Dùng được tre để tạo thành cảm xúc và văn hóa sống không phải là một điều dễ thực hiện. Xin gửi tới các bạn ý tưởng trang trí bằng “tre” cho đường hoa Nguyễn Huệ tại TP.HCM, của một đồng nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vật liệu “tre”, công trình gần đây nhất anh tham gia thiết kế là nhà triễn lãm quốc gia Việt Nam tại Expo Thượng Hải 2010.
Cây tre đã ghi đậm dấu ấn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người ViệtNam, gắn liền với những bước thăng trầm của dân tộc. Trên thế giới, tre được sử dụng như vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, loài cây này còn có thể đóng vai trò gì hay sẽ tàn lụi và mất dấu trên con đường công nghiệp hóa ở nước ta?
Trong các dịp lễ hội của dân tộc, sử dụng vật liệu giàu tính văn hóa như tre để trang trí, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mới lạ, độc đáo thật sự cần thiết để thể hiện tinh thần hiện đại, giàu bản sắc của người Việt Nam trong thời đại mới.
“Đường hoa Nguyễn Huệ” đã trở thành một nét văn hóa, một điểm đến của du khách trong và ngoài nước vào mỗi dịp Tết truyền thống của dân tộc. Không chỉ là nơi trưng bày, xếp đặt hoa lá, đường hoa còn là nơi để người dân thành phố thể hiện tinh thần, khát vọng qua chủ đề mỗi năm như : “Trên đường hội nhập”, “Ra khơi”, “Vượt sóng”, …
Hiện trạng đường hoa Nguyễn Huệ
Hình ảnh đường hoa Nguyễn Huệ trong dịp lễ hội
Chủ đề đường hoa Tết Tân Mão 2011 sẽ là “Vươn đến tầm cao mới”.
Trên tinh thần của chủ đề đó, tác giả muốn đem đến hình ảnh độc đáo, mới lạ cho đường hoa thông qua những kết cấu bằng tre giàu tính kĩ thuật và hình tượng.
1.Vị trí Bùng binh cây liễu: Ý tưởng chính từ kết cấu lá cây dừa nước đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ. Người xem còn cảm nhận được hình ảnh cánh chim, cánh buồm, bông sen…
Sự sắp xếp các đơn vị cấu kiện theo hình tròn xoay giải quyết được tất cả các hướng nhìn tại vị trí này. Bố cục này còn đem lại cảm giác đoàn kết, hội tụ tại bùng binh trước ủy ban nhân dân thành phố này.
2.Cổng vào đường hoa:
Vẫn sử dụng mô-đun hình cánh chim nhưng thay đổi tỉ lệ để thích hợp với hình thức cổng hơn.
3.Vị trí Bùng binh đồng hồ:
Lấy ý tưởng từ hình ảnh trống đồng, bao gồm 40 khung xếp tròn xoay, các thanh giằng chéo liên kết các khung lại với nhau. Các khung tre này có thể được sử dụng lại để làm công trình sau khi lễ hội kết thúc.
4.Tiểu cảnh giữa đường hoa:
Dựa trên kĩ thuật đơn vị hóa các cấu kiện, ý tưởng rất khả thi, có thể thực hiện tại một nơi khác và mang đến đường hoa lắp ghép vào. Sau thời gian lễ hội, cũng dễ tháo ra và khả năng tái sử dụng rất cao.
-
Bài và ảnh KTS.Trần Bá Tiệp
Bình luận từ người dùng