Tầm nhìn mới về cấu trúc không gian đô thị cho TP. Hồ Chí Minh đối phó với biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2030

14/12/2017 Kiến Admin tapchikientruc.com.vn
5618
0

LTS: TS. KTS Nguyễn Tiến Thành (Nguyên Trưởng khoa Kiến trúc Đại học Thủ Dầu Một) là một trong hai người Việt Nam được chọn và Đề cử “Giải thưởng Chuyên gia Đô thị Quốc tế 2014” do Đại học Erasmus, Viện Nghiên cứu phát triển Đô thị và Nhà ở Hà Lan (Institute for Housing and Urban Development Studies – I.H.S) và Mạng lưới cựu học viên Quốc tế của Học viện I.H.S Hà Lan tổ chức (cùng với TS Nguyễn Quang, UN-Habitat nhận“Giải thưởng Chuyên gia Đô thị Quốc tế”). Lễ trao giải được tổ chức tại Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 7 ở thành phố Medellin, Colombia (World Urban Forum 7 in Medellin, Comlombia) ngày 9/4/2014 vừa qua.

Bài viết “Tầm nhìn mới về cấu trúc không gian đô thị cho TP. HCM đối phó với biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2030” trích đăng một phần trong nghiên cứu của TS. KTS Nguyễn Tiến Thành, đã được báo cáo thành công tại Đại hội KTS châu Á lần thứ 15 – Arcasia 15 tại Bali, Indonesia. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhiệm vụ quy hoạch của Đồ án Quy hoạch Tổng mặt bằng TP. HCM đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào ngày 06/01/2010. Đồ án Quy hoạch Tổng mặt bằng này đã được Viện Quy hoạch TP. HCM và Tư vấn Nikken Sekkei, Nhật Bản thực hiện. Với tầm nhìn đến năm 2020 về biến đổi khí hậu, và những thông tin mới khác, tác giả của bài viết mong muốn đề xuất những ý tưởng mới cho giải pháp tổ chức không gian TP. HCM trong giai đoạn biến đổi khí hậu – đảm bảo các tiêu chí phát triển bền vững đô thị. Những yếu tố này rất quan trọng và hữu ích cho công tác quy hoạch thành phố trong tương lai, đồng thời cũng là cơ sở khoa học – kỹ thuật liên quan đến những giai đoạn nghiên cứu sắp tới.

 

Đặc điểm đô thị của TP. HCM

Ảnh bên: Tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch TP. HCM đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt năm 1998

Quá trình đô thị hóa của TP Sài Gòn – Điều kiện hiện trạng: 

Tên cũ của TP. HCM là Sài Gòn – Một thành phố trẻ được thành lập vào năm 1698. Từ khởi đầu, tổng mặt bằng thành phố đã được quy hoạch thiết kế qua nhiều lần như sau:

– Thời kỳ thuộc địa (1698-1953): Bốn dự án quan trọng được thực hiện vào các năm: 1867 – Phương án Coffyn cho 500.000 dân; năm 1890 – Phương án của Betraux (với 113.000 người); năm 1939 – Phương án Cerruti; năm 1943 – Phương án Purnaire (với cả Sài Gòn – Chợ Lớn cho 1,2 triệu người).
– Giai đoạn 1954-1975: Tám quy hoạch tổng thể đã được nghiên cứu và thiết kế bởi nhiều KTS – nhà quy hoạch đô thị nổi tiếng, 3 đồ án quy hoạch vào năm 1972; 5 đồ án quy hoạch khác vào năm 1974. Trong đó, nổi tiếng nhất là của KTS Constantinos Apostolou Doxiadis – với lý thuyết Quy hoạch Động – Ekistics.
– Trong giai đoạn 1975-1998, những dự án quan trọng gồm: Báo cáo TP HCM – Hôm nay và ngày mai (UN-ESCAP – 1989); năm 1993, quy hoạch tổng mặt bằng đầu tiên được thực hiện bởi Viện Quy hoạch Xây dựng thành phố; Các quy hoạch khác bởi Chương trình Vie 95/051- của UNDP năm 1995; Các Đồ án quy hoạch khác như Sài Gòn Mới (New Saigon 1996); và bởi Houstrans – JICA, Nhật Bản vào năm 2002…

Đặc trưng đô thị của TP. HCM 

Sài Gòn – TP. HCM có nhiều đặc trưng: Từ năm 1915, Sài Gòn là thành phố đẹp nhất và thịnh vượng ở vùng Viễn Đông của châu Á và được tặng mỹ danh là: Hòn ngọc Viễn Đông – “The Pearl of the Far East”. TP HCM sẽ là một TP Cực lớn độc nhất (Unique Megacity) của Việt Nam trước năm 2020; là một TP cực lớn trẻ nhất của Đông Nam Á. Thành phố sẽ học được rất nhiều bài học quý từ những TP cực lớn khác như: Jakarta – Indonesia, Metro Manila – Philippines, Bangkok – Thái Lan… hoặc bài học từ một số thành phố ven biển đặc biệt (ví dụ như: Thành phố Semarang ở trung tâm Java, Indonesia)…

Một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị là “Mô hình phát triển cần phù hợp với cấu trúc không gian đô thị”. Mô hình cấu trúc Ngôi sao hiện nay (Star hoặc Asterisk) của TP HCM đã tạo ra một cấu trúc đơn trung tâm. Mô hình này cũng là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng trong quá khứ và cũng là nguyên nhân hấp thu người nhập cư từ các tỉnh khác vào vùng ngoại vi của thành phố cũng như vào trung tâm thành phố tạo nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội Thành phố…

Biến đổi khí hậu ở TP. HCM và mô hình cấu trúc đô thị 

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động xấu ngày càng rõ ràng tới TP. HCM với những biểu hiện cụ thể như thời tiết bất thường, lượng mưa và đỉnh triều luôn luôn tạo nên những kỷ lục mới. Nguyên nhân không chỉ do những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà còn là hậu quả của công tác quản lý đô thị chưa hoàn hảo. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu vào ngày 05/12/2011, công bố vào ngày 07/03/2012, trong đó Nhiệm vụ chiến lược thứ ba thuộc về lĩnh vực đô thị: “Những hành động thích hợp chủ động ứng phó với nước biển dâng tại các khu vực dễ bị tổn thương gồm:
– Nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ, tác động và tính dễ bị tổn thương do nước biển dâng tới các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng;
– Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phù hợp với biến đổi khí hậu…;
– Bảo vệ và phát triển các vùng hải đảo ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng;
– Phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch các khu dân cư ứng phó với biến đổi khí hậu; củng cố, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu…;
– Rà soát, điều chỉnh và phát triển sinh kế và quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng…”

Mô hình cấu trúc không gian đô thị của TP. HCM là “Mô hình Ngôi Sao“ – (Star) với 9 trục hướng tâm (exit) và 2 đường vành đai (ring road); trong đó đường vành đai thứ hai hiện đang thiết kế và xây dựng chưa hoàn chỉnh. Thành phố hiện vẫn bị ách tắc giao thông nghiêm trọng trong thời gian cao điểm. Thành phố đã chuẩn bị 4 trung tâm thương mại khu vực (OBD) theo 4 hướng chính của thành phố: Phía Bắc tại quận 12; Nam tại quận 7; Đông ở quận 9 và Tây ở quận Bình Tân. Nhưng cho đến nay, quỹ đất còn lại rất khó khăn để thực hiện cho mục tiêu này. Thành phố hiện có 24 quận, huyện (5 huyện ngoại thành), tại 5 huyện ngoại thành, các khu chức năng đô thị phải đối phó với nhiều nguy cơ nước biển dâng hơn những khu vực nội thành vì chúng có vị trí ở khu vực đất thấp trong giai đoạn biến đổi khí hậu.

Nội dung nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng TP. HCM 

Bản Quy hoạch tổng mặt bằng mới cho TP. HCM do Viện Quy hoạch xây dựng TP (UPI) và Tư vấn Nikken Sekkei (NS), Nhật Bản thực hiện. Nghiên cứu đã được hoàn thành vào năm 2011 và trình lên chính phủ Việt Nam phê duyệt. Các hạng mục công việc được thực hiện bởi UPI và NS bao gồm: Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến quá trình đô thị hóa như: Điều kiện tự nhiên, bản đồ địa hình, giá đất, cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các truy cập đến trung tâm thành phố, xu hướng đô thị hóa, thu thập ý kiến ​​công chúng, … Quy hoạch này được đánh giá là một trong những đồ án tốt nhất cho thành phố vì chất lượng của nó: Nhiều lý thuyết và nghiên cứu mới phát hiện đã được áp dụng; nhiều vấn đề của thành phố đã được quan tâm và giải quyết một cách hiệu quả…

 

Cơ sở khoa học và thực tế mới cho nghiên cứu 

Các vấn đề liên quan đến cấu trúc không gian đô thị: 

Nhóm nghiên cứu đồ án quy hoạch tổng mặt bằng TP. HCM đã đạt kết quả tốt, nhưng có thể tốt hơn nếu được thay đổi hoặc điều chỉnh một số điều. Vấn đề mô hình cấu trúc không gian đô thị phù hợp cho thành phố có vẻ chưa được quan tâm đúng mực. Mô hình “Xuyên tâm – Vành đai” được chọn làm bộ khung giao thông cho TP. HCM với rất ít giải thích… là chưa thực sự thuyết phục. Mô hình này theo dạng đơn tâm, dễ gây ra ùn tắc giao thông và nhiều vấn nạn đô thị khác cho TP. HCM. Ở các nước phát triển như Nhật Bản, mô hình này đã làm tốt vai trò của nó đối với Tokyo vì hệ thống giao thông rất tốt ở khu trung tâm. TP Bắc Kinh, Trung Quốc cũng có cấu trúc đô thị tương tự, nên mặc dù chính quyền thành phố đã xây dựng hoàn chỉnh đến tuyến đường vành đai thứ 6, nhưng thành phố vẫn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc giao thông. Rất cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại nêu trên.

Giải pháp cấu trúc không gian liên quan đến biến đổi khí hậu 

Mô hình kết hợp có sự tham gia phát triển các đô thị vệ tinh (hoặc Garden City và thành phố vệ tinh) có thể sẽ thích hợp hơn đối với TP. HCM. Tuy nhiên, đất đai để xây dựng các thành phố vệ tinh mới là rất khó khăn bởi vì thành phố hiện không còn đất (Thành phố hiện đang xây dựng 03 vệ tinh trong ranh giới hành chính ở Củ Chi, Cần Thạnh và Phước Hiệp nhưng khó thực hiện được). Vì vậy, nếu muốn chọn đất để xây dựng đô thị vệ tinh của TPHCM cần phải chọn các địa điểm xây dựng ở bên ngoài địa giới hành chính của TP.

Tôi muốn so sánh các quy hoạch tổng thể được thiết kế bởi UPI – NS và bản đồ ngập lụt tối đa của thành phố đến năm 2050; chúng ta sẽ thấy vấn đề trên đây rõ ràng hơn. Một số khu dân cư quy hoạch đã được xác định nằm trong khu vực ngập lụt của biến đổi khí hậu vào năm 2050.

Những ý tưởng mới về mô hình đô thị không gian cho TP HCM 

Tôi nghĩ rằng mô hình mới là “Điều chỉnh xuyên tâm – vành đai” có thể có tác dụng tốt. Chúng ta không nhất thiết xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường vành đai mà chỉ cần xây dựng một phần tuyến vành đai và kết hợp với giải pháp đô thị vệ tinh. Tôi ủng hộ những ý tưởng đã được đề xuất từ năm 2003 và cũng đề nghị thành phố nên nhanh chóng xây dựng một số trung tâm đô thị khu vực (Out-lying Business District – OBD) ở vùng ngoại vi thành phố. Cấu trúc không gian trên đáp ứng được 03 tiêu chí: Phi tập trung (Decentralization); Cấu trúc đa trung tâm (Multi-center Structure hoặc Polycentric Structure); và Hạn chế tắc nghẽn giao thông khu trung tâm (Descongestion). Điều quan trọng nữa là cần hạn chế phát triển các khu dân cư ở vùng đất thấp phía Nam của thành phố. Mô hình không gian đô thị phù hợp cũng sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác như vấn đề “Vốn con người”, các xu hướng mới và những thành tựu khoa học mới (Tele city – thành phố thời tin học), các xu hướng xã hội mới (mô hình gia đình 1 người đang tăng…), kết quả các nghiên cứu giải quyết vấn đề quy hoạch chống ngập, triều cường và kiểm soát lũ…

 

Kết luận 

Quy hoạch tổng mặt bằng của TP. HCM đã được Nhóm nghiên cứu UPI và NS thực hiện thành công. Tôi nghĩ rằng quy hoạch đã được phê duyệt này sẽ rất hữu ích cho TP. HCM trong công tác quản lý đô thị ở tương lai gần. Tuy nhiên, TP. HCM cần hết sức quan tâm đến việc cấp phép xây dựng nhà ở tại vùng đất thấp; tiếp tục nghiên cứu mô hình cấu trúc không gian khác đáp ứng tốt hơn và phù hợp với xu hướng mới phát triển bền vững, đô thị lành mạnh, thành phố sinh thái xanh bền vững …

Những ý tưởng nêu trên với mong muốn góp ý cho đồ án quy hoạch tổng mặt bằng TP. HCM hiện thực hơn, hiệu quả hơn và có giá trị đáng tin cậy trước những thách thức biến đổi khí hậu.

* Nguyên bản tiếng Anh “New Vision for Hochiminh City Spatial Structure Model in Times of Climate Change to 2030”

 

TS. KTS Nguyễn Tiến Thành

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1255
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy