Cây bút nỉ của thầy Nhạc

Thấm thoát tôi xa quê hương đã hơn 41 năm. 5 tháng ở Pulau Bidong, một hòn đảo nhỏ ở Mã Lai, 9 năm ở Canada và 32 năm ở Hoa Kỳ.

Trong thời gian này tôi có về thăm VN ba lần, năm 1994, 1996 và 2000. Mỗi lần về, Dũng em tôi đều đưa tôi đến thăm Thầy Nhạc, KTS Nguyễn Quang Nhạc.

Cứ mỗi lần gặp Thầy tôi nhận thấy Thầy càng gầy yếu đi. Lúc tôi còn học trong trường thì Thầy đã trải qua bao nhiêu lần giải phẩu xương sống... có lẽ vì vậy mà sức khỏe của Thầy bị ảnh hưởng cho đến lúc tuổi già.

Nói đến Thầy Nhạc, sinh viên học trò của Thầy trước 75 hay sau 75 đều kính phục và thương mến Thầy.

Giáo sư Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc (1924-2004) sáng tác nhiều tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, là người thầy học rộng biết nhiều, thông tuệ, suốt đời tận tuỵ gương mẫu với công việc, một người Thầy luôn gắn bó với thiết kế Kiến Trúc và giáo dục.

(Ảnh bên: GS. KTS. Nguyễn Quang Nhạc qua nét vẽ KTS. Tùng Lâm)

Nhưng điều làm tôi có ấn tượng sâu sắc về cá tính của Thầy, dù Thầy là người theo Tây học, nhưng lại có khí phách của một vị thầy đúng nghĩa theo Nho học, thầy luôn mạnh dạng nói lên sự thật, mạnh dạng trình bày quan điểm của mình một cách khách quan, vô tư và khoa học.

Khi tôi và bạn N.V.Hùm cùng làm việc tại Bộ môn Dân Dụng - Trường ĐHKT, do Thầy điều hành, Thầy đã không ngần ngại chỉ trích những sai lầm của các người có quyền hành từ Bắc vào. Trong thời gian này, biết bao nhiêu giáo sư ở các trường Đại Học Sài Gòn phải đi học tập cải tạo vì nhiều lý do nhưng Thầy tôi vẫn không sợ hãi khi nói lên sự thật.

Lúc còn học trong trường, điều làm tôi thú vị nhất là được gần gũi Thầy ở họa thất 4 để theo dõi Thầy sửa bài...

Thầy thường dùng cây bút nỉ để sửa bài.

Bút nỉ, tiếng Anh: marker pen, felt-tip marker; texta (ở Úc), sketch pen (ở Ấn Độ) hoặc koki (ở Nam Phi), là một cây bút có nguồn mực riêng và một đầu làm bằng sợi xốp, ép như ống nỉ. Một bút nỉ bao gồm một hộp chứa (thủy tinh, nhôm hoặc nhựa) và lõi của một vật liệu thấm nước. Hộp chứa này phục vụ như là một kho đựng mực.

Cách Thầy cầm bút rất là nghệ thuật, sau này tôi có dịp đọc các tài liệu về hội họa mới biết Thầy đã áp dụng:

Cách cầm bút cơ bản (The Basic Tripod Grip). Sử dụng kẹp bút ba chân cơ bản.

Phương pháp phổ biến nhất để cầm bút - giống như cách có thể sử dụng để viết - là kẹp chân máy cơ bản. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành một hình tam giác với ngón giữa, với hình dạng được hỗ trợ bởi ngón đeo nhẫn và ngón út.

Báng cầm này cho phép kiểm soát chặt chẽ bút, vì vậy rất lý tưởng để vẽ chi tiết tốt khi độ chính xác là quan trọng. Vị trí thẳng đứng của bút cho phép tạo bóng chính xác, sử dụng đầu bút chứ không phải bên cạnh bút.

Rồi với tùy theo vị trí của cây bút mà độ lớn nhỏ của đường vẽ được hình thành.

Thầy dùng cách này với cây bút 90 độ thẳng góc với giấy vẽ thì có thể "chấm cỏ", bố trí các cột... trên mặt bằng.

Với độ nghiêng khoảng 45 độ Thầy vẽ những đường viền hay contour...

Cách tay cầm quá tay (The Overhand Grip). Sử dụng kẹp bút quá tay để phác thảo.

Để tạo độ bám quá mức, nắm nhẹ bút vào các ngón tay bằng mặt phẳng của ngón tay cái. Vị trí thực tế sẽ thay đổi theo tỷ lệ của bàn tay.

Thầy dùng cách này để nhấn mạnh "bức tường chắn dày" hay là nền cho một công trình mặt tiền (facade). Có khi tô đậm nét cho một con sông hay một giòng suối...

Có cây bút nỉ trên tay Thầy đã linh động uyển chuyển từ góc cạnh này đến góc cạnh khác làm cho tôi cảm thấy say mê với một suy nghĩ mới, một layout mới mà mình không nghĩ ra. Đôi lúc quá say mê khi theo dõi Thầy "múa bút" tôi lại quên đi những gì Thầy nói và phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần...

Thêm một điều nữa là Thầy không những sửa bài cho sinh viên mà còn hòa mình vào đời sống của mỗi người qua cách trao đổi, qua cách sống giản dị của chính mình.

Sở thích của Thầy là thích món Huế, sau khi sửa bài Thầy đều kể cho tôi nghe những món Huế mà Thầy Cô đã ăn tại một nhà hàng trên đường Hiền Vương. Có lần Thầy hỏi tôi món "tré" làm như thế nào mà ngon quá. Tôi không trả lời được ngay phải trở về nhà để hỏi mẹ tôi...

(Ảnh bên: Tác giả và Thầy Nguyễn Quang Nhạc ở quê nhà VN)

Gia vị để làm tré Huế khá đa dạng: nước mắm, tỏi, mè rang, ớt bột, ớt trái, riềng và không thể thiếu thính gạo hoặc thính nếp rang. Tất cả phần thịt đều phải được làm sạch, luộc chín. Thịt ba chỉ thái sợi rồi ram lên cho cạn nước, se thịt, để nguội. Tai, mũi, da heo cũng thái sợi... Nhờ vậy mà bây giờ tôi lại có kinh nghiệm làm tré.

1979, tôi chuẩn bị cho một chuyến ra đi, một buổi chiều ở Bộ Môn Dân Dụng ĐHKT, sau khi đưa chìa khóa tủ cá nhân của tôi cho bạn Hùm, tôi tới ôm tay Thầy để từ giã, Thầy ngước mắt nhìn tôi ngạc nhiên vì tôi chưa bao giừ có cử chỉ như vậy khi ra về mỗi ngày...

Nhớ Thầy tôi xin viết lên vài dòng tưởng niệm Thầy tôi, thần tượng trong đời của tôi...

Nguyễn Văn Phiên

 

Chuyên đề TRƯỜNG KIẾN 196 PASTEUR:

  •  

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1519
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy