Lại “Sến”!

05/09/2016 Đỗ Xuân Đạm
15029
0

Trong cuốn Hồi ký Kiến trúc 01, tôi đã suy luận chữ sến là biến thể từ chữ sen trong từ con sen, và Marie Sến là chỉ các cô người làm phải ra vòi nước công cộng hứng nước gánh về nhà thường bị gọi mỉa là Marie de la fontaine.

Mới đây đọc thấy nhà ngôn ngữ học, giáo sư Cao Xuân Hạo cũng viết:

“Theo tôi, gốc của từ “sến” phải bắt đầu từ chữ “sen” trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. Xuất phát của từ này ở miền Bắc, thời kỳ Pháp thuộc vào những năm 1930 – 1945…”

An image

Một số nhạc cụ dân tộc

Nay đọc bài của ông Nguyễn Tài Ngọc trên http://www.thivien.net mới biết mình lầm to !

Xin trích vài đoạn từ bài “Nhạc sến là gì” của ông Nguyễn Tài Ngọc:

“Khoảng thập niên 1960, các rạp ciné ở Sài Gòn, Huế và các thành thị miền Nam thay nhau chiếu một bộ phim rất ăn khách: Anh em nhà Karamazov, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Fyodor Dostoyevsky. Trong phim có cảnh một vũ nữ hộp đêm vừa múa vừa hát bài Mambo Italiano – y phục nghèo nàn, thân hình bốc lửa, tóc tai xõa xượi, gào thét và rên rỉ, quằn quại và khiêu khích… nói chung là quậy tới bến. Diễn viên đóng vai vũ nữ ấy là Maria Schell trước đó chưa hề nổi tiếng nhưng nhờ màn múa đầy ấn tượng này, tên cô được quảng cáo ngang hàng với nam diễn viên Yul Brynner, tài tử thượng thặng của Hollywood. Phim chiếu loanh quanh các rạp, cả tháng chưa hết người xem. Lúc này bắt đầu xuất hiện những người ái mộ Maria Schell.”

Trích tiếp:

”Trẻ em đường phố tập tành nhún nhảy bài Mambo Italiano. Các cô gái đợt sóng mới lăng-xê kiểu tóc xõa xượi, mắt xanh Bel, phô trương thân hình… Trên sân khấu phòng trà mọc lên những ngôi sao ca nhạc gào thét, quằn quại như con thanh xà, bạch xà. Từ Mari Sến thoạt tiên được dùng như một biến âm của Maria Schell để chỉ dạng biến thái này trong sinh hoạt của giới trẻ. Dầu không giống Maria Schell cho lắm, nhưng các Sến cũng tạo được một sức hấp dẫn nhất định”.

Tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng Ma-ri-sến có gốc từ tên Maria Schell, nhưng từ đó suy diễn tiếp rằng nhạc sến cũng từ chữ Sến nầy thời tôi thấy chưa đủ sức thuyết phục.

Tôi xin đưa ra cách giải mã khác:

Nhạc sến có gốc gác từ Tân Cổ Giao Duyên, nói cụ thể hơn nó có nguồn gốc từ cây đàn Sến, do nhiều cơ duyên cùng hội tụ trong có vài thập kỷ.

CƠ DUYÊN 1

An imageTheo ông Lê Đình Bích

Cây đàn sến hai dây là cây đàn thông dụng; nhưng rất ít nhạc công biết sử dụng đàn sến ba dây (ảnh bên). Đàn sến có nguồn gốc từ Tần Cầm (cây đàn của đế chế Tần Thủy Hoàng, 221 – 207 Tr.CN). Tiếng Hoa phát âm Tần Cầm là Xỉn Xỉn (Qin Qin), vì vậy âm sến là biến âm của tên cây đàn do người Hoa mang theo trong quá trình nhập cư vào miền Tây Nam Bộ. Tần Cầm còn được gọi là Mai Hoa Cầm vì bầu đàn hình hoa mai sáu cánh, cần đàn có 12 phím, trong khi đàn sến 2 dây cần đàn có 14 phím.

Đàn sến gẩy bằng miếng gẩy (mediator) như đàn mandolin, tiếng nghe luyến láy dòn tan nên cũng có thể đờn được điệu bolero.

CƠ DUYÊN 2

Điệu Bolero xuất phát từ những nước Mỹ La tinh vào cuối TK XIX, du nhập vào Miền Nam Việt Nam liền được đón nhận và Việt hoá.

Như bài viết Huyền Nga trên báo Thanh Niên “Jason gibbs và âm nhạc VN”

“Gibbs yêu Bolero Việt bởi vì trong ca từ có những đồng lúa xôn xao, có cây đa bến nước, có bờ đê luỹ tre, có cây mít cây ổi, đứa bé chăn trâu, bà già nhai trầu…

Đó chính là đất nước Việt Nam, là “quê vợ của mình”.

Thế nên khi nhạc sĩ Lã Văn Cường hỏi anh có ấn tượng gì về ca khúc Việt Nam, anh trả lời ngay “Ấn tượng nhất chính là nhạc Bolero, nó mang tâm cảnh rất riêng của người Việt”

Điệu Bolero đã làm bùng nổ cả một cao trào tân nhạc từ những năm 60, tới ngày nay vẫn còn tiếp nối, bài Bolero đầu tiên có lẽ là bài “Trăng rụng xuống cầu” của Hoàng Thi Thơ.

CƠ DUYÊN 3

Từ phong trào Đờn Ca Tài Tử, Ca ra bộ, Vọng cổ tới sự ra đời và chiếm lĩnh sân khấu của Cải Lương.

Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh

Thập niên 60 là đỉnh cực thịnh, Sài gòn Chợ Lớn, Gia định có tới 39 rạp hát Cải lương.

Và từ đó soạn giả tài ba Viễn Châu đã sáng tạo ra thể loại Tân – Cổ Giao Duyên, với bài đầu tiên “Chàng Là Ai” tân nhạc của Nguyễn Hữu Thiết, vọng cổ của Viễn Châu, ca sĩ Lệ Thuỷ ca năm 1964.

CƠ DUYÊN THỨ 4

Khen và Chê

Tân Cổ Giao Duyên (TCGD) ra đời người thích thời khen, người không thích thời chê làm rộ trên báo chí thời đó những tranh luận căng thẳng tới mức lúc đầu nhiều nhạc sĩ tân nhạc đã không đồng ý cho người ta lấy ca khúc của mình để sáng tác TCGD .

Và trùng hợp làm sao khi ấy từ Ma ri Sến đã rút gọn còn một chữ Sến với ý nghĩa đã hàm ý là thấp hèn, là rẻ tiền.

Nhưng TCGD càng lúc càng chinh phục được thêm đông đảo quần chúng, phe chống đối mất thế nhưng vẫn cố phản pháo bằng cách dùng tên cây đàn sến để định danh cho loại nhạc TCGD và những bản Tân nhạc được sử dụng trong TCGD là Nhạc Sến, loại nhạc tân cổ tạp pí lù có thể đờn bằng nhạc khí cổ nhạc như ghi ta phím lõm, đàn nhị… và tiêu biểu nhất là cây đàn sến.

Phe phản đối TCGD giữ phép lịch sự không thô bạo chửi đối phương là thô thiển, ít học, nhưng khi định danh cho dòng nhạc đó là Nhạc Sến như thế thâm ý của họ là làm cho độc giả liên tưởng tới chữ Sến trong Ma-ri-Sến.

Và họ đã thành công !!!

Sài gòn 15-8-2013

Đỗ Xuân Đạm

Bình luận từ người dùng

1
2
3
4
5
6
7
8
TRE - BAMBOO
1267
Tre xoắn ốc và xoắn (spirals and twists) trong các hình thức kiên strúc hấp dẫn! Công viên Đô thị Cải tạo Vi mô (Urban Park Micro Renovation) của Trường kiến trúc Atelier cnS, Đại học Công nghệ South China trình bày một số công trình kiến trúc lượn sóng thú vị làm từ tre. Từ khóa: parametric architecture, kiến trúc tham số,
Giới thiệu
Liên hệ
Nhật ký độc giả
VI | EN
Link đã được copy