Cùng với các bằng chứng về sự biến đổi khí hậu và nóng lên của trái đất, các tiêu chuẩn về công trình xanh đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Sau đây là sơ lược các tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến hiện nay.
1. LEED – Leadership in Energy & Environmental Design
Đây là bộ chuẩn công trình xanh của Mỹ, được ban hành bởi USGBC – US Green Building Council. Đây có thể coi là bộ chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy ra không phải là tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên, nhưng với việc thương mại hoá và cho phép đánh giá và chứng nhận các toà nhà bên ngoài nước Mỹ, nó đã nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
2. BREEAM – BRE Environmental Assessment Method
Đây là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh xuất hiện đầu tiên trên thế giới, được ban hành bởi BRE (Building Research Establishment) của Anh. Đây là bộ tiêu chuẩn khá uyển chuyển và nếu được chỉnh sửa sẽ phù hợp cho nhiều vùng khí hậu khác nhau. Tuy xuất hiện đầu tiên nhưng do chỉ áp dụng cho các công trình trong phạm vi Vương Quốc Anh nên không được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hiện BRE đang cố gắng khắc phục điểm yếu này để BREEAM được biết đến nhiều hơn.
3. Green Star
Đây là chuẩn đánh giá công trình xanh tại Úc, được ban hành bởi GBCA – Green Building Council of Australia. Cũng như BREEAM, Green Star chỉ chứng nhận cho các công trình được xây dựng trong phạm vi nước Úc, vì vậy không phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Đây có thể xem là phiên bản LEED của nước Úc.
Cùng với nhận thức về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cũng đã có bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên, đặt tên là Lotus – Bông sen. Bộ chuẩn này được ban hành bởi VGBC – Vietnam Green Building Council. Vì còn khá mới và chưa được phổ biến rộng rãi, bộ tiêu chuẩn này đang từng bước đi vào thực tiễn ứng dụng.
5. BCA Green Mark
Với tham vọng trở thành đầu tàu về công nghệ kỹ thuật của khu vực và thế giới, Singapore cũng đã rất nhanh nhạy trong việc đưa ra bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình, tên là Green Mark, ban hành bởi BCA – Building and Construction Authority. Với bộ tiêu chuẩn này, Singapore hy vọng sẽ dẫn đầu trong việc phát triển các công trình xanh và chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá dành riêng cho khu vực khí hậu nhiệt đới.
6. Các tiêu chuẩn khác
Hy vọng bài viết này đem đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về các tiêu chuẩn và trào lưu công trình xanh trên thế giới. Ở các bài viết sau, tôi sẽ đi vào cụ thể từng bộ tiêu chuẩn cũng như là các vấn đề cần lưu ý khi muốn thiết kế và phát triển một công trình xanh.
Bình luận từ người dùng