Imhotep (2667-2648 TCN) là kiến trúc sư trưởng của pharaoh Ai Cập Djoser (trị vì 2630 – 2611 TCN). Ông chịu trách nhiệm cho việc xây dựng công trình tưởng niệm bằng đá đầu tiên trên thế giới – Kim tự tháp Giật cấp (Step Pyramid, Djoser Pyramid) tại Sakkara, và cũng là kiến trúc sư có tên đầu tiên mà chúng ta được biết đến.
Tượng Imhotep
Sinh ra là một thường dân, Imhotep với trí tuệ và sự quyết tâm đã vươn lên trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Djoser, đồng thời là kiến trúc sư cho lăng mộ của vị pharaoh này – Kim tự tháp Bậc thang.
Mặt bằng tổng thể của khu phức hợp kim tự tháp Djoser
Ảnh hưởng của Imhotep vẫn được duy trì sau khi ông mất. Vào thời kỳ Tân Vương quốc, ông được tôn thờ như một vị thánh của các nhà thông giáo, đại diện cho trí tuệ và giáo dục. Trong bản đồ Turin Papyrus ở thời kỳ này, Imhotep cũng được miêu tả là con trai của Ptah – vị thần chính của Memphis – để tôn vinh ông trên vai trò một viên quan thông thái.
Kim tự tháp Giật cấp (Step Pyramid, Djoser Pyramid) tại Sakkara
Trong Thời kỳ Hậu nguyên, sự tôn sùng Imhotep đã mở rộng tới ngưỡng thần thánh hóa và ông đã trở thành một vị thần địa phương ở Memphis, nơi ông được ca ngợi về khả năng y thuật và chữa bệnh. Imhotep được cho là đã chiết xuất thuốc từ thực vật và điều trị các bệnh như viêm ruột thừa, bệnh gút và viêm khớp. Tại Memphis, ông được thờ phụng bởi các tu sĩ của riêng mình và được xem là trung gian giữa con người và các vị thần. Người ta tin ông có thể giúp họ giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày và chữa trị các bệnh tật.
Khi người Hy Lạp chinh phục Ai Cập, họ đã coi Imhotep có những đặc điểm của thần y Asclepius của mình, và tiếp tục cho xây các đền thờ tưởng niệm ông. Danh tiếng của ông kéo dài đến tận khi người Ả Rập xâm chiếm Bắc Phi vào thế kỷ 7 SCN.
Trần Mẫn Linh
Kim tự tháp Giật cấp Djoser là một trong những cấu trúc bí ẩn nhất trên thế giới được xây dựng trên cao nguyên Giza. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng di tích cổ này được xây dựng dưới thời vua Djoser, vị vua triều đại thứ ba của Ai Cập, vào khoảng 4.700 năm trước đây.
Djoser được coi là vị pharaoh nổi tiếng nhất và là người sáng lập ra vương triều thứ 3 của Ai cập cổ đại. Sau khi lên ngôi, ông đã đem quân đi chinh phục các bộ lạc địa phương ở bán đảo Sinai. Ông cũng là người tổ chức các cuộc thám hiểm mỏ khoáng sản lam ngọc, mỏ đồng và cho xây dựng hai thành phố mới mang tên Heliopolis và Gebelein, cố định biên giới vương quốc đến “thác thứ nhất” của sông Nile. Nhà Ai cập học Zahi Hawass, cựu bộ trưởng của Ai cập cho biết, kim tự tháp Djoser là kim tự tháp duy nhất dưới thời Ai Cập cổ đại mà có 11 cô con gái của vua được chôn cất bên trong.
Bạn sẽ được biết thêm về 15 sự thật thú vị về cấu trúc cổ xưa này và những lịch sử đằng sau quá trình xây dựng của nó.
1. Nhiều nhà khảo cổ học tin chắc rằng việc xây dựng kim tự tháp của Djoser đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên Kim tự tháp xây dựng dưới thời Ai Cập cổ đại.
Lối vào kim tự tháp
2. Kim tự tháp bậc thềm Djoser nằm ở khu mộ địa Saqqara phía tây bắc của Memphis và được xây dựng từ khoảng 4.700 năm trước.
3. Kim tự tháp đầu tiên này được xây dựng làm nơi chôn cất thi hài vua Pharaoh Djoser; tể tướng Imhotep đã được nhà vua giao cho thực hiện nhiệm vụ này. Về sau, Imhotep được phong thần vì những thành tựu đáng kinh ngạc của ông đối với đất nước Ai Cập.
4. Imhotep là một bác sĩ, một hiền nhân, một kiến trúc sư, một nhà thiên văn học và là một thầy tế cao cấp của thần mặt trời. Người Hy lạp tôn thờ ông như Aesclepius - thần chữa bệnh. Imhotep là một trong số rất ít người được tạc tượng thánh sau khi chết.
Xác ướp của Imhotep
5. Kim tự tháp Djoser ban đầu được xây dựng như một lăng mộ mastaba - tức là lăng mộ có hình hộp chữ nhật, mái bằng và dốc ở các bên. Trải qua rất nhiều lần xây mở rộng, cấu trúc lăng mộ đã trở thành một kim tự tháp cao 62 mét với 6 tầng xây chồng lên nhau.
Hàng cột bằng đá tại lối vào
6. Kim tự tháp đầu tiên của người Ai Cập cổ đại cần đến một con số đáng kinh ngạc là 3,5 triệu mét khối đá và đất sét để xây dựng.
7. Kim tự tháp Djoser có một số công trình đá phức tạp. Điều lý thú là, các lỗ khoan được tìm thấy tại khu phức hợp gợi nhớ về những mẫu tương tự tìm thấy ở pháo đài cổ Puma Punku và các di tích cổ xưa khác ở phía Nam và Trung Mỹ. Những lỗ khoan bí ẩn ở kim tự tháp Djoser được gọi chung là “peepholes”.
8. Một thực tế mà nhiều người không biết đó là có những đường hầm bên dưới kim tự tháp giống như một mê cung với chiều dài lên đến 5,5km
9. Mê cung của hầm ngầm kết nối với một khu trung tâm rộng 7 mét vuông và sâu 28 mét. Ở phía dưới là lăng mộ của vua Djoser.
10. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ở phía đông của kim tự tháp có 11 trục có chiều sâu 32 mét được xây nối đường hầm ngang
11. Một trong những phát hiện bí ẩn nhất nằm ở đầu kia của khu phức tạp, các nhà khảo cổ đã tìm ra “lăng phía Nam” với một nhà thờ. Nó có những đường hầm giống như đường hầm tìm thấy phía dưới kim tự tháp. Điều gì chôn giấu dưới đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
12. Nấc thang lên thiên đàng. Đây là cái nhìn mô phỏng nhìn về phía bắc. Ngôi sao ở cực là ở trung tâm của các vòng. Mỗi lớp của kim tự tháp đại diện cho 5 cấp độ của vòm trời. Các đường tròn của các ngôi sao giao nhau với các kim tự tháp khi chúng quay trên bầu trời và đi vào các tầng tứ giác của kết cấu. Điều này cung cấp một cái nhìn về ý nghĩa bí truyền của "cầu phương hình tròn" với vòng tròn thuộc về bầu trời và hình vuông thuộc về mặt đất.
13. Qua Kim tự tháp Djoser, các nhà khảo cổ học đã khám phá ra rằng, ban đầu các kim tự tháp đều có dạng bậc thang vì người Ai Cập cổ đại tin rằng những nấc thang này sẽ đưa Pharaoh lên mặt trời. Cùng với thời gian, kim tự tháp có mặt phẳng và dốc, thể hiện cho hình dáng ụ đất buổi sơ khai, khi thần mặt trời đứng trên ụ đất và sinh ra muôn loài.
14. Nhiều nhà khảo cổ coi Kim tự tháp Djoser là công trình đầu tiên xây dựng từ các tảng đá cắt ghép theo kích cỡ lớn. Tuy nhiên, có người lại cho rằng một nửa con đường chạy vòng quanh thế giới ở Caral, Nam Mỹ, khu phức hợp cổ Caral và kim tự tháp hùng vĩ của nó có thể có trước cả kim tự tháp Djoser.
15. Do sự tàn phá của thời tiết và thời gian, bề mặt kim tự tháp Djoser hiện đã trở nên nham nhở. Các nhà khoa học ước tính rằng nếu không có các công trình bảo tồn, các đường hầm và khu bên dưới kim tự tháp có thể sụp đổ và chôn vùi cấu trúc cổ này trong vài thập kỷ tới.
Theo Dân trí
Bình luận từ người dùng