Nhà thờ Đức Bà Paris có thể được tái phục dựng chính xác nhờ một bản đồ số hóa thực hiện 4 năm trước

18/08/2019 Kiến Vui Vẻ Media99.blog
3339
0

Dù một phần của Nhà thờ Đức Bà Paris giờ đã hoang tàn, nhưng người ta vẫn có thể trải nghiệm một cách chi tiết đến đáng ngạc nhiên hầu hết các ngóc ngách của nó nhờ một sử gia nghệ thuật người Mỹ.

Andrew Tallon - giáo sư nghệ thuật của Đại học Vassar, đã sử dụng laser để tỉ mỉ quét toàn bộ nhà thờ vào năm 2015, cho chúng ta một bản sao kỹ thuật số gần như hoàn hảo về cấu trúc Gothic. Công trình của ông có thể giúp các kiến trúc sư và kỹ sư tái xây dựng nhà thờ sau cơn hỏa hoạn hôm thứ hai vừa rồi. Điều đáng buồn là tác giả sẽ không bao giờ biết được dự án của ông có ý nghĩa to lớn thế nào với nhân loại, bởi ông đã mất vào tháng 12/2018.

Tallon học về kiến trúc Gothic và tìm hiểu cách các nhà xây dựng thời Trung cổ xây nên những nhà thờ vĩ đại của Châu Âu. Vì thế ông đã tạo nên một bản đồ không gian của Nhà thờ Đức Bà bằng cách sử dụng hơn một tỉ điểm đo laser. Mô hình kỹ thuật số của ông sẽ là một phần thiết yếu cho những nỗ lực phục dựng vì độ chính xác trong từng chi tiết của nhà thờ trước khi bị cháy.

“Nếu các nhà phục dựng có bất kỳ câu hỏi nào về cách nó được xây dựng trước đây, họ có thể nhìn vào bản quét và đánh giá từng chi tiết một,” Dan Edleson, giám đốc công ty mô hình hóa thông tin STEREO cho biết. "Các bản quét chính là một hình dung rất chính xác đến mức nhiều năm sau vẫn không ai có thể thực hiện lại được.”

Nhà thờ Đức Bà đã được chỉnh sửa nhiều lần trong gần bảy thế kỉ, khiến chúng ta rất khó theo dõi được lịch sử kiến trúc của nhà thờ. Nhưng thông qua việc quét laser 3D, Tallon vén màn nguyên nhân quyết định của các nhà xây dựng và các đặc điểm chưa từng được biết đến của khối kiến trúc uy nghi này. Ví dụ, bản quét của ông cho thấy các cột bên trong ở cuối phía Tây nhà thờ không được xếp thẳng hàng.

Việc phục dựng sẽ tốn hàng năm trời, nhưng dữ liệu bản quét của Tallon là vô giá đối với quá trình này. Tallon đã đặt một tripod với tia laser tại hơn 50 địa điểm khác nhau quanh nhà thời để thu thập các điểm dữ liệu và cho ta các thông tin về không gian của cấu trúc. “Nó cũng là kỹ thuật mà xe hơi tự lái dùng để xác định vật thể quanh chúng,” Edleson nói. "Phần lớn nhất của việc phục dựng sẽ là mái nhà thờ, phần bị hủy hoại nhiều nhất trong ngọn lửa."

Mức độ chi tiết có thể chính xác đến vài milimet, vô cùng cần thiết cho việc khôi phục lại ngọn tháp cực kì phức tạp của nhà thờ. Các kiến trúc sư cũng sẽ cần kết hợp thông tin từ những lần phục dựng trước, chất liệu tòa nhà cũng như ảnh, phương pháp đo và các bức vẽ.

Trước khi mất vào năm ngoái, Tallon đã bày tỏ nỗi lo lắng về tình trạng mục nát không được sửa chữa của Nhà thờ Đức Bà. Trong một đoạn phim năm 2017, ông đi dọc theo mái nhà của nhà thờ, chỉ vào những mảng bị thiếu, những con Gargoyles trên máng xối và những viên đá bị nước làm hỏng.

Ông đồng sáng lập ra một tổ chức mang tên “Những người bạn của Nhà thờ Đức Bà tại Mỹ” để gây quỹ cho việc sửa chữa ngôi nhà thờ dấu yêu.

Ảnh: Nhà thờ Đức Bà trong bản quét laser của Tallon.

Nguồn: CNN

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1233
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy