Chủ nghĩa chiết trung (tiếng Đức: Eklektizismus, từ tiếng Hy Lạp: eklektos, có nghĩa là được lựa chọn) là một cách tiếp cận khái niệm mà không giữ một cách cứng nhắc đến một mẫu hình đơn hoặc một loạt các giả định, nhưng thay vào đó rút ra từ nhiều lý thuyết, phong cách, hoặc ý tưởng để đạt được những hiểu biết bổ sung vào một chủ đề, hoặc áp dụng các lý thuyết khác nhau vào những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều này thường không có quy ước, hay quy định làm thế nào để kết hợp những lý thuyết.
Ảnh bên phải: Marcus Tullius Cicero, triết gia người Hy Lạp đã triệt để chiết trung, khi ông thống nhất học thuyết của trường phái Peripatetikos, Chủ nghĩa khắc kỷ, và Học viện Platon.
Đôi khi nó có thể dường như là không thanh nhã hoặc thiếu sự đơn giản, và người chiết trung đôi khi bị chỉ trích vì sự thiếu nhất quán trong tư duy của họ.
Chủ nghĩa chiết trung lần đầu tiên được ghi lại là đã được thực hiện bởi một nhóm các triết gia cổ Hy Lạp và La Mã không nhập vào một hệ thống thực sự nào, mà lựa chọn từ những niềm tin triết học hiện có những học thuyết mà có vẻ hợp lý nhất đối với họ.
Eclecticism là một phong cách kiến trúc của thế kỷ mười chín và hai mươi, trong đó một tác phẩm duy nhất kết hợp các yếu tố từ các phong cách lịch sử trước đó để tạo ra một cái gì đó mới và nguyên bản. Trong thiết kế kiến trúc và nội thất, các yếu tố này có thể bao gồm các đặc điểm về cấu trúc, đồ nội thất, đồ trang trí, họa tiết văn hóa truyền thống hoặc phong cách từ các quốc gia khác, với sự pha trộn thường được lựa chọn dựa trên sự phù hợp của nó với dự án và giá trị thẩm mỹ tổng thể.
Nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelona được thiết kế bởi Antonio Gaudi là một ví dụ đáng chú ý của chủ nghĩa chiết trung. Các yếu tố của phong cách kiến trúc Gothic đã được hợp nhất với các họa tiết và hình thức phương Đông được tìm thấy trong thế giới tự nhiên, dẫn đến một cấu trúc đặc biệt và nguyên bản. Mặc dù nó được thiết kế trong thời kỳ đỉnh cao của thời kỳ chiết trung (1883 - 1926), nó vẫn đang được xây dựng cho đến ngày nay.
Thuật ngữ này cũng được sử dụng cho nhiều kiến trúc sư của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những người đã thiết kế các tòa nhà theo nhiều phong cách khác nhau theo mong muốn của khách hàng hoặc của chính họ. Các phong cách thường là hồi sinh, và mỗi tòa nhà có thể một phần hoặc hoàn toàn nhất quán trong phong cách được chọn, hoặc chính nó là một hỗn hợp chiết trung. Kiến trúc Phục hưng Gô-tích, đặc biệt là trong các nhà thờ, rất có thể hướng đến một phong cách Phục hưng tương đối "thuần khiết" từng thời kỳ và khu vực thời trung cổ cụ thể, trong khi các phong cách Phục hưng khác như Tân cổ điển, Baroque, Phong cách Palazzo, Jacobethan, Romanesque và nhiều phong cách khác nữa được đối xử tự do hơn.
Nơi cư trú của Bukovinian và Dalmatian Metropolitans, thiết kế bởi Josef Hlávka - 1882, Chernivtsi, Ukraine, với loại vật liệu chính là gạch đỏ Gothic.
Kiến trúc chiết trung lần đầu tiên xuất hiện trên khắp châu Âu lục địa ở nhiều quốc gia khác nhau như Pháp (kiến trúc Beaux-Arts), Anh (kiến trúc Victoria) và Đức (Gründerzeit), để đáp lại sự thúc đẩy ngày càng tăng của các kiến trúc sư để có tự do biểu cảm hơn đối với công việc của họ.
École des Beaux-Arts ở Paris, được coi là một trong những trường kiến trúc chuyên nghiệp đầu tiên, đào tạo sinh viên một cách nghiêm túc và học thuật, trang bị cho họ những kỹ năng và uy tín chuyên nghiệp. Giáo viên tại École là một trong những kiến trúc sư hàng đầu ở Pháp và phương pháp giảng dạy mới này rất thành công, nó đã thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã trở thành người tiên phong của phong trào, và sử dụng kiến thức nghệ thuật được đào tạo của họ làm nền tảng cho các thiết kế chiết trung mới.
Trong khi thực tiễn của phong cách kiến trúc này được phổ biến rộng rãi (và có thể thấy ở nhiều tòa thị chính được xây dựng vào thời điểm đó), chủ nghĩa chiết trung ở châu Âu đã không đạt được mức độ năng động như từng thấy ở Mỹ. Vì người ta cho rằng sự hiện diện của kiến trúc cũ - xác thực, đã làm giảm đi tính hấp dẫn của sự bắt chước lịch sử trong các tòa nhà mới.
Mời bạn tham khảo thêm một số công trình theo Phong cách chiết trung dưới đây:
Tòa nhà Aston Webb tại Đại học Birmingham (1900 - 1912), Vương quốc Anh, theo phong cách gần giống với Byzantine.
Kiến trúc Indo-Saracenic Revival: Ga xe lửa Kuala Lumpur, Malaysia, thiết kế bởi Arthur Benison Hubback, 1910.
Nhà thờ Thánh Clare, Horodkivka, Ukraine, được xây dựng năm 1910 - 1913, pha trộn các yếu tố của kiến trúc tân cổ điển và hiện đại của thế kỷ XX.
Cung điện công nghiệp, Sao Paulo, Brazil
Biệt thự Carson, Eureka, California theo phong cách Mỹ có tên là kiến trúc Queen Anne Revival.
Một ngôi nhà theo phong cách Mar del Plata ở Mar del Plata, Argentina, có một số đặc điểm của ngôi nhà, kiến trúc Norman và kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha.
TLKV dịch
Bình luận từ người dùng