Frank Lloyd Wright có ảnh hưởng đến Burj Khalifa???

17/09/2016 Kiến Admin Chicagotribune.com
1479
0

Frank Lloyd Wright có ảnh hưởng đến Burj Khalifa? Đây là điều mà những người thiết kế tòa nhà nói: Đó là chuyện bịa đặt !!!

Một số người rất thông minh đang nói về những thông tin hoàn toàn sai lạc về Burj Khalifa, tòa nhà mới cao nhất thế giới ở Dubai . Bệnh hoạn nhất trong số đó là những nhận định: đề án nhà chọc trời “Mile-High Illinois ” của Frank Lloyd Wright đã có một sự ảnh hưởng lớn trên thiết kế.

Không đúng.

Và tôi có câu trả lời đó từ 2 nguồn rất đáng tin cậy: Kiến trúc sư chính của Burj Khalifa - Adrian Smith, và kỹ sư chính - Bill Baker, cả hai đều đến từ Chicago .

Thay cho việc giả định rằng sự tương tự bề ngoài giữa 2 thiết kế – cả hai đều siêu cao, siêu mỏng, với bóng răng cưa – là bằng chứng về một sự ảnh hưởng xác thực, tôi nghĩ sẽ là khôn ngoan hơn khi đi hỏi chính những nhà thiết kế. 

“The Mile-High đã không ảnh hưởng Burj” Baker đã viết trong một email ngắn từ nước ngoài. Smith cũng đã nói với tôi điều tương tự vào những tuần trước.

Wright đã tiết lộ một kế hoạch không chắc chắn về đề án “Mile-High Illinois” tại cuộc họp báo vào năm 1956 trong một khán phòng của Nhà Serman ở trung tâm thành phố Chicago. Ông ta đứng trước 1 tấm vải cao 26 ft (8 m), mà gần như đã cao đụng trần nhà.

(Ảnh bên: mô hình 3D tòa nhà Burj Khalifa)

“Đây là Illinois, thưa quý vị”, ông ấy nói với các phóng viên “Illinois sẽ có 1 dặm cao, bao gồm 528 tầng và là nơi ở - làm việc của 100,000 người và không gian đậu xe cho 15,000 xe hơi và 100 máy bay trực thăng. Trong đó sẽ hợp nhất tất cả những văn phòng chính phủ hiện giờ đang còn rải rác quanh Chicago ”.

Phương án không khả thi về mặt kỹ thuật và không bao giờ được xây dựng. Nhưng nó nhanh chóng trở thành một phần của kiến trúc học thuật - tiêu chuẩn tối cao của kiến trúc mới lạ theo phương thẳng đứng với vẻ đẹp cao kều. Đương nhiên, khi “Burj Khalifa nửa-dặm-cao” xuất hiện vào tuần trước, những người bình luận đã đi tắt trong việc so sánh về 2 tòa tháp này, mặc dù họ có yêu thích hay không tòa tháp mới.

Trong một bài đánh giá “cay độc”, Stephen Bayley của Telegraph ( London ) đã viết về Burj như sau: “Wright là nguồn cảm hứng cho nó. Burj Khalifa là sản phẩm của công ty kiến trúc hàng đầu Chicago của Skidmore Owings and Merrill, những nhà dẫn đầu thế giới trong việc thiết kế những tòa nhà siêu cao tầng. SOM, như được biết, đã rất say sưa trong sự ấp ủ của Wright về kỹ thuật – thần bí chủ nghĩa và sự táo bạo về vật lý”.

Trong một bài viết dễ chịu hơn, xuất bản trên tạp chí trực tuyến Slate, Witold Rybczynski ghi nhận một loạt những cảm nhận song song giữa Burj và Mile High: “Cả hai đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép, cả hai đều có những tấm sàn nhỏ dần khi công trình càng lên cao, cả hai đều có bóng giật cấp, cả hai đều có lõi trung tâm dạng cây mọc lên hết chiều cao công trình để trở thành một chóp nhọn. Và cả hai đều sử dụng thiết kế dạng kiềng 3 chân”

Những vết nứt của cuộc tranh luận đã bắt đầu qua sự so sánh của Rybczynski. Trong khi sự phân tích chính của anh ta là đúng, sự cố gắng của anh ta để tìm ra những điểm tương đồng trong cấu trúc giữa hai tòa nhà lại là một thiếu sót sâu sắc.

Cấu trúc bên trong của Burj Khalifa không đơn giản là một lõi bê tông dạng cây mọc lên đến hết chiều cao tòa nhà. Cái lõi bê tông chỉ vươn tới sàn thứ 156 của tòa tháp. Sau đó, những dầm thép lại tiếp tục, vươn tiếp đến hơn 600ft (183m) nữa. Một vòng xoắn thép – một ống kim loại khổng lồ – kéo dài xuyên qua lỗ trống ở giữa cấu trúc lên đến độ cao cuối cùng ở 2,717ft (818m).

(Ảnh bên: bản phác thảo “Mile-High Illinois ” của Frank Lloyd Wright)

Khi Smith nói với tôi trong email hôm nay, ảnh hưởng thực sự trên Burj Khalifa bắt đầu với những đề án căn bản - không xây dựng của Lugwig Mies van der Rohe’s cho những tòa tháp phủ kính, được thiết kế vào năm 1921 trong khi Mies sống và làm việc tại quê hương Đức của mình.

Trước tiên theo những cái nhìn này, phải nói đến Friedrichstrasse Office Building, là những tháp kính 3 góc liên kết với một cái lõi chung. Thứ hai, phải nói đến Glass Skyscraper (hình phai), bao gồm 3-thùy dạng tự do mà, nhìn từ trên xuống, giống như là “1 cái bể đổ sữa tràn”, như người viết tiểu sử của Mies, Franz Schulze đã viết.

Nhưng những thiết kế của Mies ít quan tâm đến công năng. Chúng chỉ là sự trừu tượng đơn giản – và đẹp kinh ngạc – sự nghiên cứu về những hiệu năng mà một khối tháp-kính mang lại.

Một ảnh hưởng thiết thực hơn trên Burj Khalifa đến từ Chicago: Lake Point Tower (hình trái), kính-bao bọc, tòa nhà chọc trời dạng-Y được hoàn thành năm 1969 qua thiết kế của những kiến trúc sư Chicago: George Schipporeit và John Heinrich. Cả 2 đều làm việc cho Mies, người nhập cư vào Chicago vào năm 1938 để dẫn đầu chương trình kiến trúc ở một nơi mà bây giờ gọi là Viện công nghệ Illinois.

Giống như 3-thùy của Burj, có những chức năng chính là một khách sạn và chung cư cao tầng, Lake Point Tower là một cấu trúc cư ngụ được thiết kế để dễ dàng cho khả năng thi công. Ba cánh tay của nó tạo nên những mặt bằng sàn hẹp giữ cho người ở bên trong gần hơn với cửa sổ và quan sát. Nó cũng từng giữ một kỷ lục – tòa nhà BTCT cao nhất thế giới (đến 25 năm) và tòa nhà chỉ dành cho cư ngụ cao nhất thế giới.

Smith – người đang đứng đầu công ty riêng của mình, nhưng trước đây là một đối tác thiết kế với Skidmore, Owings và Merrill ở Chicago - Kiến trúc sư của Burj – thậm chí nói với tôi rằng, khi anh ấy đi tìm cảm hứng cho Burj, anh ấy nhìn ra ngoài cửa sổ từ văn phòng Skidmore ở 224 S. Michigan Ave., thoáng thấy Lake Point Tower và tự nói với chính mình: “Đó là nguyên mẫu!”

Bước cuối cùng của Burj đến trong sự dẫn dắt của Smith: Skidmore, Owings & Merrill thiết kế tòa nhà chọc trời Tower Palace III ở Seoul , Hàn Quốc (bên dưới). Hoàn thành năm 2004, tòa tháp 73 tầng có thể được xem như người em trai nhỏ của người cha khổng lồ ở Dubai – cũng là một biểu tượng, một tháp cư ngụ có kính-bao bọc và cùng với, vâng, ba thùy!

Đẩy xa khoảng cách Burj ra khỏi Mile-High Illinois, Smith cho rằng mô hình xoắn ốc đã thất bại trên tòa nhà chọc trời của mình, một chi tiết không xuất hiện trong kế hoạch của Wright. “Đó là ý tưởng của tôi, không phải của Wright”, anh ấy viết. Để vững chắc, mọi kiến trúc sư đều có khuynh hướng ưu ái những thiết kế của họ như là một bản gốc và từ chối sự ảnh hưởng của những cái khác. Nhưng Smith và Baker không làm điều đó: Họ đang nói rằng những tầng lớp kiến trúc ba hoa đang trích dẫn sai lầm về sự ảnh hưởng đối với Burj Khalifa. Sự ảnh hưởng thực sự đến nhiều hơn từ Mies hơn là từ Wright – thậm chí nếu Burj không hoàn toàn là một ví dụ của “Ít tức là nhiều” (phương châm thiết kế của Mies)… 

(Hưng Tre Làng dịch)

 

Bài gốc:

Frank Lloyd Wright influenced the Burj Khalifa? Here's what the tower's designers say: That's a tall tale

Some very smart people are saying some spectacularly misinformed things about the Burj Khalifa, the new world’s tallest building in Dubai. Among the most ill-advised of the assertions: Frank Lloyd Wright’s proposed Mile-High Illinois skyscraper had a major influence on the design.

It didn’t.

And I have that from two very well-informed sources: The chief architect of the Burj Khalifa, Adrian Smith, and the chief engineer, Bill Baker, both from Chicago.

Instead of assuming that the superficial similarity between the designs—both supertall, superskinny, with jagged silhouettes—is evidence of a genuine influence, I thought it would be wise to ask the designers themselves.

“The Mile High did not influence Burj,” Baker wrote in a brisk email from overseas. Smith had told me the same thing weeks ago.

Wright unveiled his unlikely plan for the Mile-High Illinois (left) at a 1956 press conference in the ballroom of the old Sherman House in downtown Chicago. He stood in front of a 26-foot-tall canvas,  which almost reached the ceiling.

Frank Lloyd Wright & “Mile-High Illinois” Project (not build)

“This is The Illinois, gentlemen,” he told reporters. “The Illinois will be one mile high, contain 528 stories and have an occupancy of 100,000 people and space for parking 15,000 cars and 100 helicopters. In it will be consolidated all government offices now scattered around Chicago.”

The plan was technically unfeasible and was never built. But it quickly became a part of architectural lore—the supreme standard of vertical outlandishness and neck-craning beauty.

Naturally, when the half-mile-high Burj Khalifa made its debut last week, commentators went off to the races to compare the two, whether they loved or loathed the new tower. 

In his scathing review, Stephen Bayley of The Telegraph (of London) wrote this about the Burj: “Wright was its inspiration. Burj Khalifa is the work of the grand old Chicago architectural firm of Skidmore Owings and Merrill, world leaders in design of supertall buildings. SOM, as it is known, has drunk very deeply of Wright's intoxicating brew of techno-mysticism and physical daring.” 

In his more sympathetic treatment, published in the online journal Slate, Witold Rybczynski noted a series of perceived parallels between the Burj and the Mile High: “Both buildings are constructed of reinforced concrete; both have floor plates that reduce in area as the building rises, producing a stepped-back silhouette; both have a treelike central core that rises the full height of the building to become a spire. And both use a tripod design.”

The cracks in the argument begin with Rybczynski’s comparison. While his formal analysis is correct, his attempt to find structural similarities between the two skyscrapers is deeply flawed.

The Burj Khalifa’s internal structure isn’t a simple treelike core of concrete that rises the full height of the building. The concrete core only reaches to the tower’s 156 th floor. After that, steel trusses take over, rising at least another 600 feet. A steel spire — a giant metal pipe — extends through the unoccupied middle of the structure up to the final height of 2,717 feet.

As Smith told me in an email today, the real influences on the Burj Khalifa begin with Ludwig Mies van der Rohe’s radical unbuilt plans for glass-sheathed towers, designed in 1921 while Mies lived and worked in his native

The first of these visions, known as the Friedrichstrasse Office Building, called for three angular glass towers linked to a common core. The second, called the Glass Skyscraper (left), consisted of three free-form lobes that, from the top down, resembled “a pool of spilled milk,” as Mies’ biographer, Franz Schulze once wrote.

But Mies’ designs had little to with function. They were simply abstract—and stunningly beautiful—studies of the possibilities offered by an all-glass tower.

A more practical influence on the Burj Khalifa would come from Chicago’s Lake Point Tower (left), the glass-sheathed, Y-shaped skyscraper completed in 1969 to the design of the Chicago architects George Schipporeit and John Heinrich. Both had worked for Mies, who emigrated to Chicago in 1938 to head the architecture program at what is now the Illinois Institute of Technology.

Like the three-lobed Burj, whose principal functions are a hotel and condominiums, Lake Point Tower is a residential structure designed for ease of constructability. Its three wings create narrow floor plans that keep residents close to windows and views. It, too, was a record-holder--the world's tallest reinforced concrete building and (for 25 years) the world's tallest all-residential building. 

Smith--now the head of his own firm but formerly a design partner with Skidmore, Owings & Merrill of Chicago, the Burj's architects---even told me that, as he sought inspiration for the Burj, he looked out his window from the Skidmore offices at 224 S. Michigan Ave., glimpsed Lake Point Tower and said to himself--"there's the prototype."

The last step to the Burj came in the Smith-led, Skidmore, Owings & Merrill design for the Tower Palace III skyscraper in Seoul, South Korea (below). Completed in 2004, the 73-story tower can be considered a kind of little brother to the Big Daddy in Dubai—an iconic, glass-sheathed residential tower with, yes, three lobes.

Further distancing the Burj (far below) from the Mile-High Illinois, Smith noted the spiraling pattern of setbacks on his skyscraper, a detail that does not appear in Wright’s plan. That “was my idea, not Wright’s,” he wrote.

To be sure, all architects have a tendency to regard their designs as original and to deny the influence of others. But Smith and Baker aren’t doing that: They’re saying that architecture’s chattering classes are citing the wrong influence for the Burj Khalifa. The real influence has more to do with Mies than with Wright--even if the Burj isn't exactly an example of "less is more."

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1294
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy