Quy trình bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo bao gồm 7 bước cơ bản sau đây:
Xe bảo dưỡng mặt sân kiểu mini
Các loại xe bảo dưỡng mặt sân có động cơ
1. Dọn vệ sinh khu vực sân bóng
Nhân viên vệ sinh phải sử dụng chổi quét từ sợi tổng hợp PA hoặc các vật liệu tương tự, độ dài tối thiểu của chổi quét nên từ 2.5 inch và không chứa kim loại đảm bảo không gây tổn thương bề mặt cỏ. Việc quét đúng cách sẽ không chải đi mất các hạt cao su trên sân cỏ nhân tạo. Vì thế, trong bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo các thao tác quét dọn là rất quan trọng. Các thao tác đặc biệt khi sử dụng chổi tùy thuộc vào kỹ năng của nhân viên vệ sinh. Nhân viên vệ sinh chỉ nên quét phần trên của sợi cỏ, không nên quét quá sâu vào gốc, sẽ làm tổn hại đến sợi cỏ, chân đế và cuốn đi các vật liệu rải trên sân như hạt cao su, cát. Thực hiện vệ sinh sân cỏ trong điều kiện thời tiết quá nóng bức cũng có thể gây hư hỏng mặt cỏ.
Đối với các vết bẩn trên sân cỏ PE có thể dễ dàng làm sạch bằng nước hoặc xà-phòng.
Bên cạnh việc làm vệ sinh thường xuyên cho sân cỏ nhân tạo, trong quá trình bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo chúng ta nên:
– Bố trí đặt các thùng chứa rác tại các vị trí thích hợp tại sân bóng để giảm thiểu việc xả rác bừa bãi trên mặt sân.
– Phải quy định khu vực đậu xe cách sân cỏ tối thiểu 3m, nhằm giảm bớt bụi và giảm thiểu ảnh hưởng dầu, xăng xe cũng như nhiệt độ từ động cơ có thể ảnh hưởng đến sân cỏ nhân tạo.
– Treo các bảng “Cấm hút thuốc” tại những vị trí dễ thấy tại sân cỏ.
– Trong quá trình làm vệ sinh, tránh không để dầu, nhớt, mỡ động vật chảy trên bề mặt sân cỏ, bởi vì các chất lỏng này có thể sẽ làm phai màu cỏ. Tuyệt đối không để dung dịch a-xít từ bình ắc-quy chảy xuống sân cỏ.
Chải cỏ mặt sân
2. Chải cỏ trên toàn mặt sân
Sau khi quét đi các bụi bẩn thì cần phải chải lại cỏ cho các sợi cỏ trên sân không bị rạp xuống và các hạt cao su trở nên đồng đều hơn sau một thời gian chịu tác động của các cầu thủ chơi trên sân và bị dồn lại.
Có thể chải cỏ bằng bàn chải tay hoặc máy chải cỏ.
Có một điểm cần lưu ý để chăm sóc đó là điểm đá phạt penalty, là khu vực thường xuyên bị dẫm đạp, các sợi cỏ ở khu vực này cần được chăm sóc kỹ và bổ sung hạt cao su.
3. Kiểm tra đường nối và đường kẻ sân
Bước tiếp theo của quá trình bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo đấy là kiểm tra những đường nối các mép cỏ khi thi công sau thời gian sử dụng có thể bị bong keo, cần kiểm tra và dán lại các đường này thường xuyên để không xảy ra tình trạng thảm cỏ bị sai lệch so với ban đầu.
4. Xử lý cỏ dại
Dù đã phun thuốc diệt cỏ tuy nhiên cũng cần kiểm tra xem cỏ tự nhiên có mọc lại không và nếu thấy cỏ tự nhiên mọc lên thì cần xử lí, làm sạch ngay.
5. Bổ sung cát, hạt cao su trên mặt sân bóng
Trong khi bao duong san co nhan tao nếu thấy lượng cát và hạt cao su trên mặt sân bóng bị hao hụt và không còn đảm bảo được yêu cầu cần thiết đối với mặt sân bóng, lúc này cần phải tính toán lượng cát, hạt cao su cần thiết bổ sung thêm vào sân bóng. Hoạt động này có thể được tiến hành thủ công, tuy nhiên sử dụng máy trải cát và hạt cao su sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, cho mặt sân đồng đều hơn.
Bảo dưỡng kết cấu mặt sân, bổ sung cát, cao su trên mặt sân bóng.
6. Tần suất việc vệ sinh
Việc thu gom các vụn giấy, vỏ hạt đậu phộng và các mảnh nhựa trên nền cỏ nhân tạo bóng đá dường như khá dễ dàng, chỉ cần duy nhất 1 nhân viên vệ sinh hoàn toàn có thể làm tốt việc này.
Chỉ nên làm vệ sinh sân cỏ khi cần thiết. Trong suốt thời gian sử dụng, chỉ nên làm vệ sinh từ 1-2 lần/tháng.
Lưu ý chăm sóc kỹ và bổ sung hạt cao su khu vực đá phạt penalty
Các hệ thống chiếu sáng và bảo vệ của sân cỏ nhân tạo cần phải bảo dưỡng bao gồm:
Fudozon tổng hợp
Bình luận từ người dùng