4 Kiến Trúc Cổ Nổi Tiếng Tại Trung Quốc

19/10/2018 Nguyễn Hoàng Đức kienviet.net
2585
0

Kiến trúc bản địa là các thiết kế chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện địa phương như khí hậu, vật liệu và văn hoá. Trong một quốc gia đa dạng như Trung Quốc, với hơn 55 dân tộc thiểu số, khí hậu và địa hình khác nhau, kiến trúc nhà ở truyền thống cũng phát triển rất đa dạng.

Đô thị hóa nhanh chóng ở Trung Quốc đã khiến cho việc xây dựng các tòa chung cư cao cấp được ưa chuộng hơn so với nhà ở truyền thống. Một số công ty như MVRDV và Ben Wood’s Studio ở Thượng Hải đã nhận ra những lợi ích mà nhà ở bản địa mang lại, và đã tạo ra các dự án kết hợp kiến trúc truyền thống với kiến trúc hiện đại. Dưới đây là tổng hợp các kiểu kiến trúc nhà ở truyền thống nổi bật ở Trung Quốc.

Tứ hợp viện (Siheyuan)

Là kiến trúc nổi bật của văn hoá Bắc Kinh, Tứ hợp viện gồm bốn tòa nhà hình chữ nhật bố trí bao quanh không gian hình vuông là sân trong. Tứ hợp viện được thiết kế phù hợp với cuộc sống gia đình đa thế hệ, với những căn phòng xa nhất dành cho các cô con gái – những người không được ló mặt ra chỗ đông người. Tòa nhà chính dành cho người đứng đầu gia đình, người hầu ở các khu vực nhỏ hơn. Phần mái của nhà phủ bóng râm cho sân giữa. Nơi này có thiết kế giống phòng khách ngoài trời cho gia đình.

Giữa các căn nhà Tứ hợp viện là những ngõ nhỏ, gọi là “hồ đồng”, nối với phố lớn. Ngày nay, Tứ hợp viện ở Bắc Kinh thường là nơi trú ngụ của nhiều gia đình và nổi tiếng về việc thiếu đồ dùng. Kể từ khi tứ hợp viện không được xây cao hơn hai tầng, áp lực mật độ dân số đã làm cho các khu chung cư được ưa chuộng hơn trong các dự án quy hoạch thành phố, mặc dù một số dự án đã cố gắng duy trì các nguyên tắc thiết kế của Tứ hợp viện – Hồ đồng.

Thổ lâu (Tulou)

Tỉnh Phúc Kiến ở miền đông nam là nơi cư trú của người Hách Gia trong các căn nhà thổ lâu. Đất và dầm bằng gỗ tạo thành các bức tường dày hình trụ, có thể đạt đến vài tầng cao. Các bức tường bên ngoài chỉ có một lối vào và không có cửa sổ. Tất cả các ban công, lối vào, và lỗ thông hơi đều hướng về phía trong, bảo vệ người dân khỏi nguy hiểm bên ngoài. Mỗi ngôi nhà có thể chứa hàng trăm người – có khi là toàn bộ gia tộc – hoạt động như một ngôi làng nhỏ, với không gian sinh hoạt chung rộng mở.

Không giống như cấu trúc phân cấp của tứ hợp viện, các khu nhà ở riêng biệt trong thổ lâu được chia đều: Điều này phản ánh giá trị của cộng đồng ngay trong kiến trúc. Năm 2008, nhà thổ lâu được UNESCO công nhận là di sản thế giới vì sự thống nhất hài hòa của kiến trúc phòng thủ và sinh hoạt cộng đồng, đồng thời được bảo vệ khỏi sự xâm phạm của đô thị hóa.

Diêu động (yaodong)

Ở các tỉnh phía Bắc của Trung Quốc, bao gồm Thiểm Tây, kiến trúc diêu động, hay kiến trúc nhà hang động, sử dụng đất từ sườn đồi làm vật liệu cách nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ vào mùa đông và mùa hè khắc nghiệt. Chúng có thể được chạm dựa vào một sườn đồi, đào sâu dưới lòng đất tạo thành dạng hầm, hoặc xây dựng độc lập bằng cách đắp đất lên một khung gạch. Nhiều ngôi nhà được xây dựng cạnh nhau và bên trên nhau, từ đó tạo thành một ngôi làng theo tầng, thường là cho một gia đình nhỏ hoặc gia đình mở rộng.

Khi nhiều thanh thiếu niên di chuyển vào các thành phố lớn để tìm kiếm công việc, diêu động đã trở nên ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, thập niên vừa qua đã có những đánh giá mới về những lợi ích về kinh tế và môi trường của diêu động. Các tổ chức phi chính phủ đã thành công trong việc xây dựng và tiếp thị những ngôi nhà diêu động này là những lựa chọn nhà ở xanh và hiệu quả nặng lượng.

Thạch khố môn (Shikumen)

Không giống như các khu nhà ở tứ hợp viện, thổ lâu và diêu động, vốn đã tồn tại trong hàng thiên niên kỷ, Thạch khố môn Thượng Hải được hình thành từ đầu thế kỷ 20, khi phong cách xây dựng phương Tây của người Pháp bắt đầu ảnh hưởng tới  kiến trúc của thành phố. Cao không quá ba tầng, những ngôi nhà làm từ gỗ và gạch này được xây dựng ngay bên cạnh nhau, bên ngoài là cánh cổng bằng đá. Các dãy nhà tạo ra những con hẻm nhỏ. Người dân ở đây dành phần lớn thời gian của họ bên ngoài những ngôi nhà tương đối nhỏ, làm bánh mì, rửa quần áo, chơi bài, uống cà phê… Thạch khố môn có cổng làm bằng đá, trên cổng thường có chiếc vòng sắt cỡ lớn dùng để gõ cửa, và chiếc cổng được trang trí hoa văn theo phong cách Art Deco, các họa tiết hình học biểu thị cho Thời đại nhạc Jazz (Jazz Age) của Thượng Hải.

Các tòa nhà thấp tầng đã từng chiếm 60% nhà ở của thành phố, nhưng nhiều khu phố gần đây đã bị nhà nước phá bỏ, người dân được tái định cư trong các khu chung cư mới. Dù việc này đem lại hiệu quả về kinh tế nhưng lại làm mất đi phong cách sống đường phố. Đối với cư dân có mức sống tầm trung như ở Thượng Hải, thì thạch khố môn dường như đã dần biến mất, do đó những các dự án như Shanghai Street Stories của Sue Anne Tay và Thạch khố môn bằng bìa cứng của Richard Liwei Huang đã được phát triển nhằm bảo vệ kiến trúc nhà ở này thông qua tài liệu, truyện kể và các mô hình thực tế ảo.

HN | kienviet.net

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1450
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy