ECOTECTURE như một xu hướng tất yếu

13/09/2016 Lê Cẩm Thùy
784
0

Con đường đi đến nguồn năng lượng độc lập, phục hồi kinh tế và giảm phát khí thải nhà kính sẽ đi ngang qua ngành Xây dựng - Edward Mazria

Nhân loại đang ngồi trên một quả bom hẹn giờ. Và nếu tính toán của nhiều nhà khoa học trên thế giới là đúng, chúng ta chỉ còn 10 năm để đưa hành tinh này ra khỏi vòng xoáy của sự hủy diệt do ô nhiễm môi trường. Và trong các nỗ lực giải cứu trái đất, kiến trúc sinh thái (Ecotecture) là một trong những giải pháp hữu hiệu và ít tốn kém nhất. Theo nghiên cứu của Ủy Ban Hợp Tác Môi Trường (Commission for Environmental Cooperation), tại những quốc gia phát triển, các tòa nhà chiếm 40% tổng năng lượng được sử dụng, 38% lượng CO2 thải ra và 60% rác thải sinh hoạt. Và dự đoán, nếu ngành xây dựng vẫn duy trì phương thức như hiện nay, đến năm 2050 các tòa nhà sẽ chiếm 70% lượng CO2 thải ra.

Những tòa nhà bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng trở nên phổ biến, dù đó là thuộc dạng nhà ở hay thương mại, ở nông thôn hay thành thị. Giờ đây, mối quan hệ giữa tòa nhà và cư dân ở đó với môi trường là vấn đề thiết yếu đối với tất cả các công trình mới. Thái độ xanh và sạch này, xem mỗi kiến trúc là một thực thể sống cần phải thở, ăn uống và đào thải theo một cách thức có trách nhiệm và không gây nguy hại. 

Kiến trúc sinh thái (Ecotecture), được ghép từ ecology (sinh thái) và architecture (kiến trúc), là xu hướng thiết kế dựa trên nền tảng: động lực học tự nhiên (natural dynamics), vật liệu thân thiện và bền vững (healthy materials), những nguyên lý sinh học (biological principles), công thái học và nhân trắc học (human ergonomics), văn hóa hiểu biết và tôn trọng hành tinh và mọi tạo vật của sự sống. Nhìn chung, Ecotecture có thể được xem là bộ môn khoa học và nghệ thuật nhằm thiết kế những hệ thống hòa hợp cả về mặt tính năng và thẩm mỹ với hệ thống sinh thái tự nhiên.  

Lý do chúng ta phải áp dụng phương thức thiết kế của tự nhiên bởi vì các hệ thống sinh thái tự nhiên là mô hình tốt nhất về tính bền vững. Chỉ sử dụng ánh sáng mặt trời và một vài hóa chất đơn giản, tự nhiên, có thể tự tạo ra một phương thức để tự sinh tồn, bằng cách tổ chức thành những hệ thống sinh thái trên khắp trái đất. Những hệ thống sinh thái có thể ổn định, duy trì ở trạng thái cân bằng năng động, hơn vài chục ngàn năm.

.  

Hiện nay, giới kiến trúc cách tân đang theo đuổi những ý tưởng như thiên nhiên theo chiều dọc (vertical landscaping), sân vườn trên không (sky garden), tiện nghi cộng đồng tích hợp (integrated community facilities) như một phần của tòa nhà văn phòng và căn hộ.

Năng lượng xanh và công dân toàn cầu sẽ là những vấn đề nóng bỏng gây nhiều tranh cãi. Không gian thẩm mỹ và những hệ thống thông minh sẽ tạo ra một trải nghiệm sống tuyệt vời và một cảm thức cộng đồng mạnh mẽ, đối lập với những “ốc đảo trên không” đã quá quen thuộc với chúng ta hiện nay – nơi mà người ta ít quan tâm đến cuộc sống của những cư dân trong kiến trúc đó và tác động của kiến trúc đó lên hệ thống sinh thái.  

Các yếu tố nước, không khí và đất được xem như một phần không thể tách rời của bất kỳ công trình mới nào, dưới góc độ tác động của nó lên môi trường và cũng vì những hiểu biết sâu sắc hơn của chúng ta về nhu cầu của con người muốn tương tác với thế giới tự nhiên theo một cách thức có thể đem lại sự hài lòng và một lối sống toàn vẹn.  

Theo hội đồng Công trình xanh Việt Nam (Vietnam Green Building Council), trung bình các công trình xanh sẽ tiết kiệm được 30% năng lượng sử dụng, giảm 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước sử dụng và từ 50 – 90% chi phí xử lý chất thải. Tạo mảng xanh cho công trình từ cây trồng, dây leo mọi nơi khi có thể, sẽ là “lá phổi” lọc không khí cho công trình đó.  

Mặc dù trên thế giới xu hướng Ecotecture đã trở nên rất phổ biến, tại Việt Nam giới kiến trúc vẫn còn rất e dè với xu hướng này. Chúng ta vẫn có thể đếm trên đầu ngón tay con số các công trình xanh tại Việt Nam như Six Senses Hideaway Resort, khách sạn Novotel Phan Thiết, căn hộ Estella. Chính vì vậy, tháng 9 vừa qua, công ty AkzoNobel vừa tổ chức hội thảo Ecotecture dành cho gần 1.000 kiến trúc sư nhằm phổ biến xu hướng Ecotecture tại Việt Nam. Hy vọng, đó sẽ là khởi đầu của xu hướng Ecotecture tại Việt Nam.  

AkzoNobel Việt Nam là công ty sơn đầu tiên được Chính phủ tặng giải thưởng “Doanh nghiệp nước ngoài thân thiện với môi trường” trong khuôn khổ chương trình Golden FDI. Hầu hết các sản phẩm sơn Dulux, Levis, Maxilite của công ty sơn AkzoNobel Việt Nam đều đã đạt được Green Label của ủy ban Môi trường Singapore (SEC), chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường nhờ chứa hàm lượng VOC (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) thấp.  

Ecotecture design là xu hướng thiết kế dựa trên nền tảng: động lực học tự nhiên, vật liệu thân thiện và bền vững, những nguyên lý sinh học, công thái học và nhân trắc học, văn hóa hiểu biết và tôn trọng hành tinh và mọi tạo vật của sự sống | "Ecotecture design is grounded on natural dynamics, healthy materials, biological principles, human ergonomics, cultural respect and compassionate understanding for the planet and all living creatures" (Jorg-Dietram Ostrowski, 1998, Environmental Design & Construction, September/October, pp.20-30) 
"Học thiên nhiên, yêu thiên nhiên, sống cùng thiên nhiên. Nó sẽ không bao giờ chông lại bạn" | Study nature, love nature, stay close to nature. It will never fail you. (Frank Lloyd Wright)

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1528
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy