Quy Hoạch Đồng Bò - Nha Trang

27/06/2020 Phan Tấn Lộc
1371
0

(Đồ án Quy Hoạch Đồng Bò, Nha Trang của KTS. Phan Tấn Lộc - Diplômé Par Le Gouvernement, Pháp)

Cách đây gần 9 năm, nhóm chúng tôi là đơn vị tư vấn đầu tiên làm quy hoạch Khu Đồng Bò cho CĐT Lạc Hồng. Tuy nhiên vì, có lẽ là không có duyên với nhau nên... chúng tôi ngưng hợp tác dù rằng đây là công trình có rất nhiều điều thú vị...

1. Làm công trình cho QUÊ HƯƠNG của mình thì còn gì bằng.

2. Nắm khá nhiều thông tin hữu ích vì từ năm 1990, tôi có làm Hồ sơ nghiên cứu: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ NHA TRANG CỦA THẾ KỶ 21. Công trình nghiên cứu này đã được Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật (thời anh Khánh) tổ chức báo cáo ở Hội trường Tỉnh Ủy vào tháng 2/1996. Sự kiện này đã được Báo Khánh Hòa đưa tin.

Tại sao trước khi nói đến Đồng Bò mà lại phải "nhập đề" dài dòng như thế này?

Đơn giản vì KHU VỰC ĐỒNG BÒ rất phức tạp... Vì là "Điểm tụ nước" của cả vùng lãnh thổ. Cộng thêm nhiều trải nghiệm của tuổi thơ, về nhà Nội ở Diên An, mà thời đó gọi là Phú Ân Nam (Huyện Diên Khánh) thỉnh thoảng bị ngập lụt như thế nào. Nhớ lúc ông nội còn sống, trong nhà có chiếc thuyền nhỏ được gác trên vì kèo của gian bếp. Đồng thời, vì thời gian nghiên cứu vào lúc còn sống bên Pháp, nên hầu hết những tài liệu thu thập được đều là của Pháp, và cũng vì vào đầu thập niên 90, việc thu thập thông tin ở VN cũng không phải đơn giản.

Qua bài này tôi chỉ đưa ra trước những thông số về ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN và YẾU TỐ KHÍ HẬU.

 

BẢN ĐỒ TOÀN TỈNH KHÁNH HÒA VÀ ĐỊA HÌNH TOÀN LÃNH THỔ

Chúng ta lưu ý CHẤM XANH nằm ở phía Tây Nam của bản đồ này là Hòn Bà mà tôi sẽ nói thêm trong phần Khí hậu:

 

BẢN ĐỒ MƯA (TỔNG HỢP CHO CẢ NĂM)

Cần lưu ý ở đây là ĐIỂM XANH ĐẬM NHẤT: có lượng mưa cao nhất cả nước là HÒN BÀ.

Điều đáng kinh ngạc là sau này qua dịp tham gia thi thiết kế công trình Trung Tâm Hành Chính Tỉnh Ninh Thuận tôi nghiên cứu khí hậu thì thấy rằng Tỉnh Ninh Thuận gần như có khí hậu KHÔ NHẤT VN, và cũng là "đặc biệt" nhất VN. Làm như là MƯA TRÚT HẾT NƯỚC Ở HÒN BÀ TRƯỚC KHI VÀO TỈNH NINH THUẬN. Điều này cũng có thể trong tương lai "lấy nước ở Hòn Bà chia bớt nước cho Ninh Thuận"... Tại sao không?

 

SƠ ĐỒ MƯA TỪNG THÁNG TRONG NĂM

Người ta hay nói: Khí hậu Nha Trang thuận lợi cho phát triển du lịch vì lượng mưa trong năm rất ít. Theo nghiên cứu này Mùa Mưa chính ở Nha Trang chỉ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Cũng qua đây chúng ta mới hiểu tại sao những tỉnh Miền Trung của mình hay bị lũ lụt vào những tháng cuối năm là thế.

 

HỆ THỐNG THỦY VĂN CỦA SÔNG CÁI

Nhờ bản đồ địa hình của toàn Tỉnh thực hiện bởi người Pháp mà tôi "lần mò" ra được toàn bộ những nhánh sông, suối ở thượng nguồn đổ vào Sông Cái. Thêm điểm thú vị nữa là qua bản đồ này chúng ta học được theo tiếng người dân tộc: IA được dùng cho cả SÔNG, SUỐI.

Đến đây chúng ta có thể nói rằng Khu vực Đồng Bò không phải CHỈ có nước từ Sông Cái tràn qua (như nhiều người khẳng định)... mà rất nhiều khả năng nước mưa từ Hòn Bà cũng tràn vào.

 

BẢN TỔNG HỢP

Đây là bản tổng hợp tất cả những thông số liên quan đến khí hậu Nha Trang bao gồm: nhiệt độ, lượng mưa từng tháng, độ ẩm, và hướng gió chủ đạo.

 

HOA GIÓ

Sơ đồ hướng gió chủ đạo từng tháng, tổng hợp 6 tháng và tổng hợp cả năm.

 

CẤU TRÚC KHÔNG GIAN

Sơ đồ Cơ cấu Tổ chức Không gian toàn lãnh thổ mà tôi lập ra... và đã được báo cáo vào tháng 02/1996 ở Hội trường Tỉnh Ủy.

 

TRẺ TRÂU... ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG

Năm 1990 lúc đó 31 tuổi... Một mình bỏ ra 3 năm nghiên cứu "Định hướng phát triển" TỈNH KHÁNH HÒA VÀ THÀNH PHỐ NHA TRANG. Ở đây tôi chỉ xin trình bày vài yếu tố sơ bộ:

- GIAO THÔNG (Đường màu đỏ): ĐƯỜNG CAO TỐC DỰ PHÓNG. Bây giờ nghe nói Dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn đi qua Tỉnh Khánh Hòa do Bộ GTVT lập có tuyến đi GẦN NHƯ TRÙNG VỚI TUYẾN mà tôi vẽ ra cách đây 30 năm.

- Đường tắt kết nối Nam Nha Trang với QL1 và Cao tốc Bắc Nam xuyên giữa Núi 9 Khúc và Núi Cù Hin. Tuyến đường này đã được thực hiện.

- Đường tắt kết nối Nha Trang với Đà Lạt thay vì phải đến Phan Rang rồi mới có đường đi Đà Lạt.

- QUÂN CẢNG: bối cảnh lúc đó (1990), Bộ QP phản đối việc lấy Cảng Cam Ranh phát triển thành cảng thương mại. Vì thế tôi mới đưa ra 2 kịch bản:

* CĂN CỨ HQ KHÔNG CÔ LẬP: Trên thế giới có rất nhiều căn cứ Hải quân nằm trong khu đô thị như Toulon ở Pháp, San Francisco của Mỹ,... thì đâu có vấn đề gì đâu.

* CĂN CỨ HQ CÔ LẬP: có Vịnh Văn Phong có địa thế tốt hơn. Bao gồm 3 ưu điểm: 1/ Độc đạo: về đường bộ chỉ có một điểm kết nối duy nhất với QL1 phía Bắc rất dễ kiểm soát. 2/ Được bao bọc bởi những núi (hoặc đảo) để che chắn gió bão, và nhất là có 2 lối ra vào chứ không phải 1 cửa duy nhất như Cam Ranh.

* HẦM TRÚ TÀU NGẦM: chiều cao của các núi (hoặc đảo) có chiều cao tốt và đủ để đào những "hầm trú" cho tàu ngầm.

Xin nói thêm là tôi đã làm thêm một hồ sơ so sánh (vào năm 1998) về "đề tài" này giữa Cam Ranh và Văn Phong... không gửi qua đường bưu điện mà đưa tận tay cho người mang về VN cho các cụ ở Trung Ương nghiên cứu.

Quyết định cuối cùng là do các cụ nhé. Mình chỉ là người nêu vấn đề.

Đường cao tốc Bắc Nam dự phóng (màu đỏ)

Tỷ lệ: 1 ô vuông tương đương với 1km2

RỒNG NHA TRANG

Hổng biết ACE thấy sao chứ tui thấy Sông Cái của QUƠ MÌNH ĐẸP GHƠ luôn... Y chang như con Rồng uốn lượn từ Tây sang Đông vậy.

Từ lâu có nghe đến dự án XÂY BỜ KÈ DỌC SÔNG CÁI. Xin khẳng định với các anh chị là GIAO DỰ ÁN NÀY CHO BÊN GIAO THÔNG VÀ THỦY LỢI là SAI LẦM RẤT NGHIÊM TRỌNG.

Vì tôi có khá nhiều kinh nghiệm cho việc thiết kế cảnh quan và có vài kinh nghiệm rút được từ những sai lầm bên Pháp đấy. Các anh chị KTS ở Nha Trang hãy lên tiếng...

ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỂ.

ĐỒNG BÒ & BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nghiên cứu này do 3 tác giả gồm Trần Đăng Hồng - Trần Đăng Nhơn - Trần Giỏi, nghiên cứu về ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu lên Tỉnh Khánh Hòa.

HỒ SƠ NGHIÊN CỨU VỀ NHA TRANG - KHÁNH HÒA

Bắt đầu nghiên cứu từ 1990

Hồ sơ bao gồm:
- Phương pháp quy hoạch đô thị - Áp dụng vào trường hợp Nha Trang - Diên Khánh.
- Phát họa định hướng phát triển thành phố Nha Trang - Diên Khánh.

Sau đó có 2 lần báo cáo:
- 02/1996 Báo cáo ở Đà Lạt Tổ chức bởi Hội Kiến Trúc Sư - Lâm Đồng
- 02/1996 Báo cáo ở Nha Trang - Tổ chức bởi Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Tỉnh.

Sau báo cáo tôi có tặng cho Hội LHKHKT 1 bộ và Thư viện Tỉnh 1 bộ.

 

QUY HOẠCH ĐỒNG BÒ (800HA) - 2011 (PHẦN 1)

Như bài trước tôi có nói, Khu vực Đồng Bò này rất rất phức tạp nhưng cũng cực kỳ thú vị.

Công tác khảo sát, muốn "nát" cả khu vực, thì mình phát hiện là có những năm nước đồn về dâng cao hơn 2m nước. Cũng như mình chứng kiến cảnh cò trắng bay về kiếm ăn... Mà trong giai đoạn chiến tranh không bao giờ thấy.

Khi bắt tay vào công việc, chúng tôi đã phải làm ra rất nhiều SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH.

Bao gồm:

HIỆN TRẠNG: Phân tích hiện trạng khu đất; Phân tích sự tương tác NỘI và NGOẠI TẠI trước kia cho tới hiện nay.

TƯƠNG LAI: Tương lai của khu QH này và sự TƯƠNG TÁC KẾT NỐI GIỮA NỘI KHU VÀ NGOẠI KHU như thế nào.

TÁC ĐỘNG: đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, và không gian đô thị ra sao, v.v...

Sơ đồ phân tích thì rất nhiều. Nhưng bài này tôi chỉ đưa lên vài sơ đồ tiêu biểu thôi,... và KẾT QUẢ cuối cùng: TỔNG MẶT BẰNG.

Các bạn lưu ý 2 khu vực có hiện diện của CÒ TRẮNG là 5 và 10. Khu vực 10 đã bị "xóa sổ" vì lấn đất làm khu dân cư. Nhất là để hiểu sơ đồ tổ chức tổng mặt bằng.

Sơ đồ nghiên cứu TÍNH TƯƠNG QUAN giữa khu Quy hoạch và những khu vực khác của toàn lãnh thổ NHA TRANG - DIÊN KHÁNH.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức toàn khu.
Trong cơ cấu này, chúng ta có thể lưu ý đến khu CÔNG VIÊN BẢO TỒN SINH THÁI (là nơi có CON CÒ BAY LẢ BAY LA ở trên)

 

QUY HOẠCH ĐỒNG BÒ (800HA) - 2011 (PHẦN 2)

1. Phương án Tổng mặt bằng của chúng tôi

Nguyên lý: Sống với CHU KỲ THIÊN NHIÊN

Giống như khi tôi làm QH Khu Nhà ở Chuyên gia - Khu Công Nghệ Cao TpHCM. Tôi phân định làm 2 yếu tố:
- Yếu tố THƯỜNG TRỰC (Permanent)
- Yếu tố KHÔNG THƯỜNG TRỰC (Impermanent) là những khu vực có thể ĐỂ CHO NGẬP. Cũng như KHU BẢO TỒN SINH THÁI là có thể cho ngập thoải mái.

Lưu ý ở đây là chỉ khi nào có LŨ LỤT thì khu vực này mới ngập nước. Còn bình thường mà chúng ta NẠO VÉT ĐÁY SÂU HƠN ĐỂ CÓ NƯỚC THƯỜNG XUYÊN thì NƯỚC MẶN SẼ TRÀN VÀO.

2 yếu tố này sẽ giúp chúng ta giảm khối lượng san lấp và cuộc sống vẫn HÒA NHỊP với thiên nhiên. Có dịp tôi sẽ trình bày kỹ hơn.

Bản đồ Quy hoạch tổng thể

2. Phương án được phê duyệt của Viện Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn (Bộ XD) thực hiện

Vì chúng tôi làm đến giai đoạn này là NGƯNG không tiếp tục nữa. Sau đó họ có yêu cầu Viện QHĐTNN (Bộ XD) làm tiếp.

Chắc các anh chị cũng thấy không có nhiều khác biệt. Còn lại thì ACE tự "đánh giá" hén.

Bản đồ Quy hoạch Tổ chức Không Gian Kiến trúc Cảnh Quan

 

KTS. Phan Tấn Lộc

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy