[Chuyến hành hương về thánh địa Phật giáo, tháng 02/2011]
NALANDA, một trong số các trung tâm học tập lớn nhất trên thế giới (hoạt động từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên đến thế kỷ thứ 13 sau Công nguyên), ở vương quốc Magadha - Ấn Độ cổ đại (nay thuộc vùng Bihar, Ấn Độ). Là nơi sinh và diệt của Xá Lợi Phất (1 đại đệ tử của đức Phật), nơi tu học của Đường Tam Tạng, và là nơi truyền thừa của môn đồ Tây Tạng Dalai Lama… Ngày nay, nó là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Lối vào chính Nalanda
Có diện tích trên 12ha và đã chiếm một diện tích lớn hơn nhiều vào thời trung cổ, Nalanda Mahavihara đã thu hút nhiều học sinh và học giả đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Tạng, Indonesia, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ vào thời bấy giờ.
Nalanda đã bị phá hủy 3 lần (nhưng chỉ được xây dựng lại hai lần) bởi Vương quốc Hồi giáo Delhi dưới thời Bakhtiyar Khalji vào khoảng năm 1202 CN. Có thể Mahavihara vẫn tiếp tục hoạt động một cách tạm bợ sau cuộc tấn công này, nó cuối cùng đã bị bỏ hoang hoàn toàn và bị lãng quên cho đến thế kỷ 19, khi địa điểm được khảo sát và khai quật sơ bộ bởi Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ.
Một góc khuôn viên Nalanda
Các bệ tròn phẳng dùng để tọa thiền
Nơi sinh và diệt của Xá Lợi Phất
Phật Gautama được cho là đã thuyết giảng trong một lùm xoài gần đó tên là Pavarika và một trong hai đệ tử chính của ông, Shariputra (Xá Lợi Phất), sinh ra trong khu vực này và sau đó đạt được niết bàn cũng ở đây. Xá Lợi Phất cùng Mục Kiền Liên là hai đệ tử tỳ-kheo gương mẫu và trí tuệ nhất của Đức Phật.
Nơi sinh - diệt của Tôn giả Xá Lợi Phất
Kiến trúc bên ngoài có nhiều khối tròn thấp với bề mặt phẳng dùng để tọa thiền
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ một gia đình Bà la môn, là con trưởng của một gia đình thuộc thế cấp Bà la môn giàu nhất làng Upatissa, gần Nalanda ngày nay. Ông chứng thánh quả A la hán 4 tuần sau khi xuất gia. Ông đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc hoằng dương chánh pháp của Phật Tổ và được Phật ca ngợi là bậc "Trí tuệ đệ nhất" trong Tăng già thời Phật sinh tiền. Ông đã nhiều lần thay mặt Phật Thích Ca thuyết pháp cho đại chúng và đã trợ lực cho nhiều vị thánh tăng đắc chánh quả A la hán. Khi Tôn giả Xá Lợi Phất và Tôn giả Mục Kiền Liên chứng A la hán, Đức Phật đã giao cho 2 vị trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn. Tôn giả mất vài tháng trước ngày Phật nhập diệt. Trong nhiều chùa, người ta thấy tranh tượng của ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên tả hữu bên cạnh tượng Đức Phật.
Những cây xanh trong khuôn viên có tán lá vươn xa tạo vùng bóng mát lớn
Huyền Trang Đường Tam Tạng – “du học sinh” người Trung Quốc tu học ở Nalanda từ thế kỷ thứ 7 SCN
Huyền Trang đã để lại những tường thuật chi tiết về ngôi trường này vào thế kỷ thứ 7. Ông mô tả cách những ngôi tháp, khu rừng tu viện, chùa chiền và đền thờ được bài trí dường như "bay lên trên làn sương mù của bầu trời" từ các gian tu viện nhỏ mà các nhà sư có thể chứng kiến "sự ra đời của gió và mây". Người hành hương nói: "Một hồ nước trong xanh uốn lượn quanh các tu viện, được tô điểm đầy hồ bởi những bông sen xanh; những bông hoa đỏ rực rỡ của cây kanaka đáng yêu treo ở khắp nơi, và những lùm cây xoài lớn bên ngoài mang đến cho nhóm tu sĩ những bóng râm dày đặc và sự chở che."
Góc nhìn từ lối đi chung ở trung tâm (xem sơ đồ mặt bằng)
Các đoàn tu sĩ, Phật tử ngồi nghỉ chân và đọc kinh bên dưới các bóng cây
Sử ghi: Khi Faxian, một Phật tử Trung Quốc đầu tiên hành hương đến Ấn Độ, viếng thăm Nalo, nơi nhập niết bàn của Shariputra, vào đầu thế kỷ thứ 5 CN, tất cả những gì ông thấy kinh ngạc đó là một bảo tháp ở Nalanda.
Các nhân vật lịch sử gắn liền với Nalanda
Nalanda chỉ giảng dạy Đại thừa
Lịch sử chi tiết của Nalanda (cái tên có gắn liền với hoa sen) sẽ là lịch sử của Phật giáo Đại thừa. Nhiều cái tên được Huyền Trang liệt kê trong bài du ký của ông với tư cách là cựu sinh viên của Nalanda là tên của những người đã phát triển triết lý tổng thể của Đại thừa.
Nền móng còn sót lại của 1 ngôi đền (temple)
Tất cả học sinh tại Nalanda đều học Đại thừa, cũng như các văn bản của mười tám tông phái (Tiểu thừa) của Phật giáo. Chương trình giảng dạy của họ cũng bao gồm các môn học khác, chẳng hạn như kinh Vệ đà, logic, ngữ pháp tiếng Phạn, y học, và Samkhya.
Các gian phòng trong tu viện (monastery) liên thông với nhau bằng các khung cửa nhỏ
Một gian phòng nhỏ bên trong tu viện
Các tu viện nằm san sát nhau
Thư viện Nalanda: thư viện Phật giáo lớn nhất thế giới với nhiều bộ kinh có 1-0-2
Ratnodadhi cao chín tầng và là nơi linh thiêng nhất lưu trữ các bản viết tay bao gồm Kinh Bát Nhã và Kinh Guhyasamaja.
Các dấu tích kiến trúc khai quật nằm âm bên dưới mặt đất
Không thể biết chính xác số lượng sách trong thư viện Nalanda, nhưng ước tính lên đến hàng trăm nghìn. Khi một học giả Phật giáo ở Nalanda qua đời, các bản thảo của ông đã được thêm vào bộ sưu tập của thư viện.
Thư viện của Viện Đại học Nalanda lớn đến mức phải mất ba tháng mới cháy hết khi nó bị những kẻ xâm lăng châm lửa đốt, tàn phá các tự viện, và đuổi các tu sĩ ra khỏi khu vực.
Phật giáo Tây Tạng là tiếp nối của truyền thống Tu viện Nalanda
Người nắm giữ ngai vàng cuối cùng của Nalanda, Shakyashri Bhadra của Kashmir, chạy đến Tây Tạng vào năm 1204 theo lời mời của dịch giả Tây Tạng Tropu Lotsawa (Khro-phu Lo-tsa-ba Byams-pa dpal). Một số những cuốn sách Nalanda còn sót lại đã được các nhà sư chạy trốn đến Tây Tạng mang theo. Ông mang theo một số đạo sư Ấn Độ. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng được coi là sự tiếp nối của truyền thống Nalanda.
Bên trong một ngôi đền (temple) của Nalanda
Móng, nền, tường đều dùng cùng một loại vật liệu xây là gạch đỏ, kết dính bằng một loại vữa tự chế theo cách truyền thống
Phật giáo Tây Tạng không phải là một phát minh của người Tây Tạng, thay vào đó, khá rõ ràng là nó bắt nguồn từ dòng truyền thừa thuần túy của truyền thống Tu viện Nalanda. Đạo sư Nagarjuna được ca ngợi từ học viện này, cũng như nhiều triết gia và nhà luận lý học quan trọng khác…
Đức Đạt Lai Lạt Ma tự cho mình là một môn đồ của dòng truyền thừa của mười bảy đạo sư Nalanda.
Bị lãng quên 7 thế kỷ
Bị phá hủy bởi một đội quân của Vương triều Mamluk của Vương quốc Hồi giáo Delhi dưới thời Bakhtiyar Khalji vào thế kỷ thứ 13, Nalanda phần lớn bị lãng quên cho đến khi Francis Buchanan-Hamilton khảo sát địa điểm này vào năm 1811–1812, sau khi người dân địa phương ở vùng lân cận thu hút sự chú ý của ông đến một quần thể tàn tích rộng lớn trong khu vực. Tuy nhiên, ông không quan tâm nhiều đến các gò đất và mảnh vỡ với Nalanda nổi tiếng. Mối liên kết đó được thiết lập bởi Thiếu tá Markham Kittoe vào năm 1847. Alexander Cunningham và Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học mới được thành lập của Ấn Độ đã tiến hành một cuộc khảo sát chính thức vào năm 1861–1862. Việc khai quật có hệ thống các tàn tích bởi ASI vào 1915 và kết thúc vào năm 1937. Đợt khai quật và trùng tu thứ hai diễn ra từ năm 1974 đến năm 1982.
Bản đồ của Nalanda và các vùng phụ cận từ báo cáo ASI năm 1861–62 của Alexander Cunningham cho thấy một số ao (pokhar) lớn nhỏ xung quanh Mahavihara.
Phục dựng kiến trúc tổng thể, các đền thờ và tu viện
Phần còn lại của Nalanda ngày nay kéo dài khoảng 488 mét (1.600 ft) từ bắc sang nam và khoảng 244 mét (800 ft) từ đông sang tây. Các cuộc khai quật đã phát hiện ra 11 tu viện và sáu ngôi đền bằng gạch lớn được sắp xếp theo một bố cục có trật tự. Một lối đi rộng rãi chạy từ bắc xuống nam kết nối các ngôi đền (temples) ở phía tây và các tu viện (monasteries) ở phía đông. Hầu hết các cấu trúc đều cho thấy bằng chứng của nhiều thời kỳ xây dựng với các tòa nhà mới được nâng lên trên đỉnh tàn tích của những cái cũ. Nhiều tòa nhà cũng hiển thị các dấu hiệu hư hỏng do hỏa hoạn trong ít nhất một lần.
Bản đồ các di tích được khai quật của Nalanda
Bản đồ cho biết bố cục của các cấu trúc đã khai quật được. Đền 3 ở phía nam là công trình kiến trúc hùng vĩ nhất. Đền 12, 13, 14 quay mặt về phía các tu viện và quay mặt về phía đông. Ngoại trừ những ngôi đền được chỉ định 1A và 1B, tất cả các tu viện đều quay mặt về phía Tây với cống thoát nước ở phía đông và cầu thang đặt ở góc tây nam của các tòa nhà.
Sự tái tạo phỏng đoán của ngôi đền số 3, Đại học Nalanda
Tất cả các tu viện ở Nalanda đều rất giống nhau về bố cục và diện mạo chung. Mặt bằng của chúng có dạng hình chữ nhật với tòa tứ giác ở giữa được bao quanh bởi một dãy phòng nhỏ bên ngoài dành cho các tu sĩ.
Nền móng của một đền thờ lớn bên trong khuôn viên, bị đất cát và cây cỏ phủ lấp
Các bức điêu khắc bằng đá tạc trên vách của 1 ngôi đền
Tượng Phật Thích Ca bằng hợp kim đồng mạ vàng, đầu thế kỷ 8, trong một đền thờ ở Nalanda
Tượng Phật ngồi bằng đá trong một ngôi đền, tìm thấy năm 1895
Tu viện 1 được coi là lâu đời nhất và quan trọng nhất trong nhóm tu viện và cho thấy có tới chín cấp độ xây dựng. Tu viện thấp hơn của nó được cho là công trình được bảo trợ bởi Balaputradeva, vua Srivijayan, trong giai đoạn trị vì của Devapala vào thế kỷ thứ 9. Tòa nhà ban đầu có diện tích ít nhất là 2 tầng và chứa một bức tượng khổng lồ của vị Phật đang ngồi.
KTS. Lê Minh Hưng tổng hợp & dịch
Chuyên đề KIẾN TRÚC GẠCH ĐỎ:
Bình luận từ người dùng