Đánh đổi Thiên nhiên lấy Văn minh?

29/12/2016 Kiến Admin Hoi's Blog
702
0

Khái niệm Kiến trúc sinh thái đòi hỏi người Kiến trúc sư phải quan tâm đến mối tương tác giữa công trình và hệ sinh thái. Một ý nghĩa rộng hơn, người Kiến trúc sư cần phải nắm được luận điểm dựa trên mối liên hệ giữa thiên nhiên và sự tiến bộ xã hội (văn minh).

Tàn phá thiên nhiên để đổi lấy văn minh có thể sẽ không bao giờ mang lại một giải pháp bền vững cho những vấn đề môi trường hiện tại. Chúng ta cần phải nghiên cứu cho một sự cộng sinh đầy đủ ý nghĩa.

Đánh đổi Thiên nhiên lấy văn minh?

Thế hệ đầu tiên các kiến trúc sư sinh thái, gần như rất ít ngoại lệ đều có cùng một quan điểm cho rằng thiên nhiên cần phải được bảo vệ để chống lại hậu quả của sự tàn phá ngày càng tăng của quá trình phát triển. Ý nghĩa nội hàm của quan điểm này là: Thiên nhiên – cái không được làm ra hoặc không do tác động bởi bàn tay con người tạo ra và ngược lại Văn minh - được xem như hai hệ thống cá thể riêng biệt, loại trừ lẫn nhau. Thiên nhiên không thể tồn tại nơi có văn minh.

Với nhận thức này lợi thế của cuộc đối đầu sẽ dành cho những ai muốn bảo vệ tự nhiên. Mọi hành động của con người mà đặc biệt là quá trình xây dựng đang dần dần làm xói mòn thiên nhiên. Chúng ta chỉ có thể làm chậm lại quá trình xói mòn này mà không bao giờ có thể đảo ngược được nó.

Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là hoàn toàn hoà hợp với thiên nhiên. Quan điểm trở lại với thiên nhiên này bắt đầu bằng việc cố gắng đẩy lùi mọi tác động của con người tới thiên nhiên càng nhiều càng tốt, làm cho sự tàn phá của văn minh hiện đại của chúng ta cất những bước lùi lớn.

Quan điểm này như là một sự thách thức với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ năng lượng và cuối cùng là sự thịnh vượng của xã hội. Liệu những con người hiện đại cao quý với những nguyên tắc xã hội thông thường có thể chấp nhận được sự lựa chọn khó khăn này. Hơn nữa, đồng thời một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu các quốc gia đang phát triển có thể để tâm hoặc thậm chí chấp nhận như là một sự chia tay với các mô hình kinh tế lý tưởng, sức tiêu thụ và các giá trị của sự thịnh vượng.

Thách thức này, có lẽ vì thế chẳng bao giờ cho phép chúng ta đi đến một lời giải đầy đủ ý nghĩa cho những vấn đề sinh thái hiện tại. Thực tế cho thấy thiên nhiên và văn minh không thể được xem như là hai hệ thống riêng biệt, loại trừ lẫn nhau. Trên hành tinh này, từ những dãy núi, sa mạc rộng lớn cho đến những cánh rừng nhiệt đới, mọi nơi chúng ta đều nhận thấy một chút nào đó sự hoà trộn giữa tự nhiên và nhân tạo. Hà lan có lẽ là một ví dụ điển hình nhất nói lên điều này. Ở đó hầu như không có một mảnh đất nào nằm trong phạm vi lãnh thổ mà không được xác định là do tác động của con người tạo nên, cái tên “ Netherland” mà người Hà lan tự hào cũng chính là vì lẽ này.

Theo cách định nghĩa thật chính xác thì không hề có tự nhiên ở Hà lan mặc dù khó có thể nhìn nhận Hà lan là một nơi “không tự nhiên”. Có thể thấy, chúng ta rất giàu kinh nghiệm khi tạo nên những thiên nhiên nhân tạo mới nhưng đôi khi, hoàn toàn ngẫu nhiên, rất nhiều kế hoạch phát triển dường như bị cuốn vào những mục tiêu tăng trưởng là chính mà quên mất việc phải tôn trọng, gìn giữ thiên nhiên. Cần phải tìm một chiến lược lâu dài cho Kiến trúc và Quy hoạch bắt đầu từ mối liên hệ với tự nhiên trong một phạm vị đầy đủ nhất mà khởi đầu là sự cân nhắc tính toán để cùng đạt được hiệu quả giữa phát triển và gìn giữ tự nhiên.

Vậy, hãy làm ra thiên nhiên.

Nếu như nguồn năng lượng là vô hạn về khả năng cung cấp và bản thân công cuộc xây dựng cũng như quá trình sử dụng các công trình xây dựng của chúng ta không phá vỡ thiên nhiên xung quanh. Khi đó không gì đi ngược lại mục tiêu sử dụng thiên nhiên một cách tối ưu. Một dấu hiệu rất rõ ràng của tự nhiên là nó chỉ có giới hạn và đang cạn kiệt. Vì thế chúng ta cần phải tìm tòi một phương pháp khác cho sự sử dụng môi trường và điều kiện tự nhiên ở từng địa phương. Đặc biệt ở những lĩnh vực sản xuất năng lượng chúng ta có thể thu lợi từ tự nhiên mà vẫn tránh được mọi hành động gây thiệt hại tới nó.

hu nạp năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước và nhiệt địa cầu từ các tầng đất sâu là những ví dụ về các phương pháp có trách nhiệm của quá trình khai thác tự nhiên phục vụ đời sống con người. Vậy thì nếu ai muốn sử dụng thiên nhiên một cách tối ưu, trước tiên hãy khéo léo tạo nên tự nhiên, môi trường sinh thái cho cá nhân mình hoặc cộng đồng của mình. Một trong những ví dụ được biết đến nhiều nhất về sự tạo dựng một hệ thống sinh thái khép kín là đề xuất của Buckminster Fuller từ năm 1968 khi đặt một vòm kính bên trên khu trung tâm Manhattan để ngăn sương mù. Khó khăn lớn nhất của ý tưởng này là làm sao có thể cung cấp thức ăn và không khí cho các cư dân sống trong vòm nên cuối cùng nó cũng chỉ dừng lại ở mức là một đề xuất.

Những cuộc thử nghiệm của NASA trước đây ở Sinh thái I và Sinh thái II chứng minh rằng ở một quy mô nhỏ, rất có khả năng tạo được một hệ thống độc lập, khép kín hoàn chỉnh duy nhất chỉ cần đến nguồn năng lượng mặt trời từ bên ngoài. Về cơ bản có thể tưởng tượng đây là việc mang ngôi nhà và các vật dụng vào bên trong Sinh thái, coi nó như một cái kén. Rõ ràng là bất cứ ai trong chúng ta đều không muốn sống trong một thế giới hoàn toàn đóng kín và thật may mắn chúng ta đã không chọn con đường này cho tương lai của mình.

Lấy một công trình mới hoàn thành cách đây không lâu làm ví dụ, công trình IBN/DLO ở Waganingen thiết kế bởi Behnisch & Behnisch. Công trình có những không gian thông tầng được phủ kín cây xanh như là một yếu tố cốt yếu cấu thành nên một toà nhà sinh thái. Đồ án này đã thiết lập một tiêu chuẩn cho quan điểm con người và thiên nhiên thân thiện. Lớp tường kính động bao bọc cho phép công trình có được sự giao hoà giữa không gian bên trong và bên ngoài. Việc tạo nên các không gian trung chuyển cho phép sưởi ấm, làm lạnh, đặc biệt với hệ thống vườn cây mặt nước đã lọc sạch không khí bên trong.

Không gian trung chuyển này là một mô hình tương tác phối hợp giữa tự nhiên và nhân tạo. Tại những không gian trung chuyển đó, mối tương tác bất lợi của sự chuyển tiếp giữa bên ngoài (môi trường/tự nhiên) và bên trong (công năng sử dụng/văn minh) được chuyển hoá thành những tương tác có ích. Áp dụng những không gian chuyển tiếp môi trường giữa bên trong và bên ngoài sẽ tạo nên một môi trường phỏng tự nhiên với không khí sạch hơn và tiết kiệm năng lượng đáng kể. Quan trọng hơn và tiện ích mà nó mang lại cho người sử dụng là một “môi trường làm việc” yêu thích, thậm chí với những người không muốn làm việc trong một khu vườn đẹp.

Học từ thiên nhiên

Thông minh nhất là hãy thu lợi từ thiên nhiên bằng việc học chính thiên nhiên. Trước đây, các kiến trúc sư và kỹ sư luôn lấy cảm hứng từ phỏng theo sinh học. Nhưng họ thường không vượt qua được việc sao chép hình mẫu của tự nhiên trong trang trí hay tìm một cấu trúc để phát triển kết cấu chịu lực theo dạng kết cấu của thực vật, động vật. Tuy nhiên, cho đến nay mối quan tâm vẫn chưa đi sâu được gì hơn ngoài mô phỏng hình thức. Nghiên cứu quy trình làm việc của hệ sinh học với một mục tiêu phát triển các giải pháp năng lượng mới trong xây dựng và quy hoạch vẫn là một lĩnh vực chưa phát triển. Khó có thể khác được khi tri thức về tiềm năng của hệ sinh học còn mới mẻ và liên tục thay đổi, cập nhật trong từng thập kỷ.

Nó phải được hiểu rõ và phát huy tiềm năng để phục vụ cho công cuộc xây dựng của chúng ta như một sự cần thiết tất yếu. Nghiên cứu về mối tương tác sinh thái học từ thế giới động thực vật chính là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng trong xây dựng và sản phẩm vật liệu xây dựng mới. Đó là việc làm rất ý nghĩa và hoàn toàn thiết thực.

Cộng sinh

Kiến trúc thông minh cần phải biết lợi dụng và học hỏi từ thiên nhiên. Nếu như chúng ta không muốn từ bỏ diện mạo đích thực của sự thịnh vượng và muốn nâng cấp giá trị cuộc sống hơn nữa thì chúng ta cần phải tìm được một mô hình cộng sinh giữa tự nhiên và văn minh. Những thông tin về sự xâm hại thiên nhiên ở Khánh Hoà, Quảng Ninh... Thực trạng quy hoạch, kiến trúc cảnh quan của các khu du lịch nổi tiếng như SaPa, Đà lạt, Tam đảo đang cần phải được lên tiếng cảnh báo. Để đổi lấy sự tăng trưởng kinh tế hôm nay rất có thể con cháu chúng ta phải trả giá mai sau.

Chúng ta sẽ ứng xử thế nào với thiên nhiên?

Có lẽ cần phải thay đổi nhận thức về sự hoà hợp thiên nhiên và phát triển ngay từ bây giờ. Không là sớm nhưng vẫn chưa muộn!

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1522
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy