(KTS. DHH) - Nhắc đến xây dựng chính sách cho đô thị nhằm bảo tồn di sản, người viết xin giới thiệu một trường hợp tại Hoa Kỳ gần đây như là một ví dụ minh họa.
LEGACY CITIES (Đô thị di sản, đô thị kế thừa) là một loại thành phố có dân số từ 20 ngàn dân đến 200 ngàn dân của Hoa Kỳ. Các nhà quản lý đô thị rất quan tâm đến loại đô thị này vì tính chất đặc thù và độc đáo của nó. Legacy cities đóng góp rất lớn cho nền kinh tế cũng như khả năng bảo tồn di sản đô thị vì nó đã tồn tại một cách êm ả qua nhiều thời kỳ khác nhau của xã hội. Năm 2014, tại Cleveland, Ohio, các nhà quản lý đô thị đã tổ chức một Hội Nghị quan trọng nhằm đánh giá lại vai trò của Legacy cities ở khu vực “Rust Belt” (Bắc Mỹ, quanh Ngũ Đại Hồ và Trung Tây). Các Legacy cities đã theo sự xuống dốc của nền công nghiệp đã rớt vào tình trạng thất thoát dân số (depopulation) ngược lại với tình trạng của VN là gia tang dân số. Các di sản đô thị bị bỏ hoang, bị đập phá để xây dựng những loại công trình thực dụng. Di sản mất dần dù rằng loại đô thị này chứa đựng vô số những di sản quý báu. Và để cứu vãn tình trạng này, người ta đã xây dựng một “chương trình hành động” (Action Agenda).
Bản Action Agenda này bao gồm 9 bước được phân vào 3 hành động: Định-dạng-một-hướng-tiếp-cận mới trong bảo tồn đô thị nhỏ, Sử-dụng-công-cụ bảo tồn và Đi-tìm-sự-hợp-tác.
Đính kèm là bản lược dịch một “Chương trình Hành Động” được viết ra từ một Hội nghị 2014 tại Hoa kỳ. Người viết nhận ra trong 9 mục này, mỗi mục nếu cứ bỏ dòng chữ này: “….tại đô thị VN” sau từng mục một thì đều thấy khá phù hợp.
Bản lược dịch nếu sai xin các cao nhân sửa sai dùm. Chi tiết hơn xin đọc ở các nguồn:
Texas, tháng 4/ 2019
DHH
Bình luận từ người dùng