Nhà thờ Bùi Chu - có nên chăng chuyện bảo tồn?

08/05/2019 Kiến Admin FB Nguyễn Hưng
1019
0

Có nhiều lý do khiến một nhà thờ hay một ngôi chùa có thể không tồn tại vĩnh hằng; vì theo quan niệm của tôn giáo, những thứ "thường hằng" không phải là cái vỏ bên ngoài này...

Kiến trúc nhà thờ Bùi Chu, được cho là theo phong cách kiến trúc chiết trung - Ảnh: Nguyễn Hưng

NNC. Nguyễn Hưng - một nhà phê bình nghệ thuật có uy tín, người đang thực hiện một công trình nghiên cứu toàn bộ kiến trúc của các nhà thờ Công giáo ở Việt Nam – cho rằng: “Đạo Công giáo tồn tại và phát triển được cho đến ngày nay, chẳng tùy thuộc vào chuyện nhà thờ to hay nhỏ, đẹp hay xấu, thậm chí ngay cả chuyện hàng giáo phẩm có phải là những mục tử nhân lành hay không. Tôi đã đi qua gần 2,000 nhà thờ lớn-nhỏ, đẹp-xấu, cũ-mới khác nhau, tiếp xúc với rất nhiều linh mục và giáo dân, tôi có nhiều trải nghiệm để nhận ra rằng: đạo Công giáo tồn tại và phát triển theo cách khác, mà mọi người Công giáo thực sự đều có thể hiểu...!

Mặt sau nhà thờ Bùi Chu - Ảnh: Nguyễn Hưng

Mặt bên nhà thờ Bùi Chu - Ảnh: Nguyễn Hưng

Dưới đây là một số quan điểm đáng chú ý của NNC. Nguyễn Hưng về việc "bảo tồn" nhà thờ Bùi Chu:

Phóng viên đường phố: Mấy hôm nay, trước các tranh cãi quanh chuyện "bảo tồn" nhà thờ Bùi Chu, họ cứ thắc mắc, "sao không thấy ông Hưng có ý kiến chính thức nào?". Thay mặt họ, tôi muốn hỏi thẳng anh ba câu:

1. Có cần bảo tồn nhà thờ Bùi Chu hay không?

2. Theo anh, khó khăn chính trong việc bảo tồn nhà thờ Bùi Chu là gì?

3. Anh có ý kiến thế nào về các tranh cãi loạn xà ngầu hiện nay? Anh trả lời giùm nghe!

Ông Nguyễn Hưng: Hi, nói nhanh đại ý thôi hỉ:

1. Nguyện vọng bảo tồn nhà thờ Bùi Chu của mọi người hoàn toàn chính đáng. Chính mình cũng muốn bảo tồn. Mà các "đấng bản quyền" trong giáo hội Công giáo Việt Nam, mình tin, cũng muốn như vậy. Đó chẳng phải là chứng tích một thời "Giáo hội khải hoàn", là nơi lưu giữ ký ức, nối kết tiềm thức cộng thông, và là niềm tự hào của không chỉ các cộng đoàn Công giáo địa phương thôi sao? Không có người Công giáo thực sự nào muốn phá bỏ nhà thờ này cả. Nếu buộc phải phá bỏ xây mới, thì chỉ do tình thế chẳng đặng đừng...

2. Trùng tu bảo tồn một ngôi nhà thờ hàng trăm năm tuổi đang còn hoạt động hàng ngày, luôn là chuyện khó khăn.

Trước hết, là kinh phí-trùng tu một ngôi nhà thờ cổ, tốn kém gấp hai, ba lần xây một ngôi nhà thờ mới.

Thứ hai, nhìn ở góc độ công năng sử dụng, cũng có nhiều thách thức-hơn 100 năm trước, từ tổng số giáo dân đến các hình thức sinh hoạt tôn giáo gắn liền với nhà thờ này, khác bây giờ rất nhiều. Bây giờ giáo dân đông hơn, các hình thức sinh hoạt tôn giáo cũng đa dạng hơn, nên ngôi nhà thờ cũ đã trở nên quá chật chội. Như ở nhiều nơi khác, để bảo tồn được nhà thờ cổ mà không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt tôn giáo hàng ngày và đáp ứng được các yêu cầu công năng sử dụng mới, các cha sở đã cho xây nhà thờ mới, bên cạnh hay ở gần đó. Nhà thờ cổ, có thể được chuyển đổi thành Nhà Truyền thống, hay Nhà Giáo Lý v.v... Nhưng không phải giáo xứ nào cũng làm được điều đó. Nó tuỳ vào quỹ đất, và có được nhà cầm quyền hỗ trợ không nữa.

Thứ ba, có liên quan đến một số vấn đề Thần học. Nhà thờ cổ, là nhà thờ trước "Cộng đồng Vaticanô II" - nằm trong khuôn khổ Thần học truyền thống. Trong khi Giáo hội, từ "Cộng đồng Vaticanô II" lại đòi hỏi canh tân, thay đổi. Việc tiếp tục sinh hoạt tôn giáo trong không gian một nhà thờ cổ được bảo tồn, tự nó, là một nghịch lý. Các nhà "bảo tồn" ngoài Công giáo, không hiểu điều này, và khi họ độc đoán, áp đặt, không chịu đối thoại, thì sẽ rất phiền phức.

3. Như tôi đã nói, nhà thờ, trước hết, là nơi thờ phượng Thiên Chúa, và thực hành các phép Bí tích của một cộng đoàn Công giáo. Nó bất khả xâm phạm. Nếu muốn bảo tồn một ngôi nhà thờ như một di sản văn hoá, người ta chỉ có thể khuyến nghị, chứ không thể ra lệnh, và áp đặt… Điều đó là phản văn hóa, phản dân chủ, thậm chí còn được gọi là bạo ngược, và man rợ!

Ở nhà thờ Nhà Đá, Bình Định. Từ 1975 đến nay, nhà thờ tuyệt đẹp này bị bỏ hoang. Giáo dân ở đây vẫn kiên trì chờ đợi nhà thờ sẽ được phục dựng, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa chịu cấp phép!... - Ảnh: Nguyễn Hưng.

"Nhiều người nói, quan điểm khác nhau trước cùng một hiện tượng, sự vật, thấy khác nhau là bình thường... Và cứ thế, họ khăng khăng giữ quan điểm của mình." - Ông Hưng bày tỏ.

Góc nhìn khác nhau cho những kết nối nơ-ron thần kinh khác nhau trong não bộ

Bạn đang ở góc nhìn nào?

Sự thực, bất cứ ông/bà thầy dạy vẽ, nặn tượng cho trẻ con thực sự giỏi nào cũng đều phải biết và dạy cho trẻ con điều này: "Cái thấy nào, cũng là thấy từ một điểm nhìn, và cũng chỉ thấy được một tiết diện. Nó phiến diện. Cần phải liên tục thay đổi góc nhìn, để thấy được sự khác biệt từ những góc nhìn khác nhau, và để thấy rằng, cái thấy thực sự nào, cũng là thấy CẤU TRÚC CỦA HIỆN TƯỢNG, SỰ VẬT...". Thực sự giỏi, từ chuyện dạy vẽ, dạy nặn họ đã dạy luôn được cho trẻ con một cách nhìn... "triết học"...!

Tổng hợp FB

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1521
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy