Đạo Sĩ và Cọng Cỏ

04/10/2016 Kiến Admin
1331
0

Trời chuyển dần sang màu hồng xám, bắt đầu buổi chiều tối. Cô gái cùng với con chó chuẩn bị thu xếp hành trang để sáng mai lên đường rời khỏi khu rừng. Đạo sĩ, với sự tĩnh lặng hàng ngày, vẫn ngồi chuyện trò cùng vạn vật.

Cô gái bất chợt nhìn sang đạo sĩ:

- Ông có nghĩ rằng xã hội con người chứa quá nhiều hình thức không?

- Cô cho thế nào là hình thức?

- Hình thức như các lễ nghi tôn giáo, văn hóa và ngay trong cả xã hội.

- Thế cô chống lại hình thức?

- Tôi không biết. Nhưng tôi thích con người hướng đến nội dung nhiều hơn.

- Thế cô cho thế nào là nội dung?

- Trung thực với suy nghĩ của mình.

- Vậy người coi trọng hình thức là không trung thực?

- Không hẳn, nhưng hình thức là một trong những yếu tố nhốt chặt tư tưởng con người.

- Ở một góc độ nào đó, – Đạo sĩ gật gù – ta đồng ý với cô, nhưng đôi khi cũng còn tùy vào hoàn cảnh để xét đoán hình thức và nội dung.

- Xin ông giải thích thêm cho rõ.

- Này nhé, hình thức sẽ trở nên yếu tố tích cực nếu người trọng hình thức dùng hình thức làm điều thiện. Lấy ví dụ, trong xã hội, con người dùng lễ nghĩa đối xử tốt với nhau thì đấy là điều tốt. Đi vào tâm linh, khi một tu sĩ cầu nguyện, chấp tay niệm một đấng nào đó, xin cho một người nào đó đang lâm cảnh khổ sở hiểm nguy, thì đó cũng là một điều tốt. Không nên chê trách họ. Nhưng nếu vị tu sĩ ấy chỉ biết sáng đêm cầu nguyện, quên đi nguồn gốc của việc cầu nguyện, quên đi cái tinh túy trong tư tưởng mình, thì xem như hình thức cầu nguyện sẽ rất dư thừa.

- Ông nghĩ thế nào khi con người biết được sự khác nhau của hình thức và nội dung nhưng vẫn duy trì?

- Như ta đã nói, nếu một người tâm thiện nhưng thích hình thức rườm rà thì người ấy vẫn còn là người tốt. Còn nếu ngược lại, người không hình thức nhưng có ý đồ nội dung xấu xa sẽ vẫn có khả năng hại đến người khác.

- Theo ông thì nội dung quan trọng như thế nào?

- Nội dung của một vấn đề chính là nền tảng của vấn đề ấy. Một con người được coi là sâu sắc khi biết và hiểu tường tận từng hành động mình đang làm. Xa hơn, người ấy sẽ có mục đích trong tư tưởng, và việc mà họ muốn làm sẽ ảnh hưởng đến mọi vật. - Thế còn ông, ông ngồi thiền như vậy không phải là hình thức sao?

- Thiền sẽ là hình thức nếu người ngồi thiền không phóng thích tâm trí của mình. Còn ta, ta ngồi trong trạng thái tịnh, trí tuệ ta thanh thản sáng suốt. Tâm ta bay bổng nhàn nhã. Ta tịnh ngay cả khi ăn và ngủ. Vậy không thể gọi ấy là hình thức.

- Thế ông nghĩ người đời xưng hô lễ nghĩa dài dòng, để ý từng hành động cử chỉ lẫn nhau để định giá trị con người thì sao?

- Hễ có ngôn ngữ là có hình thức. Nếu ta không cần hình thức thì ta cũng không cần ngôn ngữ mà vẫn thông đạt tư tưởng. Xã hội con người đa dạng và phức tạp, người trọng hình thức sẽ bất đồng với người trọng nội dung và ngược lại. Tuy nhiên, giá trị con người không thể đánh giá đơn giản qua vài lời nói hay hành động được. Chỉ có thể tự mình dùng tâm và trí để suy xét hành động của mình. Giá trị mỗi con người không thể diễn tả bằng ngôn ngữ được. 

- Vậy theo ông, hình thức và nội dung có cần thiết không?

- Cần và không cần.

- Tại sao?

- Hình thức và nội dung nên được dùng đúng hoàn cảnh, và tùy theo trường hợp. Không coi thường hay coi trọng cả nội dung lẫn hình thức thì con người sẽ tiến xa.

Cô gái trầm lặng suy nghĩ. Cọng cỏ cũng chìm vào những suy nghĩ lan man, “Không biết chính ta có hình thức không?”

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1263
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy