Quản lý đô thị Dalat: Tầm nhìn đã có nhưng Hành động chưa đúng!

(KTS. DHH) - Xem ra các nhà quản lý đô thị của Đà Lạt đang muốn đẩy nhanh công cuộc “làm mới” Đà Lạt với hy vọng giúp cho Đà Lạt trở nên “đáng sống” hơn. Các mỹ từ được sử dụng trong thuyết minh các giải pháp tuôn ra như… Thác Cam ly! “Đừng hoài niệm quá khứ” hãy hướng tới “tương lai”. Vậy cái “tương lai” của Đà Lạt của các vị là cái gì?

Nghe ông giám đốc sở Xây dựng Đà lạt nói nghe có vẻ oan ức lắm. Hội thảo nhiều rồi đấy chứ, đưa cho quần chúng xem và góp ý rồi đấy chứ. Bản thân người viết cũng đã xem đi xem lại cái hội thảo tháng 7 năm 2012 trong đó có cả đại diện Hội KTS VN, các KTS trong nước và nước ngoài phát biểu. Nghe ông chủ tịch UBND phát biểu rất cầu thị và nghe rất xuôi tai: nào là tham vấn ý kiến các chuyên gia Pháp, nào lấy ý kiến rộng rãi trong quần chúng, “phân tích, phân loại” các loại ý kiến, tổ chức hội thảo chuyên sâu hơn v.v… Nói đúng lắm, chứng tỏ các vị không hề không hiểu. Nhưng nhìn vào dự án quy hoạch thì hỡi ôi, không có một chút gì liên quan đến các ý kiến đã được nói ra trong Hội nghị (!)

Điều này cho thấy một điều rất rõ: Tầm nhìn rất đúng nhưng bước đi thì lọ mọ giống như người mù. Theo tôi thì nó giống như vừa mù vừa điếc, có điều chưa câm, vừa đeo kính đen vừa vẫn cứ nói …”huyên thuyên” như là hiểu biết nhiều lắm!

IFACCA -The International Federation of Arts Councils and Culture Agencies

Việt Nam năm nào cũng đi dự hội nghị hội thảo văn hóa nghệ thuật quốc tế (ví dụ VN là thành viên của IFACCA -The International Federation of Arts Councils and Culture Agencies). Nghe thế giới nói về bảo vệ di sản, đô thị rất nhiều chứ không phải không biết gì. Năm nào nước mình cũng cử hết đoàn này đến đoàn nọ, ngồi nghe chăm chú, khi về thì tài liệu ôm về một tủ. Vậy nhưng những điều mắt thấy tai nghe đó không đến được với các chính sách nhằm giúp cho các vùng miền quê nhà được hưởng.

Dalat 1989 và 2017

Dalat 1989 và 2017

Chuyện phá hoại di sản vẫn diễn ra như trẻ con vầy mâm cỗ. Vậy hóa ra chỉ có 2 chuyện xảy ra: một là các vị đi ra nước ngoài để đi chơi, hai là cố tình bịt mắt, bưng tai vì cho là nó “không phù hợp với ta”. Còn nói là các vị ấy dốt, không biết gì là sai!

Làm quản lý đô thị, điều cần nhất là phải xây dựng bằng được chính sách (Policy). Các giải pháp quy hoạch, kiến trúc luôn chỉ là bản minh họa, là hình ảnh của chính sách thôi. Không có chính sách, bản thiết kế dựa trên một nền tảng không có chân. Chính sách đô thị thì dựa trên rất nhiều yếu tố: Chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, giáo dục v.v… ai cũng biết mà.

Vậy nói tóm lại, chỉnh trang Đà Lạt, các nhà quản lý dựa trên chính sách gì? Tiếng nói của người dân nằm ở chỗ nào trong chính sách đó? Nếu ta đưa ngay một bản thiết kế đô thị mà không có chính sách dựa vào, thì khác nào bản thiết kế đó dành cho nhà ông Giám đốc Sở Xây dựng? Có vẻ như nói đùa nhưng thật sự nó diễn ra gần như vậy. 

Nói tóm lại, sau các Hội nghị, hội thảo điều cần làm cho các nhà quản lý xã hội ở tầm vóc Tỉnh cần làm việc là phải mang tính kỹ thuật hơn. Đề nghị các vị biến các ý kiến các Hội thảo này thành chính sách lớn, đi xuống các quy định nhỏ, đi xuống nữa các tiêu chuẩn quy phạm riêng cho phố xá, nhà cửa của từng khu cho Đà Lạt. Muốn làm như vậy, hãy tổ chức nghiên cứu từng khu vực rồi tổ chức thi cử góp ý về cảnh quan đô thị ở Đà Lạt từng khu nhỏ, cho đến khi nào các vị tìm được các ĐIỂM CHUNG trong các ý kiến của những nhà chuyên môn. Từ đó ta xây dựng tiêu chuẩn quy phạm, luật lệ đô thị bằng các số liệu kỹ thuật. Khi có được các quy định về đô thị rồi, thì các nhà chuyên môn tha hồ sáng tác. Còn bây giờ khoan ký hợp đồng thiết kế với bất cứ ai. 

Xin các vị đừng xem các cái Hội nghị đó chỉ là cái làm yên lòng quần chúng xong rồi muốn làm gì thì làm theo ý mình. Như vậy không chỉ tội cho “dân đen” ở giai đoạn hiện tại mà còn tội cho con cháu của chính quý vị nữa chứ không phải xa đâu.

 

Thành phố Chết của Trung Quốc - Bài học đắt giá về Quy hoạch Đô thị

(KTS. DHH) - Một clip 15' về một số thành phố chết ở Trung Quốc. Một minh chứng cho sự phát triển xã hội theo kiểu duy ý chí của nhà nước, một thiểu số có quyền lực, hoặc một người. Một thành phố dự kiến 10.000 dân thì đến ở chỉ 1/10. Xây rất đẹp, giống Paris, không có dấu hiệu tự phát, nghĩa là có sự nhúng tay của nhà nước từ a-z. Thành phố khác cách đó không xa cũng đang xây dựng để dời một vùng nông thôn về. Người dân không biết gì, ngoan ngoãn như một đàn cừu đi theo đến khi vào ở mới thấy mất tiêu cái mái ấm gia đình ngày xưa.
Nhớ tuồng "Tiếng trống Mê Linh" có câu: " Đạo lý? Đạo lý à? Đạo lý ở trong tay kẻ mạnh, há phu nhân không biết đấy sao?"

 

Texas, tháng 4/ 2019

DHH

 

Xem thêm: 

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy