Phá Tam Giang, Huế, vẻ đẹp mê hồn của đầm phá nước lợ lớn nhất Việt Nam

22/10/2021 Kiến Admin authentikvietnam.com
903
0

Phá Tam Giang, Huế, với diện tích mặt nước khoảng 22.000 ha, Tam Giang - Cầu Hai được mệnh danh là hệ sinh thái đầm phá ven biển lớn nhất Đông Nam Á, mang trong mình vẻ hoang sơ, êm đềm và yên bình, để lại cho ai đến đây sự ngạc nhiên thú vị.

Khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích 68 km thuộc 4 huyện (Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền) và thành phố Hương Trà. Là đầm phá ven biển lớn nhất Đông Nam Á với hệ sinh thái thảm cỏ biển thuộc vùng Cồn Tẻ (Hương Trà); Thảm thực vật thủy sinh nước ngọt cửa sông Ô Lâu (Phong Điền) và hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng Rú Chá (Hương Trà).

Hoàng hôn trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Ảnh: Kelvin Long

Tam Giang - Cầu Hai được biết đến là một trong những vùng ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á, chiếm 48,2% diện tích mặt nước đầm phá dọc bờ biển Việt Nam. Là vùng điều hoà khí hậu giữa hai vùng cát, điều hoà lũ và hạn chế rủi ro ngập lụt cho vùng đồng bằng.

Phá Tam Giang - Cầu Hai. Ảnh: Tạp chí Thừa Thiên - Huế

Những chiếc thuyền, ngư cụ quen thuộc của cư dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Ảnh: Kelvin Long

Ngoài vai trò này, phá Tam Giang - Cầu Hai còn có chức năng duy trì mạch nước ngầm vùng đồng bằng ven biển và vùng cát ven biển, duy trì nguồn nước cho sinh hoạt của nhân dân; là nơi tự phục hồi chất lượng nước trước khi xả ra biển (tích tụ, lắng đọng chất thải) để bảo vệ môi trường biển trong sạch.

Hoàng hôn trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Ảnh: Michia-Kumitori

Theo các nhà nghiên cứu, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một trong số ít đại diện của hệ sinh thái ven biển nhiệt đới với môi trường đa dạng, phức tạp; Chứa đồng bằng châu thổ, vùng nước lộ thiên, vùng nước đệm có cỏ, các cửa sông và phụ lưu được bao quanh bởi các cồn cát.

Một ngày sống động khác trên đầm phá. Ảnh: baothuathienhue.vn

Vì vậy, Tam Giang - Cầu Hai có tính đa dạng sinh học rất cao, xứng đáng là bảo tàng nước, bảo tàng sinh vật. Kết quả các cuộc điều tra gần đây cho thấy tổng số loài ở khu vực này là 1.296 loài. Trong đó, có 41 loài quý hiếm, gồm 295 loài thực vật phù du, 50 loài thực vật bậc cao, 73 loài tảo và thực vật thủy sinh (trong đó có 7 loài cỏ biển), 119 loài động vật phù du và 215 loài động vật đáy, 361 các loài cá và 137 loài chim.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập Tam Giang - Cầu Hai chính thức được thành lập. Ảnh: Nam Nguyễn

Rừng ngập mặn Rú Chá thuộc xã Hương Phong, thành phố Hương Trà được coi là khu sinh quyển quan trọng của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Khu vực này chủ yếu được tạo nên bởi những cây chà là hàng thế kỷ.

Ảnh: baothuathienhue.vn

Có thể nói, việc phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch trên vùng đầm phá đã tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho nhiều người dân ven đầm, mở ra con đường giao thương đầy triển vọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của các thôn, bản, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh theo hướng tích cực.

Ảnh: pxhere.com

Ảnh: baothuathienhue.vn

Ảnh: FB

Nguyen Thang Victor

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1520
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy