Thuật ngữ Indochine

22/10/2021 Kiến Admin
1332
0

Indochine thoạt nghe có vẻ rất Tây hóa nhưng cái tên này lại gần gũi đến lạ thường. Không chỉ là một phong cách thiết kế nội thất mà Indochine còn nó hiện diện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể nghe Indochine là một tựa phim rất nổi tiếng được công chiếu lần đầu năm 1992. Hay đâu đó chúng được gắn mác là nhà hàng Indochine, khách sạn Indochine, quán cafe Indochine,… Vậy Indochine là gì? Nguồn gốc của thuật ngữ?

“Indochine” có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nó có nghĩa là “Đông Dương”. Vị trí địa lý của Đông Dương nằm gần nước Ấn Độ (Indo) và nước Trung Quốc (China). Nền văn hóa của các nước bán đảo cũng chịu ảnh hưởng của 2 nước Trung – Ấn. Vì thế, Đông Dương có nguồn gốc từ cặp từ ghép Indo – China (Indochina).

Phong cách Indochine là phong cách Đông Dương (bao gồm 3 nước Việt Kam Lào)

Bán đảo Đông Dương thuộc vùng Đông Nam châu Á, bao gồm 6 quốc gia là: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và một phần Malaysia, trong khi Indochine là cụm từ chỉ dành cho các nước thuộc địa Pháp (Francais Colonial), như Việt Kam Lào. Trong những năm 1887-1954, đây là khu vực nằm dưới quyền cai trị của người Pháp tại Đông Nam Á.

Lịch sử hình thành phong cách Đông Dương (Indochine Style)

Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương (Indochine Style) là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Phong cách Indochine là những tinh tuý của vẻ đẹp đến từ phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển nước Pháp đồng điệu trong những nét đặc trưng của văn hóa, địa lý tại Việt Nam.

Giá trị kiến trúc phong cách Indochine tại Sài Gòn bền vững theo năm tháng

Các công trình mang đậm phong cách Đông Dương ở Hà Nội

Khởi đầu từ nét kiến trúc – nội thất cổ điển, phong cách thiết kế dần được “nhiệt đới hóa” để phù hợp với đặc trưng khí hậu nóng ẩm nước ta. Trên nền chất liệu thuần Việt cũng như màu sắc, họa tiết dân tộc được chế tác công phu, phong cách Indochine mang đến những giải pháp kiến trúc hiện đại được sử dụng và phát triển trong thiết kế nội thất cho đến ngày nay.

Cha đẻ của nền giao thoa kiến trúc Việt

Kiến trúc sư Ernest Hébrard, được mệnh danh là cha đẻ của phong cách kiến trúc Đông Dương. Ông là giáo sư đào tạo các kiến trúc sư người Việt đầu tiên ở trường Mỹ thuật Đông Dương. Sau đó, ông trở thành Giám đốc sở quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp. Để phụ trách công việc của mình, Ernest Hébrard sáng tạo những công trình có giá trị nghệ thuật.

Kiến trúc sư Ernest Hébrard người tiên phong phong cách Đông Dương

Ông gọi nó là kiến trúc Đông Dương (style indochinois). Phong cách ra đời để đáp ứng được nhu cầu về mặt thẩm mỹ, đồng thời phải tôn trọng các tiêu chí về kỹ thuật và khí hậu. Phong cách không chỉ có kiến trúc châu Âu mang nét phương Tây và nét truyền thống bản địa 3 nước Đông Dương. Mà trong đó, kiến trúc Indochine còn lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ phương Đông với nền văn hóa Trung Quốc (1000 năm đô hộ), đặc trưng văn hóa Ấn Độ ở Lào và Campuchia.

Một số công trình tiêu biểu

Với cái tên rất đỗi thân thuộc “Paris của Phương Đông”, Hà Nội đậm đà chất pháp lãng mạn trong hương vị bản sắc văn hóa. Từ sau những năm 1920, kiến trúc Đông Dương bắt đầu phát triển mạnh mẽ thì người ta bắt gặp những công trình điểm mốc kiến trúc ở thủ đô. Các công trình kiến trúc lộng lẫy, xa hoa nhưng đâu đó xen lẫn chất rất riêng của kiến trúc cổ điển Việt Nam. Điển hình như Toà nhà chính của Đại học Đông Dương được xây dựng vào năm 1924.

Nét đẹp Á – Âu của Đại học Đông Dương

Ở miền Nam Việt Nam, Sài Gòn cũng nằm trong kế hoạch quy hoạch kiến trúc Đông Dương cũng trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Các tòa nhà màu vàng mang đậm phong cách nghệ thuật kiến trúc phương Đông kết hợp giải pháp kiến trúc châu Âu dần xuất hiện. Nổi bật trong những năm 1928-1932 là Bảo tàng Louis Finot được xây dựng.

Bảo tàng Louis Finot, dấu ấn của kiến trúc phương Tây và phương Đông

Những công trình nổi tiếng cùng thời thường do kiến trúc sư Hébrard thiết kế. Mỗi công trình mang những đặc trưng thiết kế đầy ấn tượng của phong cách kiến trúc Đông Dương. Tính đến hiện nay, chúng vẫn còn giữ được nét kiến trúc độc đáo và nét đẹp giao thoa văn hóa của nhiều quốc gia.

Đặc điểm kiến trúc Đông Dương cách tân

  • Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Phong cách kiến trúc Đông Dương cách tân hoàn toàn sử dụng các chất liệu và kỹ thuật mới du nhập từ Pháp. Trong xây dựng, hệ khung được kiên cố bằng bê tông cốt thép. Loại vật liệu này có khả năng chịu lực cao. Phần khung công trình làm từ thép tiền chế, sành sứ đa màu. Ngói lợp mái ardoise hay còn gọi đá xám chẻ, gạch lát sàn có họa tiết caro truyền thống.

Một số phương tiện kỹ thuật mới khá hiện đại và tiên tiến được áp dụng vào kiến trúc Đông Dương như: cổng sắt uốn, cột thu lôi chống sét, bóng đèn điện, cửa lấy sáng với tranh kính Tiffany nghệ thuật phong cách Art Nouveau,…

  • Hình khối kiến trúc

Thiết kế mang tính chất duy lý ở bố cục tổ chức mặt bằng và thiết kế rành mạch từ hình khối đến các chi tiết. Kiến trúc nhấn mạnh những hình khối lập thể, tổ chức tự do. Đường nét kiến trúc ngang bằng sổ thẳng và tập trung ở những góc vuông.

Một nét đặc trưng của hình khối kiến trúc Đông Dương để ta dễ nhận thấy một không khí Á Đông trên bề mặt kiến trúc phương Tây. Chúng được kết hợp trên một mặt đứng đăng đối, cân đối mặt tiền của kiến trúc cổ điển Pháp bằng những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt…

  • Giải pháp kiến trúc

Ứng dụng xây dựng hành lang và dàn pergola rộng, nối dài gắn với công trình để mang đến sự thông thoáng, cách nhiệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của Việt Nam. Hành lang rộng là khoảng không cân bằng, chuyển hóa nhiệt giữa thời tiết bên ngoài và không gian bên trong công trình. Đây là một giải pháp ấn tượng nhất của các kiến trúc sư người Pháp.

Thêm vào đó, kỹ thuật thi công vách tường dày nhằm ngăn cách nhiệt cũng được áp dụng. Tuy nhiên, điều này dễ làm không gian nội thất bị bí bách. Cho nên, các lam gió được lắp ở phần tường gần trần nhà sẽ giúp thông thoáng. Nó cũng tận dụng nhiều ánh sáng bên cạnh hệ thống cửa.

Lối kiến trúc Đông Dương bố trí thêm sân trong, giếng trời tăng sự thoáng đãng và thu hút chiếu sáng tự nhiên. Sự ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm gió mùa đặt ra vấn đề về mốc ẩm. Từ đó, các phương pháp chống nồm ẩm được áp dụng.

  • Mái nhà

Mái ngói âm dương theo kiểu truyền thống của Việt Nam được giữ và ứng dụng vào kiến trúc Đông Dương. Thay vì sử dụng mái bằng như những công trình lớn, mái ngói cho những công trình nhỏ lưu giữ văn hóa dân tộc. Mái lợp ngói đảm bảo nhô ra để che nắng che mưa hiệu quả. Đặc biệt, cách bố trí các “khu đĩ” (ở hai đầu hồi nơi tiếp giáp của các mái, hình tam giác) tạo sự thông thoáng.

Sự xuất hiện của các seno (sênô) thu nước mưa chạy dọc theo phần mái là giải pháp hiệu quả. Một số công trình truyền thống ứng dụng phần mái vút cong ở góc (góc mái chồng diêm cổ kính kiểu văn hóa Trung Hoa) theo kiểu truyền thống. Mái lợp mang đến sự tinh tế từ các họa tiết hoa văn đậm chất Việt được trang trí ở đỉnh mái và góc cong của mái.

Mái nhà bằng ngói với đất sét nung, các vỉ kèo bằng gỗ tự nhiên cấu thành hệ thống chống nóng ngôi nhà. Đồng thời, cách xếp chồng ngói giúp hơi nóng được thoát tự nhiên qua khe xếp. Đây là giải pháp thông gió tự nhiên sử dụng tới bây giờ. Thời đó ứng dụng rộng rãi tại biệt thự kiểu Pháp mang phong cách kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam.

  • Hệ thống cửa

Với những công trình có kiến trúc sang trọng như phong cách Đông Dương, hệ cửa sổ được thiết kế 2 lớp. Lớp trong là vật liệu khung kính có tác dụng lấy sáng, ngăn mưa gió. Đồng thời, cửa kính ở phía trong còn để tránh côn trùng và giữ ấm vào mùa đông. Lớp ngoài cửa chớp (dạng lá sách), pano gỗ kết hợp với song sắt có tác dụng thông khí, lấy ánh sáng cũng như lấy gió từ bên ngoài vào trong nhà.

Mẫu cửa lá sách hay còn gọi là cửa chớp được sử dụng phổ biến giúp thông gió. Giải pháp lấy gió và lấy sáng tạo ra lớp không khí trung hòa nhằm cách nhiệt, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Trong kiến trúc Đông Dương, hệ cửa sổ được bố trí khá dày đặc trên tường công trình. Ngoài ra, cửa cũng được thiết kế phía ngoài hành lang. Đặc biệt, nhiều cửa sổ cao và rộng ở dãy hành lang ở những bên bị ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời gay gắt.

Và các đặc điểm kiến trúc khác.

  • Về hoa văn, họa tiết

Họa tiết hoa văn đậm đà bản sắc dân tộc được lấy từ thời Đông Sơn như họa tiết kỷ hà đơn giản. Họa tiết An Nam cách điệu từ hoa lá, hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,… một cách tinh tế và tỉ mỉ thể hiện tính nghệ thuật cao.

Thêm vài chi tiết kiến trúc Đông Dương bắt nguồn từ các mô típ trang trí Việt Nam và Trung Hoa như: “lưỡng long chầu nguyệt”, bộ tứ linh là Long – Lân – Quy – Phụng, câu đối đỏ, cỏ cây hoa lá,… Thêm vài chi tiết kiến trúc bắt nguồn từ các mô típ trang trí kiểu Khmer, Chăm như: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết…

  • Về phong cách

Phong cách kiến trúc Đông Dương pha trộn từ sự thường thượng, sang trọng nước Pháp nên kiến trúc có lấy cảm hứng ở các phong cách thường thượng trên thế giới ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ấn tượng với phong cách Art Nouveau, phong cách Art Deco.

Một số thiết kế buổi đầu xây dựng hơi hướng kiểu Phục hưng, phong cách Cổ điển Pháp. Những chi tiết còn lưu giữ đến ngày nay như: lan can con triện, gờ chỉ, tranh tượng, tranh kính, phù điêu, hoa lá, các thức cột Hy lạp (thức cột Doric, thức cột Ionic và thức cột Corinth), cửa cuốn vòm Composite…

  • Về màu sắc

Kiến trúc Đông Dương kết hợp giữa châu Âu – châu Á nên đa dạng từ màu sắc. Trong đó, phong cách nổi bất nhất với 2 gam màu đậm chất phương Đông là màu đỏ màu và màu vàng. Màu đỏ đại diện cho hạnh phúc, sắc đẹp, thành công và may mắn. Màu vàng biểu trưng cho giàu sang, vàng son, phú quý, thịnh vượng.

Kết luận

Sự xuất hiện của kiến trúc “phong cách Đông Dương” vào thế kỷ XIX, Đông Dương được xem là một vị trí có tính chiến lược để mở rộng địa bàn thực dân của tư bản Pháp. Từ đấy, nền kiến trúc Việt Nam nằm dưới sự “áp đặt văn hóa” của thực dân Pháp. Cụ thể hơn trong thời kỳ giai đoạn thuộc địa lần thứ II (1920-1945) khi chính sách đô hộ của người Pháp đối với xứ Đông Dương có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần làm chuyển biến các hoạt động kiến trúc và xây dựng đô thị.

Đặc trưng nổi bật là sự tự chuyển biến để thích nghi hóa giữa kiến trúc ngoại lai (hiện đại phương Tây) với các yếu tố bản địa (kiến trúc truyền thống bản địa), yếu tố nghệ thuật phương Đông (nghệ thuật Trung Hoa)

"Indochine" là một ví dụ điển hình cho thấy “ Ngay từ cuối thế kỷ 19, khi nền mỹ thuật giàu tính khoa học, duy lý theo tinh thần của chủ nghĩa cơ giới ở châu Âu đạt đến đỉnh cao và bắt đầu đi vào bế tắc, họ chủ trương đến với nghệ thuật phương Đông để tìm nguồn cảm hứng mới và dường như đã phát hiện lại nghệ thuật Trung Hoa, Ấn Độ,... rồi tìm ra những quy luật thẩm mỹ của các dân tộc ở phương Đông đã giúp cho các học giả phương Tây đánh giá lại một số quan điểm của mỹ học phương Tây, gọt bỏ phần nào nhận thức lệch lạc lấy châu Âu làm trung tâm (thuyết Dĩ Âu Vi Trung)” [1] và cho thấy Việt Nam từ lâu đã có một nền văn hóa độc đáo, chứ không phải chỉ chờ được họ “khai phá”.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc phương Đông

Nhà hát lớn Hà Nội được thiết kế và xây dựng phỏng theo mẫu của Nhà hát Opera Paris, nước Pháp

Bảo tàng Louis Finot, dấu ấn của kiến trúc phương Tây và phương Đông

Nét đẹp Á – Âu của Đại học Đông Dương

Bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM được xây dựng theo kiến trúc Pháp cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX kết hợp kiến trúc Á Đông

Tòa nhà Tổng lãnh sự quán Pháp tại Sài Gòn giữ kỹ thuật và vật liệu nguyên vẹn đến ngày nay

Hành lang Phủ toàn quyền Đông Dương được thiết kế nhiều cửa sổ bốn cánh kéo dài đến tận trần nhà

Mái ngói âm dương đem đến cho kiến trúc đậm chất người Á Đông trong các công trình Việt Nam

Không gian kiến trúc sẽ sử dụng những sắc màu nhiệt đới ấm, nóng để tạo được cảm giác cổ kính thu hút

Các cửa sổ tạo thông thoáng để phù hợp với thời tiết khí hậu Việt.

Hoa văn từ vật liệu sắt uốn mỹ thuật trong trang trí cổng rào

Họa tiết linh vật trong phong cách Indochine có ý nghĩa tốt lành, may mắn

Indochine Style có sự kết hợp tinh tế các họa tiết hoa lá cách điệu lên đồ nội thất gỗ

Họa tiết hình chữ Thọ trong phong cách thiết kế Indochine

Sự giao thoa bản sắc trong phong cách thiết kế Indochine thể hiện qua hoa văn họa tiết được sử dụng

Nguồn: FB. Tran Nguyen Anh Kiet

Tham khảo:

[1] Lê Thanh Sơn. (2019). Kiến trúc cộng sinh và hiện tượng cộng sinh văn hóa. NXB XD HN

Link đọc thêm:

[2] Phong Cách Indochine (Đông Dương) là gì?

[3] Đặc trưng của Phong Cách Kiến Trúc Đông Dương?

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1266
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy