hiểu và yêu quý nhà thờ của họ. Nếu ta hiểu nôm na nhà thờ là phần xác thì phần hồn chính là những nghi thức, lễ nghĩa. Tách rời cả hai, nhà thờ chỉ còn mang ý nghĩa một công trình kiến trúc có những giá trị kiến trúc – chỉ là cái xác. Do vậy, có duy tu bảo tồn thì cũng chỉ là cái xác nếu không còn những hoạt động tôn giáo nghiêm trang nhất. Trong nghĩa đấy, nếu đem sự dụng sai công năng và vào mục đích khác – đã được coi là không tôn trọng và phá nát nơi tôn nghiêm rồi. Trong kinh thánh, Chúa Jesu đã vào nhà thờ đập phá và đuổi những kẻ ngoại đạo, dùng nhà thờ là nơi mua bán kinh doanh, v.v... Do vậy, nhà thờ đối với người công giáo, kiến trúc xác thịt là thứ có thể hủy phá nếu nó dùng cho mục đích làm nhơ nhớp nhà Chúa. Và nếu không có tình yêu và niềm tôn kính nhà thờ Bùi Chu thì chắc chắn họ không thể gìn giữ nhà thờ cho đến ngày nay.

Sự thật (3) là: Chính quyền (...) luôn tìm cách chia rẽ, hủy hoại, ngăn cấm hoạt động tôn giáo. Điều này thì tất cả người công giáo đều biết. Trên khắp đất nước này ở bất kì công trình công giáo nào, đều có nhiễu nhương, đều có khó khăn, không chỉ trong việc phụng sự thờ cúng thiên Chúa, mà còn các hoạt động từ thiện, các hoạt động giáo dục, y tế góp phần giải quyết rất nhiều việc của xã hội. Thực tế trong bao năm qua, rất nhiều tài sản của công giáo bị chiếm, lấy để tư hữu hoặc quốc hữu hóa, hoặc quản lí trực tiếp, gián tiếp, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. May mắn với sự đoàn kết và tôn trọng trong ứng xử và quan hệ đùm bọc trong hội thánh bảo vệ kẻ xấu mà người Việt chúng ta vẫn còn rất nhiều công trình công giáo đẹp. Đây lại là điểm chói sáng của “người công giáo”.

Sự thật (4) là: Thiên Chúa Giáo tồn tại cho đến ngày nay một tôn giáo có sự bảo tồn rộng rãi, sâu xa, và lâu đời, trước bao thăng trầm của lịch sử. Đó là dựa trên rất nhiều nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt. Đó là sự cầu nguyện, đó là sự lắng nghe thấu hiểu, khi người chủ chăn, vị linh mục quản sự, quyết định thì giáo dân đồng lòng nghe và tuân theo. Nhờ vậy, mà rất nhiều nhà thờ được tồn tại và giữ gìn cho đến ngày nay. Nhà thờ Bùi Chu cũng vậy.

Sự thật (5) là: “Tôn trọng sự khác biệt” là một trong chủ trương được lí tưởng hóa và thực hành lớn nhất của giáo hội công giáo hiện nay. Điều này càng khiến cho công giáo tồn tại vững bền, và bảo tồn cốt lõi.

5 sự thật trên chính là minh xác nhất rằng người công giáo, các cha, các giáo xứ, giáo dân. Là những người hiểu và quan tâm đến bảo tồn chính ngồi thánh đường của mình nhất. Tất nhiên, họ cũng sẽ biết tự tìm kiếm người giỏi và phù hợp nhất cho ngôi nhà chung của họ.

- Ở VN, rất nhiều công trình kiến trúc cần được bảo tồn nhưng vì lí do chính trị, xã hội, kinh tế thì bị đập bỏ một cách vô tội vạ, các giới thì thờ ơ vì sợ hãi bị khoác vào cái danh “chống đối chính quyền” và nghiễm nhiên thừa nhận cho cái gọi là : “ý đảng lòng dân”. Đây là một thách thức đối với những người yêu kiến trúc, yêu cái đẹp và muốn bảo tồn nó.

- Bên cạnh đó công tác bảo tồn quá tốn kém, nhân sự chuyên môn thì phần lớn là yếu kém, dẫn đến nhiều công trình may mắn được giữ lại, thì một thời gian sau phần lớn trở thành phế tích hoặc bị sửa chữa điều chỉnh sai nguyên bản. Hay còn gọi là những kiến trúc “xác ướp”. Những việc như thế nó đang tồn tại ở xã hội VN một cách hiển nhiên. Trên thực tế là số lượng các công trình kiến trúc đẹp đang bị phá hoại đập bỏ rất nhiều, số lượng các công trình được giải cứu là rất bé nhỏ so với hàng loạt các công trình đẹp và xứng đáng lưu giữ.

- Ngay cả những nước giàu có và văn minh như Mỹ vẫn có rất nhiều công trình đáng để lưu giữ nhưng vẫn phải phá bỏ. Vì chi phí duy tu bảo trì một công trình cũ chi phí mắc gấp 3-4 lần chi phí xây công trình mới, ở các nước nghèo như Việt Nam là rất khó, ngoại trừ nó được coi như là tài sản báu vật quốc gia.

- Công tác bảo tồn các công trình kiến trúc chỉ có thể khi quốc gia có những nguồn ngân sách cho việc bảo tồn mạnh mẽ, văn hóa yêu và hưởng thụ nghệ thuật cao. Và nguồn nhân lực chuyên gia bảo tồn đầy đam mê nhiệt huyết với kiến thức sâu rộng kèm theo đó là những người nhân công có tay nghề cao tỉ mỉ và có kiến thức.

Quay lại câu chuyện nhà thờ Bùi Chu, chuyện hạ giải đã bàn, 5 năm rồi, ý kiến quá đủ và quá nhiều để đi đến kết quả ngày hôm nay. Vậy thì lỗi của ai ? để một công trình tôn giao đẹp phải đập đi xây mới?

Xin trả lời là, chúng ta hoàn toàn có thể bảo tồn di sản kiến trúc nhà thờ Bùi Chu với các điều kiện sau:

1. Chúng ta cần một thời gian dài để nghiên cứu đắn đo những giá trị có thể sử dụng của nhà thờ cho phù hợp với các hoạt động tôn giáo. Điều này dẫn đến phải mở rộng hoặc giữ nguyên. Nếu giữ nguyên thì phải xây một cái nhà thờ mới khác. Điều này kèm theo phải tăng thêm một lượng nhân sự để quản lý 02 nhà thờ cùng lúc, kèm theo là kinh phí hoạt động. Nên nhớ giáo hội VN, vẫn nằm trong diện “được tài trợ” của giáo hội, vì chưa tự cung tự cấp được (đây phải hỏi mấy ông chính quyền cướp hết các cơ sở kiếm tiền của công giáo như: bệnh viện, trường học, nhà máy, v.v...) Như vậy, chắc chắn chỉ có phương án mở rộng thì hợp lí hơn cho trường hợp này. Nhưng bảo tồn và mở rộng như thế nào, được tồn tại thêm bao lâu? Đây lại thêm thời gian thiết kế v.v...

2. À, mà muốn làm được số (1) thì chúng ta phải có một nguồn nhân sự chuyên môn cao cấp và các thiết bị làm việc nghiêm túc, đánh giá thực trạng, và lịch sử của công trình. À, là lịch sử của công giáo thì nó hay liên quan đến lịch sử của cách mạng cộng sản. Nguồn nhân sự này ở VN thì dường như không có, hoặc có thì toàn làm tầm bậy. Chỉ có mấy anh đam mê ở Châu Âu thì may ra.

3. Như vậy, sau khi nghiên cứu và đề xuất các phương án cụ thể, thì chúng ta cần một đội ngũ thợ siêu cấp với các kĩ năng mà thợ ở Việt Nam hiếm thấy hoặc lương rất cao. Cần một nhà tổng thầu siêu cấp, chuyên gia trùng tu, với các thiết bị lạ mắt và hiện đại. Và các loại vật liệu “hết còn thông thường”. Cuối cùng là thời gian thi công sẽ kéo rất dài, vì mọi thứ phải tỉ mỉ cân nhắc. Cứ coi là phải 5 năm.

4. Các bạn biết đấy, con người ngày nay có nhiều thứ yêu cầu phức tạp hơn ngày xưa, như mát trong ngày hè, ấm trong mùa đông, ánh sáng lung linh, âm thanh trong sáng. Bảo tồn để sử dụng mà, chứ đâu phải để chơi nhỉ? như thế thì đương nhiên sẽ phải tính nhiều thứ ở trong đấy cho nhu cầu sử dụng của người hiện đại.

5. Và cuối cùng, do nhà thờ là “di sản và cần được bảo tồn” như thế sẽ dẫn đến chi phí bảo tồn rất nhiều. Cái này, giáo dân nghèo lắm, bảo trì bảo hành cho công trình mới là 1 thì cho công trình di sản có khi phải là 3 hay 5 đấy. Và tất nhiên là người dân Việt Nam có đủ trình độ, thời gian, tiền bạc để chiêm ngưỡng tác phẩm này nữa.

Vậy ai là người có lỗi ? câu chuyện kinh thánh mùa Phục Sinh mà ai cũng nằm lòng – khi Chúa Jesu hỏi những người ném đá người phụ nữ ngoại tình. “Ai trong các ông trong sạch, thì hãy ném đá trước đi”.

Be Humble and Be Kind,

Nhân Nguyễn

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1263
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy